1

Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có mắt. Bị bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, chẳng hạn như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Biến chứng về mắt phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc đái tháo đường.
Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không? Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Bệnh võng mạc đái tháo đường xảy ra do các mạch máu trong võng mạc bị tổn thương. Võng mạc là phần nhạy cảm với ánh sáng, nằm ở phía sau của mắt. Theo thời gian, tình trạng tổn thương sẽ nặng dần và dẫn đến suy giảm hoặc thậm chí mất thị lực hoàn toàn.

Bệnh võng mạc có thể xảy ra với cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ gặp phải các biến chứng như bệnh võng mạc đái tháo đường càng cao. Tuy nhiên, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra biến chứng.

Triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường

Ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc đái tháo đường thường không có triệu chứng và khi có, các triệu chứng ban đầu cũng chỉ thoáng qua và thường không được chú ý đến. Nếu không được điều trị, tình trạng sẽ ngày một xấu đi, dẫn đến giảm thị lực và cuối cùng là mù lòa.

Người bệnh nên đi khám nếu gặp các triệu chứng sau đây:

  • Có vệt, đốm, sợi, đường ngoằn ngoèo hay mạng nhện màu xám hoặc đen trong tầm nhìn (hiện tượng ruồi bay)
  • Vùng tối hoặc vùng trống trong tầm nhìn
  • Nhìn mờ
  • Khó tập trung nhìn vào một điểm
  • Thị lực không ổn định
  • Cảm nhận màu sắc bị thay đổi
  • Suy giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn

Bệnh võng mạc đái tháo đường thường xảy ra ở cả hai mắt với mức độ giống nhau. Nếu chỉ gặp vấn đề ở một mắt thì không có nghĩa là không bị bệnh võng mạc đái tháo đường nhưng đó thường là dấu hiệu của một vấn đề khác về mắt. Nên đi khám để xác định chính xác vấn đề.

Nguyên nhân gây bệnh võng mạc đái tháo đường

Lượng đường (glucose) trong máu quá cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ vận chuyển máu đến võng mạc Theo thời gian, tình trạng này khiến cho võng mạc không được cung cấp đủ máu.

Tình trạng tổn thương kéo dài ở các mạch máu của võng mạc sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Khi lưu lượng máu đến võng mạc giảm, cơ thể sẽ cố gắng khắc phục bằng cách hình thành các mạch máu mới. Quá trình hình thành mạch máu mới được gọi là tân sinh mạch máu. Những mạch máu mới này yếu hơn so với mạch máu ban đầu nên rất dễ bị rò rỉ hoặc vỡ và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể xảy ra ở bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ cao hơn nếu có các yếu tố sau đây.

Mang thai

Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đang mang thai có nguy cơ bị bệnh võng mạc đái tháo đường cao hơn so với những phụ nữ bị tiểu đường không mang thai. Do đó, người bệnh cần khám mắt thường xuyên hơn trong thời gian mang thai.

Thời gian mắc bệnh tiểu đường

Sống chung với bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ phát sinh biến chứng như bệnh võng mạc đái tháo đường càng cao.

Kiểm soát bệnh kém

Nguy cơ gặp phải biến chứng sẽ cao hơn nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt. Kiểm soát ổn định mức đường huyết là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường. Phát hiện bệnh từ sớm và tuân thủ phác đồ điều trị là điều rất quan trọng để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Các vấn đề sức khỏe khác

Mắc các bệnh lý hay vấn đề sức khỏe khác ngoài bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc, chẳn hạn như cao huyết áp, bệnh tim mạch và cholesterol cao.

Chủng tộc

Một số chủng tộc như người gốc Phi và người gốc Latinh - Tây Ban Nha có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường cao hơn so với các chủng tộc khác.

Hút thuốc

Những bệnh nhân tiểu đường hút thuốc có nguy cơ bị bệnh võng mạc cao hơn.

Bệnh tiểu đường và sức khỏe mắt

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mắt khi mắc bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt mức đường huyết, ngoài ra cần phát hiện sớm các bất thường về võng mạc, theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời. Để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, người bệnh cần khám mắt định kỳ.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị những người mắc bệnh tiểu đường type 1 nên khám mắt lần đầu trong vòng 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán. (1) Người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên khám mắt lần đầu ngay sau khi bệnh được chẩn đoán. Lý do là bởi bệnh tiểu đường type 2 thường diễn biến âm thầm trong suốt nhiều năm trước khi được phát hiện và bệnh võng mạc có thể đã bắt đầu trong khoảng thời gian này. Người bệnh cần khám mắt sớm để xem có bị bệnh võng mạc hay không.

ADA khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên khám mắt định kỳ hàng năm sau lần khám đầu tiên. Những người đeo kính (bất kể kính gọng hay kính áp tròng) cần khám mắt hàng năm để đánh giá tình trạng mắt và thay kính nếu cần thiết.

Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh võng mạc không tiếp tục tiến triển hoặc ngừng hoàn toàn, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi để xem tình trạng mắt có thay đổi hay không. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tái khám định kỳ nhiều lần mỗi năm. Tần suất tái khám sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ nghiêm trọng của bệnh võng mạc.

Chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường

Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường là khám mắt bằng thuốc giãn đồng tử. Người bệnh sẽ được nhỏ một loại thuốc có tác dụng làm cho đồng tử giãn rộng để bác sĩ có thể quan sát bên trong mắt dễ dàng hơn và phát hiện các dấu hiệu của vấn đề về võng mạc.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác như chụp cắt lớp quang học và chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang.

Chụp cắt lớp quang học

Phương pháp này cung cấp hình ảnh của đôi mắt. Ảnh được chụp từ mặt cắt ngang để bác sĩ có thể quan sát những chi tiết rất nhỏ của mắt. Những hình ảnh này cho thấy độ dày của võng mạc và vị trí mà chất lỏng có thể rò rỉ từ các mạch máu bị tổn thương.

Chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang

Sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử, bác sĩ tiến hành chụp ảnh bên trong mắt và sau đó tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt vào tĩnh mạch ở cánh tay. Thuốc nhuộm sẽ chảy theo dòng máu và giúp bác sĩ xác định những mạch máu bị tắc nghẽn hay rò rỉ.

Chuẩn bị trước khi khám mắt

Để giúp bác sĩ chẩn đoán vấn đề dễ dàng hơn, người bệnh nên viết ra những thông tin sau đây và mang theo khi đi khám:

  • Các triệu chứng đang gặp phải
  • Thời gian xuất hiện các triệu chứng
  • Kết quả đo đường huyết tại thời điểm có các triệu chứng

Các vấn đề sức khỏe khác cũng đang gặp phải ngoài vấn đề về thị lực, thời gian xảy ra và các yếu tố làm cho cac triệu chứng thuyên giảm hoặc biến mất

Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì người bệnh cũng có thể ghi ra để hỏi bác sĩ khi đến khám.

Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Việc điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường nhằm mục đích làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị chính xác phụ thuộc vào loại bệnh võng mạc mắc phải, mức độ nghiêm trọng và mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường. Dưới đây là các phương pháp điều trị chính.

Theo dõi

Nếu bệnh võng mạc không nghiêm trọng và không có triệu chứng thì thường chưa cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải khám mắt định kỳ hàng năm để theo dõi tình trạng.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Điều quan trọng là phải kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu để ngăn bệnh võng mạc trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị bằng laser tập trung

Những trường hợp bị bệnh võng mạc đái tháo đường nặng có thể phải điều trị bằng laser tập trung. Laser đốt cháy các mạch máu bất thường, nhờ đó ngăn chặn hoặc làm chậm sự rò rỉ máu từ mạch máu. Phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn các triệu chứng và có thể đẩy lùi bệnh võng mạc.

Điều trị bằng laser phân tán

Phương pháp điều trị bằng laser này có tác dụng thu nhỏ các mạch máu bất thường và kích thích hình thành sẹo để các mạch máu không tiếp tục phát triển hay phình ra trong tương lai.

Cắt dịch kính

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định thủ thuật cắt dịch kính để giảm các triệu chứng của bệnh võng mạc nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên mắt người bệnh để loại bỏ lượng máu tích tụ. Bác sĩ cũng sẽ loại bỏ mô sẹo kéo võng mạc.

Thiết bị hỗ trợ thị lực

Thị lực thường sẽ cải thiện sau khi điều trị. Những vấn đề về thị lực vĩnh viễn có thể được khắc phục bằng các thiết bị hỗ trợ như kính áp tròng hoặc kính gọng.

Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Các phương pháp điều trị trên có thể làm chậm hoặc làm dừng sự tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường nhưng không thể chữa khỏi bệnh vĩnh viễn. Vì tiểu đường là một bệnh lý mãn tính nên người bệnh sẽ phải sống chung với các biến chứng trong suốt phần đời còn lại, bao gồm biến chứng về mắt.

Các triệu chứng của bệnh võng mạc đái tháo đường sẽ thuyên giảm khi được điều trị nhưng người bệnh cần khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu bệnh trở nặng thì sẽ cần điều trị thêm bằng các phương pháp khác.

Phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường

Cách tốt nhất để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến mắt và các bộ phận khác của cơ thể là kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì lối sống lành mạnh. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp ngăn ngừa suy giảm thị lực và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường:

  • Khám sức khỏe và khám mắt định kỳ
  • Tái khám đầy đủ, kể cả khi không gặp phải triệu chứng bất thường nào. Nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng thoáng qua.
  • Đi khám ngay lập tức khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về tình trạng sức khỏe hay thị lực.
  • Bỏ thuốc lá nếu hút.
  • Giảm cân nếu thừa cân. Giảm cân là điều rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để bạn đạt được và duy trì cân nặng hợp lý.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?
Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Theo thời gian, lượng đường trong máu sẽ dần dần làm hỏng các dây thần kinh.

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  85 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây