Người bị tiểu đường có được ăn trân châu không?
Trân châu là một món ăn quen thuộc được làm từ tinh bột củ sắn.
Trân châu không những ngon miệng mà còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt và kali. Mặc dù là một nguồn carbohydrate lành mạnh nhưng trân châu là một loại thực phẩm giàu carbohydrate. Vì vậy, nhiều người bị tiểu đường băn khoăn không biết có được ăn trân châu hay không.
Cơ thể phân hủy phần lớn lượng carb từ thức ăn thành đường (glucose), sau đó đường sẽ đi vào máu và hormone insulin giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ lượng đường này để tạo năng lượng. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào phản ứng kém với insulin, dẫn đến tình trạng đường tích tụ trong máu. Trong những trường hợp này, ăn những thực phẩm chứa nhiều carb sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Vậy ăn trân châu có gây điều này hay không?
Trân châu là gì?
Trân châu là một món ăn được làm từ bột năng (hay còn gọi là tinh bột sắn, bột đao, bột lọc,…), thường có hình dạng tròn nhỏ, trong, vị nhạt và kết cấu dẻo dai.
Trân châu được dùng trong nhiều món ăn, chủ yếu là các món tráng miệng và món ăn vặt như chè, trà sữa, kem,…
Người bị tiểu đường có được ăn trân châu không?
Trong khi những người khỏe mạnh có thể ăn uống thoải mái mà không cần lo lắng về lượng đường trong máu thì những người mắc bệnh tiểu đường lại phải chú ý đến lượng carb tiêu thụ, đặc biệt là những người phải dùng insulin.
Do có chứa nhiều carbohydrate nên trân châu không phải một món ăn thân thiện với người bị tiểu đường. Carbohydrate trong trân châu sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành đường khi vào cơ thể và khiến cho lượng đường trong máu tăng lên.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bị tiểu đường không thể ăn trân châu.
Mặc dù người bị tiểu đường cần giảm lượng carb trong chế độ ăn uống nhưng không cần thiết phải loại bỏ carb hoàn toàn. Thỉnh thoảng người bệnh vẫn có thể ăn thực phẩm chứa carb như trân châu. Điều quan trọng là ăn vừa phải.
Ăn trân châu hàng ngày có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao thường xuyên. Nếu như thi thoảng mới ăn và ăn ít thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đường trong máu.
Ngoài ra, nên ăn trân châu cùng với thực phẩm giàu chất xơ và ít calo. Điều này giúp tăng lượng chất xơ của bữa ăn đó và giữ ổn định lượng đường trong máu. Lý do là vì chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ glucose, nhờ đó ngăn đường trong máu tăng cao đột ngột.
Ưu điểm của trân châu
Do không chứa gluten nên trân châu là một món ăn an toàn cho những người không dung nạp gluten (bệnh celiac). Ở những người mắc chứng bệnh này, ăn thực phẩm chứa gluten sẽ gây ra các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và mệt mỏi.
Trân châu cũng là một lựa chọn phù hợp cho những lúc cần nạp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể. Một số người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên bị tình trạng mệt mỏi, uể oải hoặc táo bón. Ăn trân châu có thể giúp giải quyết các vấn đề này.
Tại sao trân châu có thể gây hại cho người bị tiểu đường?
Trân châu có chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) cao nên người bị tiểu đường không thể ăn trân châu một cách thoải mái.
Chỉ số đường huyết cho biết tốc độ mà các loại thực phẩm chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Thang chỉ số đường huyết dao động từ 0 đến 100. Thực phẩm có chỉ số đường huyết càng cao thì lượng đường trong máu sẽ tăng càng nhanh sau khi ăn.
Biết chỉ số đường huyết của thực phẩm sẽ giúp người bị tiểu đường lựa chọn loại thực phẩm cho phù hợp để giữ ổn định lượng đường trong máu. Vì thực phẩm có GI thấp được tiêu hóa chậm hơn nên thường không làm cho lượng đường trong máu tăng đột ngột. Ăn những thực phẩm này sẽ người bệnh kiểm soát đường trong máu tốt hơn.
Mặt khác, ăn những loại thực phẩm chứa carbohydrate được hấp thụ quá nhanh sẽ khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Điều này khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường như:
- Bệnh tim mạch
- Bệnh thận
- Vấn đề về da
- Vấn đề về mắt
- Tổn thương thần kinh
Các loại thực phẩm được chia thành 3 nhóm dựa trên chỉ số đường huyết như sau:
- Chỉ số đường huyết thấp: GI 55 trở xuống
- Chỉ số đường huyết trung bình: GI 56 đến 69
- Chỉ số đường huyết cao: GI 70 trở lên
Trân châu có chỉ số đường huyết là 67, có mức trung bình. Điều này có nghĩa là ăn quá nhiều trân châu sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Tốt nhất người mắc bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn.
Giá trị dinh dưỡng của trân châu
Trân châu được làm hoàn toàn từ tinh bột sắn nên thành phần chủ yếu là carbohydrate. Nhưng ngoài ra, trân châu còn chứa các chất dinh dưỡng khác như:
Một chén trân châu chứa:
- 544 calo
- Protein: 0,29g
- Chất béo: 0,03g
- Carbohydrate: 135g
- Chất xơ: 1,37g
- Canxi: 30,4mg
- Sắt: 2,4 mg
- Magie: 1,52 mg
- Kali: 16,7 mg
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng đối với bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường cần phải duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để giữ cho lượng đường trong máu luôn trong phạm vi khỏe mạnh.
Tất nhiên, điều này không chỉ quan trọng đối với những người bị tiểu đường. Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng là điều cần thiết và có lợi cho tất cả mọi người. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Người bị tiểu đường không cần và cũng không nên kiêng carbohydrate hoàn toàn. Cơ thể cần có carb để tạo năng lượng. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những nguồn carbohydrate tốt, chẳng hạn như:
- Rau củ
- Trái cây
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Sữa ít béo
- Các loại đậu
Những loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu rất tốt cho người bị tiểu đường vì chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường.
Người bị tiểu đường nên hạn chế những món chứa carbohydrate “xấu” như thực phẩm và đồ uống chứa đường bổ sung cũng như những thực phẩm có hàm lượng chất béo và natri cao.
Nếu phải dùng insulin thì người bệnh cần phải tính toán lượng carb trong mỗi bữa ăn để xác định chính xác liều dùng insulin.
Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu hay tính liều dùng insulin dựa trên lượng carbohydrate tiêu thụ thì hãy trao đổi với bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tóm tắt bài viết
Trân châu là một món ăn chứa carbohydrate lành mạnh cùng một số chất dinh dưỡng khác, không chứa gluten và giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng nhưng đây không phải món ăn mà người bị tiểu đường có thể ăn thoải mái.
Mặc dù bị tiểu đường vẫn có thể ăn trân châu nhưng chỉ nên ăn vừa phải và kết hợp cùng những thực phẩm giàu chất xơ để ngăn đường trong máu tăng đột ngột và gây hại cho sức khỏe.
Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.
Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?
Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?
Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.
- 0 trả lời
- 85 lượt xem
Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi