1

Tổn thương thận do đái tháo đường có phục hồi được không?

Tổn thương thận là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường nhưng đây là một tình trạng có thể phòng ngừa được. Kể cả khi thận đã bị tổn thương thì vẫn có những cách để làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu và dùng một số loại thuốc có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương thận khi mắc bệnh đái tháo đường.
Tổn thương thận do đái tháo đường có phục hồi được không? Tổn thương thận do đái tháo đường có phục hồi được không?

Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính có đặc trưng là lượng đường (glucose) trong máu ở mức cao trong thời gian quá dài. Điều này xảy ra do cơ thể không sản xuất insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả (insulin là một loại hormone giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào). Theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó có tổn thương thận.

Nghiên cứu cho thấy cứ 3 người mắc bệnh đái tháo đường thì có 1 người bị suy thận mạn do lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu trong thận. (1)

Một khi thận đã bị tổn thương do đường huyết cao thì sẽ không thể phục hồi được nhưng có nhiều cách để ngăn ngừa tổn thương thận ngay từ đầu hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Tổn thương thận do đái tháo đường có phục hồi được không?

Thận là cơ quan không có khả năng phục hồi nên một khi thận bị tổn thương thì sẽ không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, có thể làm chậm tốc độ tổn thương thận hoặc giảm nguy cơ tổn thương thận ngay từ đầu.

Nếu tổn thương thận được phát hiện ở giai đoạn đầu thì việc ngăn chặn hoặc làm chậm tốc độ tiến triển sẽ đơn giản hơn.

Nếu tổn thương thận được phát hiện muộn thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nếu không được điều trị, tình trạng suy thận mạn sẽ dần dần tiến triển sang giai đoạn cuối và lúc này, người bệnh cần phải ghép thận hoặc lọc máu. Lọc máu là phương pháp điều trị giúp loại bỏ chất thải khỏi máu thay cho thận.

Tuy nhiên, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ người mắc bệnh đái tháo đường bị suy thận mạn giai đoạn cuối.

Triệu chứng tổn thương thận do đái tháo đường

Tổn thương thận do đái tháo đường thường xảy ra từ từ theo thời gian. Đa phần, bệnh không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu nên người bệnh không biết mình bị suy thận mạn. Chỉ đến khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau, thậm chí là giai đoạn cuối thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ rệt.

Cách duy nhất để biết mình có bị suy thận hay không là làm xét nghiệm chức năng thận. Xét nghiệm chức năng thận gồm có xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng lọc máu của thận. Ngoài ra còn phải làm xét nghiệm nước tiểu để đo nồng độ albumin trong nước tiểu. Albumin là một loại protein có trong máu. Thận khỏe mạnh sẽ giữ albumin lại trong máu. Do đó, sự hiện diện albumin trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh thận.

Phòng ngừa tổn thương thận do đái tháo đường

Vì suy thận mạn là một biến chứng khá phổ biến của bệnh đái tháo đường nên những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm tra chức năng thận định kỳ hàng năm. (2)

Quy trình xét nghiệm chức năng thận rất đơn giản, chỉ gồm có xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

Những người không mắc bệnh đái tháo đường cũng nên cân nhắc kiểm tra chức năng thận.

Một nghiên cứu trên 7.728 người trưởng thành vào năm 2019 cho thấy những người bị tiền đái tháo đường có nguy cơ mắc suy thận mạn cao hơn so với những người không bị tiền đái tháo đường hay đái tháo đường. (3)

Một số cách giúp giữ cho thận khỏe mạnh khi mắc bệnh đái tháo đường:

  • Duy trì đường huyết trong phạm vi khuyến nghị
  • Làm xét nghiệm A1C định kỳ để theo dõi lượng đường trong máu
  • Kiểm soát huyết áp
  • Dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định

Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện các thói quen sống lành mạnh như:

  • Ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng mỗi ngày)
  • Bỏ thuốc lá
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tập thể dục và tích cực vận động
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Những thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh thận đái tháo đường

Người bị suy thận mạn nên tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm để tránh làm cho thận tổn thương nặng thêm. Cụ thể, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều:

Muối

  • Phốt pho
  • Kali
  • Protein (tùy thuộc vào giai đoạn suy thận mạn)
  • Chất béo bão hòa
  • Cồn

Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống giúp kiểm soát tình trạng suy thận.

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp thận dễ dàng duy trì sự cân bằng khoáng chất và muối. Ăn những thực phẩm có lợi và tránh thực phẩm gây hại còn giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng.

Các loại thuốc giúp cải thiện chức năng thận

Người bị đái tháo đường có thể cần dùng một số loại thuốc giúp ngăn ngừa hoặc điều trị suy thận mạn. Một số loại thuốc được dùng phổ biến gồm có:

  • Insulin hoặc thuốc kiểm soát lượng đường trong máu
  • Thuốc hạ cholesterol
  • Thuốc điều trị cao huyết áp

Hai nhóm thuốc điều trị cao huyết áp là thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) và thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) cũng có thể giúp điều trị bệnh thận. Hai loại thuốc này thường được kê cho những người mắc bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc lợi tiểu. Các loại thuốc này làm tăng sự bài tiết nước tiểu, nhờ đó giảm tích tụ nước trong cơ thể và giảm huyết áp. Thuốc lợi tiểu còn giúp giảm sưng phù do tích nước.

Cần lưu ý, một số loại thuốc không kê đơn có thể tương tác với các loại thuốc kê đơn. Một số loại thuốc giảm đau thông thường như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) còn có thể gây hại cho thận ở những người bị suy thận. Do đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị đái tháo đường có được ăn dưa hấu không?
Người bị đái tháo đường có được ăn dưa hấu không?

Dưa hấu là một loại quả chứa nhiều nước và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, giống như các loại quả khác, dưa hấu cũng chứa đường tự nhiên. Vậy ăn dưa hấu có làm tăng lượng đường trong máu không và người bị bệnh đái tháo đường có thể ăn được loại quả này hay không?

Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?
Bệnh võng mạc đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính có ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó có mắt. Bị bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, chẳng hạn như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Biến chứng về mắt phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường là bệnh võng mạc đái tháo đường.

Phù hoàng điểm do đái tháo đường có chữa khỏi được không?
Phù hoàng điểm do đái tháo đường có chữa khỏi được không?

Phù hoàng điểm do đái tháo đường là một biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể gây mù lòa. Hiện chưa có cách chữa khỏi phù hoàng điểm do đái tháo đường nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa mất thị lực. Người mắc bệnh đái tháo đường nên đi khám mắt định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các biến chứng về thị lực.

Người bị đái tháo đường có được ăn cam không?
Người bị đái tháo đường có được ăn cam không?

Trên thực tế, người bị đái tháo đường vẫn có thể ăn cam và các loại trái cây khác. Trái cây là nhóm thực phẩm thân thiện với bệnh đái tháo đường và là một phần rất quan trọng tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh. Thậm chí, cam còn mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh lý mãn tính này.

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây