1

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không? Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Tại sao quả chà là là mối lo ngại đối với người bị tiểu đường?

Quả chà là rất ngọt, đặc biệt là sau khi sấy khô nhờ có chứa lượng lớn fructose - một loại đường tự nhiên trong trái cây.

Mỗi quả chà là sấy khô (nặng khoảng 24 gram) chứa 67 calo và khoảng 18 gram carb.

Kiểm soát lượng đường trong máu là điều không hề đơn giản đối với nhiều người mắc bệnh tiểu đường và những người mắc bệnh này cần chú ý đến lượng carb trong các loại đồ ăn, thức uống vì sau khi vào cơ thể, carb trong thực phẩm sẽ được phân hủy thành glucose và đi vào máu.

Do có hàm lượng carb cao nên quả chà là là một trong những món ăn khiến nhiều người mắc bệnh tiểu đường cảm thấy e ngại.

Tuy nhiên, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn chà là, miễn là ăn vừa phải.

Một quả chà là sấy khô chứa gần 2 gram chất xơ, tương đương 8% giá trị hàng ngày (daily value - DV).

Chất xơ làm chậm tốc độ hấp thụ carb trong cơ thể và đây là điều đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Carb được tiêu hóa càng chậm thì lượng đường trong máu sẽ càng ít có nguy cơ tăng đột ngột sau bữa ăn.

Tóm tắt: Quả chà là có giá trị dinh dưỡng ấn tượng nhưng lại chứa hàm lượng đường fructose rất cao. Tuy nhiên, quả chà là lại chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể hấp thụ đường chậm hơn. Nếu ăn điều độ, quả chà là vẫn là một lựa chọn an toàn và lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Quả chà là ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết?

Chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) là thước đo tác động của carb trong một loại thực phảm đến lượng đường trong máu.

GI được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 100. Glucose (đường) tinh khiết có chỉ số GI là 100, có nghĩa là có thể khiến cho mức đường huyết tăng vọt sau khi ăn.

Những thực phẩm có GI 55 trở xuống được coi là GI thấp trong khi những thực phẩm có GI từ 70 trở lên được xếp vào nhóm GI cao. GI trong khoảng 56 – 69 là mức GI trung bình.

Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp ít gây biến động lượng đường trong máu và mức insulin sau khi ăn.

Mặt khác, những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Sau đó, lượng đường trong máu lại giảm xuống đột ngột. Điều này xảy ra rất phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường do khả năng kiểm soát đường huyết đã bị suy giảm.

Những người bị tiểu đường nên chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp để tránh bị tăng đường huyết đột ngột. Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, đường có thể tích tụ trong máu và tăng cao đến mức nguy hiểm.

Mặc dù có vị ngọt nhưng chà là lại có chỉ số GI thấp. Điều này có nghĩa là nếu ăn vừa phải thì loại quả này an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu đã đánh giá chỉ số GI của 5 loại chà là phổ biến. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu hết các loại chà là đều có GI thấp, dao động trong khoảng từ 44 đến 53.

Dù đo ở những người bị bệnh tiểu đường hay người khỏe mạnh thì chỉ số GI của quả chà là cũng không có sự khác biệt đáng kể.

Một chỉ số khác cũng cho biết tác động của thực phẩm đến lượng đường trong máu là tải lượng đường huyết (glycemic load - GL). Không giống như GI, GL được xác định dựa trên kích thước khẩu phần và lượng carb trong một khẩu phần.

Cách tính GL là nhân GI của thực phẩm với số gram carb trong lượng thực phẩm sẽ ăn và sau đó chia cho 100.

Hai quả chà là sấy khô (48 gram) chứa khoảng 36 gram carb và có GI là khoảng 49, có nghĩa là GL rơi vào khoảng 18.

Thực phẩm có GL từ 1 đến 10 được coi là thấp, từ 11 đến 19 là trung bình và từ 20 trở lên là cao. Như vậy, hai quả chà là có GL ở mức trung bình.

Những người bị tiểu đường không nên ăn quá 1 - 2 quả chà là cùng một lúc và nên ăn cùng với một nguồn protein, chẳng hạn như các loại hạt để lượng carb trong chà là được tiêu hóa chậm hơn và tránh tăng đường huyết đột ngột.

Tóm tắt: Quả chà là có chỉ số GI thấp, có nghĩa là ít làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, đây là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, chà là có chỉ số GL trung bình. Người bị tiểu đường có thể ăn 1 - 2 quả chà là mỗi lần.

Tóm tắt bài viết

Quả chà là có thành phần dinh dưỡng ấn tượng và vị ngọt tự nhiên.

Do hàm lượng fructose cao nên loại quả này là một mối lo ngại đối với những người bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, vì chà là có GI thấp và GL trung bình nên đây là một loại quả an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường, miễn là ăn không quá 1 đến 2 quả mỗi lần.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?
Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?

Một số bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng có ý kiến cho rằng người mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu vang vì rượu vang làm tăng đường trong máu. Vậy uống rượu vang đỏ có lợi hay có hại cho người bệnh tiểu đường?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn bột yến mạch không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn bột yến mạch không?

Bột yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là một trong những loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, miễn là kiểm soát khẩu phần ăn. Một chén bột yến mạch nấu chín chứa khoảng 30 gram carb - một lượng carb phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh của bệnh nhân tiểu đường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  4 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  103 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây