1

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường nguy hiểm như thế nào??

Nhiễm toan ceton xảy ra khi lượng insulin trong cơ thể quá thấp. Cơ thể chúng ta cần insulin để sử dụng lượng glucose trong máu. Khi xảy ra nhiễm toan ceton, glucose không thể đi vào các tế bào mà tích tụ trong máu và dẫn đến tăng đường huyết.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?? Nhiễm toan ceton do đái tháo đường nguy hiểm như thế nào??

Nhiễm toan ceton là gì?

Nhiễm toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường. Biến chứng này có thể xảy ra với cả đái tháo đường type 1 và type 2 nhưng phổ biến hơn với đái tháo đường type 1. Nhiễm toan ceton xảy ra khi lượng đường trong máu tăng quá cao và các chất có tính axit có tên là ceton tích tụ đến mức nguy hiểm trong cơ thể.

Cần phân biệt nhiễm toan ceton (ketoacidosis) với ketosis – một trạng thái vô hại xảy ra khi thực hiện chế độ ăn kiêng rất ít carbohydrate, được gọi là chế độ ăn Keto hay ketogenic.

Nhiễm toan ceton chỉ xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin để chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng. Nếu điều này xảy ra, gan bắt đầu chuyển hóa chất béo thành năng lượng, quá trình này giải phóng ceton vào máu. Nồng độ ceton trong máu cao rất nguy hiểm.

Nhiễm toan ceton ít phổ biến hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 vì lượng insulin thường không giảm xuống quá thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Nhiễm toan ceton có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đái tháo đường type 1 vì những người mắc bệnh này không thể tự sản xuất insulin.

Nguyên nhân gây nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton xảy ra khi lượng insulin trong cơ thể quá thấp. Cơ thể chúng ta cần insulin để sử dụng lượng glucose trong máu. Khi xảy ra nhiễm toan ceton, glucose không thể đi vào các tế bào mà tích tụ trong máu và dẫn đến tăng đường huyết.

Lúc này, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo thành một loại năng lượng có thể sử dụng được mà không cần insulin. Quá trình sản sinh năng lượng từ chất béo tạo ra ceton. Khi lượng ceton quá cao, máu trở nên có tính axit. Đây là tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm toan ceton là:

  • Quên tiêm insulin hoặc tiêm không đủ liều lượng
  • Mắc bệnh hoặc nhiễm trùng
  • Tắc nghẽn trong máy bơm insulin

Ai có nguy cơ bị nhiễm toan ceton?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton gồm có:

  • Mắc bệnh đái tháo đường type 1
  • Dưới 51 tuổi, nghiên cứu cho thấy 63% trường hợp nhiễm toan ceton xảy ra ở người dưới 51 tuổi
  • Sốc sinh lý - một tình trạng đe dọa tính mạng do sự lưu thông máu bị gián đoạn
  • Căng thẳng thần kinh
  • Mắc bệnh tim mạch cấp tính, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
  • Mắc bệnh về tiêu hóa cấp tính, chẳng hạn như viêm tụy
  • Rối loạn sử dụng rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Rối loạn ăn uống
  • Mắc bệnh nội tiết, chẳng hạn như hội chứng Cushing hay cường giáp
  • Mới trải qua phẫu thuật
  • Mang thai

Thuốc men

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton:

  • Một số thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như clozapine (Clozaril), olanzapine (Zyprexa) và risperidone (Risperdal)
  • Corticoid (corticosteroid)
  • Thuốc lợi tiểu thiazid

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton ở người bị đái tháo đường type 2

Mặc dù nhiễm toan ceton ít phổ biến hơn ở người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nhưng vẫn có thể xảy ra. Một số người bị đái tháo đường type 2 có nguy cơ nhiễm toan ceton cao hơn bình thường, chẳng hạn như:

  • Người da đen, người châu Á và người gốc Tây Ban Nha
  • Người thừa cân hoặc béo phì
  • Người ở tuổi trung niên
  • Nam giới

Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Triệu chứng nhiễm toan ceton

Các triệu chứng của nhiễm toan ceton có thể xuất hiện nhanh chóng.

Các triệu chứng ban đầu của nhiễm toan ceton thường là:

  • Đi tiểu nhiều lần
  • Khát nước cực độ hoặc khô miệng
  • Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết)
  • Nồng độ ceton cao trong nước tiểu

Khi tình trạng nhiễm toan ceton tiến triển, nhiều triệu chứng hơn có thể xuất hiện:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau bụng
  • Đầu óc mơ hồ
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Mặt đỏ bừng
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Thở gấp
  • Da khô
  • Mất ý thức, ngất xỉu

Nhiễm toan ceton cần được can thiệp khẩn cấp. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nhận thấy các dấu hiệu nghi là nhiễm toan ceton.

Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Những người sử dụng insulin cần trao đổi với bác sĩ về nguy cơ nhiễm toan ceton và biết rõ cách xử lý khi xảy ra tình trạng này.

Nếu mắc bệnh đái tháo đường type 1 và có chỉ số đường huyết trên 240 mg/dL, bệnh nhân nên tự kiểm tra mức ceton bằng cách sử dụng que thử nước tiểu hoặc xét nghiệm máu.

Bệnh nhân cũng nên kiểm tra khi bị ốm hoặc dự định tập thể dục và mức đường huyết từ 240 mg/dL trở lên.

Báo ngay cho bác sĩ nếu ceton ở mức vừa hoặc cao và nghi ngờ mình đang tiến triển đến nhiễm toan ceton.

Người bị đái tháo đường type 2 có nguy cơ nhiễm toan ceton thấp hơn nhưng nguy cơ sẽ tăng lên khi cơ thể bị stress do chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật.

Khi nào cần gọi cấp cứu?

Gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Đường huyết duy trì ở mức 300 mg/dL hoặc cao hơn
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Nôn mửa nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Nhiều triệu chứng của nhiễm toan ceton

Chẩn đoán nhiễm toan ceton

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện một số biện pháp kiểm tra để xác nhận sự hiện diện của ceton trong nước tiểu. Thường bệnh nhân sẽ phải làm cả xét nghiệm đường huyết. Các biện pháp kiểm tra thường được thực hiện gồm có:

  • Xét nghiệm máu cơ bản, bao gồm cả xét nghiệm kali và natri máu, để đánh giá mức độ trao đổi chất
  • Khí máu động mạch - phân tích mẫu máu lấy từ động mạch để xác định độ axit
  • Đo huyết áp
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Chụp X-quang lồng ngực hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để tìm dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm phổi

Kiểm tra mức ceton

Kiểm tra mức ceton là một trong những bước đầu tiên để chẩn đoán nhiễm toan ceton. Những người bị đái tháo đường type 1 nên chuẩn bị sẵn que thử nước tiểu hoặc máy đo ceton trong máu để kiểm tra mức ceton.

Khi nào cần kiểm tra mức ceton?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh nhân nên kiểm tra mức ceton khi:

  • Đường huyết từ 240 mg/dL trở lên
  • Bị bệnh
  • Có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm toan ceton

Đo lượng ceton trong nước tiểu hoặc máu sau mỗi 4 đến 6 tiếng.

Cách kiểm tra

Cách phổ biến nhất để kiểm tra mức ceton là dùng que thử nước tiểu. Bệnh nhân đi tiểu vào một lọ nhỏ và sau đó nhúng que thử vào lọ. Que thử sẽ đổi màu theo lượng ceton trong nước tiểu. Đối chiếu màu sắc của que thử với bảng màu để biết mức ceton trong cơ thể.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng máu đo ceton. Thiết bị này đo lượng ceton trong máu và thường có cả chức năng đo đường huyết.

Tương tự như máy đo đường huyết, bệnh nhân sẽ cần chích một ít máu và chấm lên que thử của máy để kiểm tra lượng ceton trong máu.

Hỏi bác sĩ về thời điểm và cách sử dụng các dụng cụ đo ceton tại nhà.

Điều trị nhiễm toan ceton

Việc điều trị nhiễm toan ceton thường gồm có sự kết hợp của các phương pháp làm giảm lượng đường trong máu và mức insulin.

Trong những trường hợp bị nhiễm toan ceton nhưng vẫn chưa được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị đái tháo đường để ngăn nhiễm toan ceton tái phát.

Nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton. Nếu nhiễm toan ceton là kết quả của nhiễm trùng hoặc bệnh tật thì trước tiên cần phải điều trị nguyên nhân gốc rễ, thường là bằng thuốc kháng sinh.

Bù nước

Tại bệnh viện, bệnh nhân có thể phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù nước cho cơ thể. Khi xảy ra nhiễm toan ceton, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều nước và điều này có thể làm giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Truyền dịch giúp khôi phục lưu lượng máu bình thường và ngoài ra còn giúp điều trị tình trạng mất nước – một nguyên nhân cũng dẫn đến tăng đường huyết.

Bù điện giải

Khi mức insulin quá thấp, lượng chất điện giải trong cơ thể cũng sẽ giảm xuống mức thấp.

Chất điện giải là các khoáng chất mang điện giúp các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tim và dây thần kinh, hoạt động bình thường. Phương pháp truyền dịch tĩnh mạch vừa giúp bù nước và bù điện giải cho cơ thể.

Liệu pháp insulin

Insulin có thể được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch cho đến khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 200 - 250 mg/dL. Bác sĩ sẽ theo dõi một số kết quả xét nghiệm máu khác và chỉ định dừng liệu pháp insulin khi không còn cần thiết.

Khò đường huyết và các chỉ số xét nghiệm khác nằm trong phạm vi an toàn, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm toan ceton tái phát.

Ngăn ngừa nhiễm toan ceton

Có nhiều cách để ngăn ngừa nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường. Quan trọng nhất vẫn là phải tuân thủ đúng kế hoạch điều trị đái tháo đường mà bác sĩ chỉ định và điều trị thêm khi mắc các bệnh lý khác.

Điều trị đái tháo đường

Có thể giảm nguy cơ nhiễm toan ceton bằng cách kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường:

  • Uống thuốc đúng theo chỉ định, ngay cả khi không còn triệu chứng
  • Ăn uống điều độ
  • Đo đường huyết định kỳ. Điều này giúp bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và kế hoạch điều trị để giữ cho đường huyết luôn ổn định trong phạm vi cho phép.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng insulin dựa trên mức độ hoạt động, bệnh tật hoặc các yếu tố khác, chẳng hạn như chế độ ăn uống.

Nếu đường huyết và ceton đều ở mức cao hơn bình thường thì hãy dừng tập thể dục. Tập thể dục khi lượng đường trong máu ở mức cao là điều nguy hiểm đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Cần trao đổi với bác sĩ về cách kiểm soát tình trạng này.

Mặc dù không thể tránh hoàn toàn bệnh tật hoặc nhiễm trùng nhưng có nhiều cách giúp bệnh nhân nhớ sử dụng insulin cũng như là ngăn ngừa và chuẩn bị cho trường hợp nhiễm toan ceton.

Các cách để giảm nguy cơ nhiễm toan ceton:

  • Kiểm tra mức ceton khi mắc bệnh. Điều này có thể giúp bệnh nhân biết được mức ceton va can thiệp kịp thời trước khi lượng ceton tăng cao đến mức nguy hiểm
  • Đặt chuông báo nhắc uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày
  • Hỏi bác sĩ về việc lấy sẵn insulin vào ống tiêm vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng nhận ra hơn khi bỏ lỡ liều.
  • Dùng thuốc được kê để điều trị sốt hoặc nhiễm trùng.
  • Chuẩn bị sẵn thức ăn mềm hoặc lỏng để dễ ăn hơn khi cảm thấy buồn nôn.
  • Người chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường cần hiểu rõ kế hoạch điều trị, bao gồm tất cả các loại thuốc cần dùng và lịch tái khám.

Đến bệnh viện ngay khi phát hiện lượng ceton ở mức vừa hoặc cao khi kiểm tra tại nhà.

Tóm tắt bài viết

Nhiễm toan ceton là một vấn đề nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng kế hoạch điều trị, gồm có dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống.

Hãy cho bác sĩ biết nếu cảm thấy phác đồ điều trị không hiệu quả hoặc đang gặp phải khó khăn trong việc điều trị. Bác sĩ sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị hoặc đưa ra các giải pháp giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: như thế, nguy hiểm
Tin liên quan
Những ai có nguy cơ bị đái tháo đường?
Những ai có nguy cơ bị đái tháo đường?

Nguyên nhân chính xác gây bệnh đái tháo đường hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn?
Tại sao người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn?

Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người không mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường còn có nguy cơ bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn và dễ gặp phải biến chứng nghiêm trọng hơn.

Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn

Nhiễm HIV và một số loại thuốc HAART cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến bệnh khởi phát ở độ tuổi trẻ hơn.

Mối liên hệ giữa bệnh gan nhiễm mỡ và đái tháo đường
Mối liên hệ giữa bệnh gan nhiễm mỡ và đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, trong đó có cả bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (nonalcoholic fatty liver disease).

Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?
Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Theo thời gian, lượng đường trong máu sẽ dần dần làm hỏng các dây thần kinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây