1

Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Theo thời gian, lượng đường trong máu sẽ dần dần làm hỏng các dây thần kinh.
Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không? Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?

Bệnh thần kinh đái tháo đường là gì?

Bệnh thần kinh là tình trạng các tế bào thần kinh bị tổn thương. Những tế bào này đóng vai trò quan trọng đối với xúc giác, cảm giác và khả năng chuyển động. Các tế bào thần kinh có thể bị tổn thương do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Theo thời gian, lượng đường trong máu sẽ dần dần làm hỏng các dây thần kinh.

Có một số loại bệnh thần kinh khác nhau, gồm có:

  • Bệnh thần kinh ngoại biên: tổn thương các dây thần kinh ở tứ chi, gồm có cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân và ngón chân, gây triệu chứng đau, châm chích và tê bì.
  • Bệnh thần kinh gốc: tổn thương các dây thần kinh ở phần trên của chân, đặc biệt là mông, đùi và hông
  • Bệnh thần kinh tự chủ/tự trị: tổn thương dây thần kinh của hệ thần kinh tự trị - các dây thần kinh kiểm soát phản ứng tình dục, đổ mồ hôi, chức năng tiết niệu và tiêu hóa
  • Bệnh thần kinh khu trú: tổn thương ở một dây thần kinh đơn lẻ, thường là ở bàn tay, cẳng chân, đầu và thân trên.

Bệnh thần kinh là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường. Ước tính 60 đến 70% người mắc bệnh đái tháo đường bị bệnh thần kinh. (1)

Số người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới được dự đoán là sẽ tăng lên gần 800 triệu người vào năm 2045, có nghĩa sẽ có khoảng 480 – 560 triệu người bị bệnh thần kinh đái tháo đường.

Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi được không?

Bệnh thần kinh đái tháo đường không thể đảo ngược, có nghĩa là một khi mắc phải thì sẽ không thể phục hồi hoàn toàn. Lý do là vì cơ thể không thể sửa chữa các mô thần kinh đã bị tổn thương.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu các biện pháp điều trị tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường.

Mặc dù một khi bị tổn thương thì chức năng thần kinh sẽ không thể trở lại như trước nhưng có nhiều cách để kiểm soát thần kinh đái tháo đường:

  • Kiểm soát ổn định lượng đường trong máu
  • Điều trị đau thần kinh
  • Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm vết thương, vết loét hoặc nhiễm trùng

Kiểm soát lượng đường trong máu sẽ giúp ngăn các dây thần kinh bị tổn thương thêm. Các biện pháp mà người bệnh đái tháo đường nên thực hiện để kiểm soát lượng đường trong máu gồm có:

  • Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, gồm có nước ngọt và các loại đồ uống có đường khác, nước ép trái cây, đồ ăn vặt...
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ giúp ngăn đường huyết đột ngột sau bữa ăn và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
  • Ăn thực phẩm chứa chất béo tốt, chẳng hạn như dầu ô liu, các loại hạt và quả hạch.
  • Ăn các loại thực phẩm chứa protein nạc như thịt gà, cá và protein thực vật như các loại đậu
  • Ăn nhiều rau củ
  • Tập thể dục ít nhất 5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút. Nên kết hợp cả tập cardio và tập thể hình.
  • Đo đường huyết thường xuyên và ghi lại kết quả đo để theo dõi. Điều này sẽ giúp người bệnh mức đường huyết tổng thể và phát hiện được sự thay đổi bất thường về đường huyết.
  • Dùng insulin hoặc thuốc đường uống, chẳng hạn như metformin theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài kiểm soát lượng đường trong máu, điều quan trọng là phải chú ý đến bàn chân và cẳng chân. Tổn thương dây thần kinh ở cẳng chân và bàn chân có thể dẫn đến giảm hoặc mất cảm giác và người bệnh sẽ không phát hiện ra khi bị thương ở những vị trí này. Vết thương không được điều trị có thể sẽ bị loét và nhiễm trùng.

Để tránh bị thương ở bàn chân hoặc cẳng chân, người bệnh cần:

  • Thường xuyên kiểm tra bàn chân để xem có vết thương hở hoặc vết loét hay không
  • Cắt gọn móng chân
  • Rửa chân bằng xà phòng và nước thường xuyên, lau khô sau khi rửa
  • Không đi chân trần

Điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường

Theo hướng dẫn của Học viện Thần kinh Hoa Kỳ (American Academy of Neurology), các loại thuốc hiệu quả nhất để điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường gây đau (painful diabetic neuropathy) gồm có:

  • pregabalin (Lyrica)
  • gabapentin (Nơrontin)
  • duloxetin (Cymbalta)
  • venlafaxin (Effexor)
  • amitriptylin

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như thuốc bôi ngoài da capsaicin.

Kiểm soát đường huyết là một cách hiệu quả để làm giảm các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh thần kinh đái tháo đường. Tất cả các phương pháp trong phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường đều nhằm mục đích kiểm soát ổn định đường huyết ở mức an toàn.

Biến chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường

Các dây thần kinh có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Đó là lý do tại sao bệnh thần kinh đái tháo đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Vấn đề về tiêu hóa

Tình trạng tổn thương các dây thần kinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến:

  • buồn nôn
  • nôn mửa
  • nhanh no khi ăn
  • táo bón
  • tiêu chảy

Ngoài ra, tổn thương dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến quá trình thức ăn di chuyển trong dạ dày và ruột. Những vấn đề này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và theo thời gian sẽ khiến cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn.

Rối loạn chức năng tình dục

Các dây thần kinh chỉ đạo cơ quan sinh dục có thể bị tổn hại (bệnh thần kinh tự chủ). Điều này có thể dẫn đến:

  • Rối loạn cương dương ở nam giới
  • Các vấn đề về kích thích tình dục và giảm tiết dịch âm đạo ở phụ nữ
  • Giảm kích thích ở cả nam và nữ

Nhiễm trùng ở chân

Cẳng chân và bàn chân là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh thần kinh đái tháo đường. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể dẫn đến giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân và cẳng chân. Điều này khiến người bệnh không cảm thấy đau và do đó không biết mình bị thương. Sau một thời gian không được điều trị, vết loét và vết cắt có thể sẽ bị nhiễm trùng.

Tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử và phải cắt cụt ngón chân hoặc thậm chí là bàn chân.

Tổn thương khớp ở chân

Tổn thương dây thần kinh ở chân có thể dẫn đến bệnh khớp Charcot với các triệu chứng như sưng, tê và thiếu ổn định khớp.

Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi

Bệnh thần kinh đái thái đường có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến mồ hôi và dẫn đến giảm tiết mồ hôi (tiết mồ hôi quá ít) hoặc tăng tiết mồ hôi (tiết mồ hôi quá nhiều). Kết quả là khả năng điều hòa thân nhiệt sẽ bị suy giảm.

Vấn đề về tiết niệu

Các dây thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bàng quang và các cơ quan khác trong đường tiết niệu. Nếu dây thần kinh chỉ đạo các cơ quan này bị tổn thương thì bệnh nhân sẽ gặp phải các vấn đề như tiểu không tự chủ.

Nguyên nhân khác gây bệnh thần kinh

Đái tháo đường không phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh thần kinh. Các nguyên nhân khác còn có:

  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Phơi nhiễm độc tố
  • Khối u
  • Nồng độ vitamin B và vitamin E bất thường
  • Chấn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh
  • Bệnh tự miễn và nhiễm trùng
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị

Tóm tắt bài viết

Bệnh thần kinh đái tháo đường rất phổ biến và không thể đảo ngược được. Tuy nhiên có thể kiểm soát biến chứng này của bệnh đái tháo đường bằng nhiều cách khác nhau như:

Kiểm soát lượng đường trong máu

Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Thường xuyên tự kiểm tra bàn chân và cẳng chân xem có bị thương hay không

Tái khám định kỳ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh thần kinh đái tháo đường: Triệu chứng và điều trị
Bệnh thần kinh đái tháo đường: Triệu chứng và điều trị

Có nhiều loại bệnh thần kinh đái tháo đường, mỗi loại ảnh hưởng đến một số vùng nhất định trên cơ thể bạn và gây ra các triệu chứng khác nhau. Người bị đái tháo đường cần phải thường xuyên kiểm tra đường huyết và đi khám ngay khi nhận thấy triệu chứng của bệnh thần kinh.

Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?
Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có mắt. Bị bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, chẳng hạn như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Biến chứng về mắt phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc đái tháo đường.

Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng biến chứng về thần kinh phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến cẳng chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay và cánh tay.

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây