1

Người bị đái tháo đường có được ăn cam không?

Trên thực tế, người bị đái tháo đường vẫn có thể ăn cam và các loại trái cây khác. Trái cây là nhóm thực phẩm thân thiện với bệnh đái tháo đường và là một phần rất quan trọng tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh. Thậm chí, cam còn mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh lý mãn tính này.
Người bị đái tháo đường có được ăn cam không? Người bị đái tháo đường có được ăn cam không?

Người mắc bệnh đái tháo đường cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn thực phẩm vì chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trên thực tế, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc là ba phương pháp chính để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Tuy nhiêu, điều quan trọng là phải điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý.

Không ít người cho rằng người bệnh đái tháo đường phải kiêng các loại ăn trái cây, bao gồm cả cam do trái cây cũng có chứa đường và sẽ làm tăng đường huyết.

Trên thực tế, người bị đái tháo đường vẫn có thể ăn cam và các loại trái cây khác. Trái cây là nhóm thực phẩm thân thiện với bệnh đái tháo đường và là một phần rất quan trọng tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh. Thậm chí, cam còn mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc bệnh lý mãn tính này.

Lợi ích của cam đối với người bị đái tháo đường

Cam là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Khi ăn ở mức độ vừa phải, can rất tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường. (1)

Chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) phản ánh tốc độ mà một loại thực phẩm chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Ăn thực phẩm có GI thấp có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.

Mặt khác, ăn thực phẩm có GI cao sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Một số ví dụ thực phẩm có GI cao là cơm trắng, bánh mì trắng, nước ngọt, trái cây sấy khô, khoai tây…

Cam có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là sẽ làm tăng lượng đường trong máu một cách từ từ sau khi ăn. Do đó, cam là một loại trái cây thân thiện với người mắc bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, chỉ số đường huyết không phải là yếu tố duy nhất cần quan tâm khi lựa chọn thực phẩm. Phản ứng đường huyết của cơ thể hay mức độ tăng đường trong máu sau ăn còn phụ thuộc vào hàm lượng chất béo tốt và protein của thực phẩm cũng như sự kết hợp với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn.

Chất xơ

Chất xơ không được đường ruột tiêu hóa giống như các chất dinh dưỡng khác nhưng lại có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như giúp ngăn ngừa và kiểm soát nhiều bệnh tật. Đặc biệt, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.

Một quả cam cỡ vừa chứa khoảng 4 gram chất xơ.

Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện trên những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, chất xơ giúp làm giảm cả mức đường huyết lúc đói và HbA1C – một chỉ số phản ánh khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Chất xơ làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, có nghĩa là các chất dinh dưỡng trong thức ăn được phân hủy và hấp thụ vào máu chậm hơn, nhờ đó làm giảm mức độ tăng đường trong máu sau bữa ăn.

Vitamin và khoáng chất

Cam chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Lượng vitamin C trong một quả cam cỡ vừa có thể đáp ứng khoảng 91% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (daily value). Loại vitamin này còn có vai trò như một chất chống oxy hóa giúp chống lại stress oxy hóa trong cơ thể.

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm phát sinh stress oxy hóa, điều này gây tổn thương các tế bào và dẫn đến nhiều bệnh tật. Những người bị đái tháo đường cần bổ sung nhiều vitamin C hơn để đẩy lùi stress oxy hóa.

Cam còn chứa folate hay vitamin B9. Hàm lượng folate trong một quả cam cỡ vừa có thể đáp ứng 12% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Mặc dù có nhiều kết quả khác nhau nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng folate có thể làm giảm mức insulin, cải thiện tình trạng kháng insulin và khả năng kiểm soát đường huyết, đồng thời còn giúp làm giảm triệu chứng của các bệnh về mắt do đái tháo đường.

Insulin là một loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu còn kháng insulin là tình trạng các tế bào cơ thể đáp ứng kém với insulin.

Cam còn chứa kali với hàm lượng tương đương 6% DV. Thiếu kali có thể dẫn đến kháng insulin.

Chất chống oxy hóa

Nhóm chất chống oxy hóa flavonoid có một số lợi ích đối với người mắc bệnh đái tháo đường, gồm có chống viêm, stress oxy hóa và tăng độ nhạy insulin.

Cam là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa flavonoid dồi dào nhất.

Ngoài ra, cam đỏ còn chứa anthocyanin - một loại flavonoid có trong nhiều loại trái cây và rau củ có màu đỏ, tím hoặc xanh lam. Nghiên cứu cho thấy rằng anthocyanin có khả năng chống stress oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và phản ứng viêm.

Tóm tắt: Cam mang lại một số lợi ích cho người bị bệnh đái tháo đường nhờ chỉ số đường huyết thấp và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, gồm có chất xơ, vitamin C, folate, kali và chất chống oxy hóa.

Tác hại của cam đối với người bệnh đái tháo đường

Ăn cam không gây ra bất kỳ tác hại nào cho người bệnh đái tháo đường.

Trên thực tế, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị người bị đái tháo đường nên ăn các loại trái cây có múi như cam, quýt và bưởi.

Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý khi ăn một số sản phẩm làm từ cam.

Nước cam ép

Mặc dù nước cam ép cũng chứa các vitamin và khoáng chất giống như cam nguyên quả nhưng lại không có chất xơ - chất mang lại lợi ích điều hòa đường huyết.

Ngoài ra, nước cam có chỉ số đường huyết cao hơn cam nguyên quả và thường được uống trong khi ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carb. Điều này sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, người mắc bệnh đái tháo đường nên hạn chế uống nước cam.

Tuy nhiên, có thể uống nước cam trong trường hợp bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp). Uống một ly nước cam ép 120ml có thể đưa lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

Cam đóng hộp

Nếu mua cam đóng hộp thì nên chọn những loại được ngâm trong nước trái cây thay vì siro để hạn chế lượng đường bổ sung.

Tốt nhất nên tìm mua những sản phẩm có nhãn “không đường” (unsweetened) hay “không chứa đường bổ sung” (no added sugar).

Tóm tắt: Người bị đái tháo đường nên hạn chế uống nước cam và chọn cam đóng hộp ngâm trong nước ép trái cây. Nói chung, ăn cam nguyên quả vẫn là tốt nhất.

Người bị đái tháo đường có cần kiêng trái cây không?

Người bị đái tháo đường không cần kiêng trái cây, thậm chí nên ăn nhiều loại trái cây, bao gồm cả cam. Trái cây đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Cam cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho việc kiểm soát lượng đường trong máu nhưng để có được lợi ích tối đa thì nên ăn cam nguyên quả thay vì chỉ uống nước ép.

Người bị đái tháo đường có thể ăn bao nhiêu cam?

Để giữ ổn định lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh, người bệnh đái tháo đường nên giới hạn lượng carb tiêu thụ ở mức 50 – 60% tổng lượng calo nạp vào trong ngày. Điều này có nghĩa là nếu chế độ ăn cung cấp 2.000 calo thì lượng calo từ carb nên nằm trong khoảng 1.000 – 1.200, tương đương 250 – 300 gram carb mỗi ngày. (2)

Không có quy chuẩn nào về lượng trái cây mà mỗi người có thể ăn hàng ngày. Điều này tùy thuộc vào chiều cao, cân nặng và mức độ vận động.

Nói chung, người bệnh đái tháo đường có thể ăn vài phần cam mỗi ngày.

Một phần cam tương đương:

  • 1/2 chén (khoảng 120 gram) cam đóng hộp
  • Một quả cam cỡ vừa (khoảng 150 gam)
  • Một cốc (120ml) nước cam ép nguyên chất

Lưu ý, một khẩu phần carb là 15 gram.

Lượng carb được phép ăn trong mỗi bữa chính và bữa phụ tùy thuộc vào kích thước cơ thể và mức độ hoạt động của mỗi người nhưng tốt nhất, các bữa ăn hàng ngày nên có lượng carb tương đương nhau để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Tóm tắt: Cam là một loại thực phẩm lành mạnh phù hợp với chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường. Lượng carb tiêu thụ không nên vượt quá 50 - 60% tổng lượng calo nạp vào hàng ngày để tránh làm tăng lượng đường trong máu.

Tóm tắt bài viết

Ăn nhiều loại trái cây như cam sẽ tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường

Ăn cam giúp giữ ổn định lượng đường trong máu do cam có chỉ số GI thấp, cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa trong cam có thể giúp chống lại phản ứng viêm, bệnh tim mạch và stress oxy hóa do cao huyết áp.

Nói chung, ăn cam nguyên quả sẽ tốt hơn là uống nước cam ép.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây