1

Người bị tiểu đường có được ăn mật ong không?

Mật ong là một chất làm ngọt được sử dụng khá phổ biến trong pha chế đồ uống, nấu ăn và làm các món tráng miệng. Một số người còn sử dụng mật ong thay cho đường vì mật ong có ngọt thơm đặc trưng và hơn nữa, mật ong còn được cho là tốt cho sức khỏe hơn so với đường. Nhưng liệu rằng mật ong có an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường hay không?
Người bị tiểu đường có được ăn mật ong không? Người bị tiểu đường có được ăn mật ong không?

Người mắc bệnh tiểu đường phải kiểm soát lượng carbohydrate và đường tiêu thụ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người bệnh phải kiêng hoàn toàn các chất làm ngọt.

Khi ăn ở mức độ vừa phải, mật ong không những an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, đặc tính chống viêm của mật ong có thể giúp làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Thành phần của mật ong

Mật ong là chất lỏng sánh, có màu sắc từ vàng nhạt cho đến vàng nâu, vị ngọt do ong mật và một số loại ong khác như ong nghệ hay ong bắp cày tạo ra.

Ong hút mật trong hoa và cất giữ trong dạ dày của chúng cho đến khi trở về tổ.

Mật hoa được tạo thành từ sucrose (một loại đường), nước và các chất khác. Mật hoa chứa khoảng 80% carbohydrate và 20% nước. Những chú ong tạo ra mật ong bằng cách nuốt mật hoa vào rồi lại thổi ra, lặp lại như vậy nhiều lần. Quá trình này loại bỏ bớt lượng nước trong mật.

Sau đó, ong cất mật ong trong các lỗ sáp của tổ ong để sử dụng làm nguồn thức ăn dự trữ trong mùa đông và những thời điểm khó tìm thức ăn.

Mặc dù là một chất làm ngọt tự nhiên nhưng mật ong có hàm lượng carbohydrate và calo cao hơn một chút so với đường.

Một thìa canh mật ong nguyên chất có khoảng 60 calo và 17 gram carbohydrate.

Nhưng mật ong cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, gồm có sắt, vitamin C, folate, magie, kali và canxi. Mật ong còn là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương tế bào.

Mật ong thô và mật ong tinh chế

Mật ong thô là mật ong được lấy từ tổ ong và sau đó chỉ trải qua quá trình lọc để loại bỏ tạp chất mà không thêm bất kỳ bước xử lý nào khác.

Mặt khác, mật ong tinh chế trải qua quá trình xử lý gồm nhiều bước. Mật ong tinh chế còn được tiệt trùng (xử lý ở nhiệt độ cao) để tiêu diệt nấm men và kéo dài hạn sử dụng.

Mật ong tinh chế có kết cấu mịn hơn nhưng quá trình xử lý và tiệt trùng sẽ làm mất đi một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa bên trong mật.

Có hàng trăm loại mật ong khác nhau, được phân loại theo nguồn gốc hay nói cách khác là loại hoa mà ong hút mật. Ví dụ, mật ong hoa cà phê được tạo ra từ hoa của cây cà phê còn mật ong hoa bạc hà có nguồn gốc từ hoa cây bạc hà.

Loại hoa mà ong hút mật sẽ quyết định hương vị và màu sắc của mật ong.

Mật ong ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Bởi vì mật ong có chứa đường tự nhiên và carbohydrate nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, so với đường ăn thì mật ong ít làm tăng lượng đường trong máu hơn.

Một nghiên cứu vào năm 2004 đã so sánh tác động của mật ong và đường ăn đến lượng đường trong máu. Nghiên cứu này liên được thực hiện trên cả người mắc và không mắc bệnh tiểu đường type 1.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ở nhóm người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng lên sau khi ăn mật ong được 30 phút. Tuy nhiên, sau đó lượng đường trong máu đã giảm và duy trì ở mức thấp hơn trong hai giờ.

Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng không giống như đường ăn, mật ong có thể làm tăng insulin - một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cần nghiên cứu thêm để kiểm chứng điều này.

Mật ong có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Mặc dù mật ong có thể làm tăng mức insulin và giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh mật ong có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn có cơ sở.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn mật ong và giảm mức đường huyết.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 50 người mắc bệnh tiểu đường type 1 và 30 người không bị tiểu đường, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng so với đường ăn, mật ong giúp làm giảm lượng đường trong máu ở tất cả 80 người tham gia.

Mật ong còn giúp làm tăng nồng độ C-peptide - một chất được giải phóng vào máu khi cơ thể sản xuất insulin.

Mức C-peptide bình thường có nghĩa là cơ thể đang tạo ra đủ insulin. Mặc dù vậy nhưng vẫn cần có thêm nghiên cứu để xác nhận liệu rằng mật ong có thực sự giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường hay không.

Tác hại của mật ong đối với người bị tiểu đường

Mật ong ngọt hơn đường nên nếu sử dụng mật ong thay cho đường thì sẽ chỉ cần dùng một lượng nhỏ là đủ để tạo vị ngọt.

Vì mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên người bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng mật ong và các chất làm ngọt khác cho đến khi tình trạng bệnh được kiểm soát.

Điều quan trọng là chỉ nên sử dụng mật ong ở mức độ vừa phải.

Khi bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt và người bệnh muốn sử dụng mật ong thì hãy chọn mật ong nguyên chất, hữu cơ hoặc mật ong thô. Những loại mật ong này an toàn hơn cho người bị tiểu đường vì hoàn toàn là mật ong tự nhiên, không pha thêm đường.

Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu không nên ăn mật ong thô vì loại mật ong này chưa qua tiệt trùng.

Một số loại mật ong bán trên thị trường được cho thêm đường hoặc các thành phần khác. Những chất làm ngọt được thêm vào mật ong có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Lợi ích của mật ong đối với người bệnh tiểu đường

Một lợi ích của việc ăn mật ong là giúp làm tăng mức insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.

Thay thế đường bằng mật ong cũng là điều có lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường vì mật ong chứa chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm.

Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp cải thiện khả năng chuyển hóa đường của cơ thể và đặc tính chống viêm của mật ong có thể giúp làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Phản ứng viêm có thể dẫn đến kháng insulin- tình trạng các tế bào trong cơ thể không phản ứng tốt với insulin và không thể lấy đường từ máu một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Tóm tắt bài viết

Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên có tác động tích cực đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cũng giống như các chất làm ngọt khác, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn mật ong ở mức độ vừa phải. Nên chọn mật ong nguyên chất hữu cơ hoặc mật ong thô vì những loại mật ong này không chứa đường bổ sung.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây