Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Theo số liệu thống kê vào năm 2019, trên thế giới có 463 người đang mắc bệnh tiểu đường, tương đương gần 10% dân số.
Phần lớn trong số này là bệnh tiểu đường type 2 - tình trạng xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiêu quả hoặc cả hai. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao. Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 phải kiểm soát đường huyết bằng các loại thuốc, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục. Chế độ ăn uống là một phần rất quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường.
Một trong những tác nhân làm tăng lượng đường trong máu là carbohydrate hay carb. Chất dinh dưỡng đa lượng này có trong rất nhiều loại thực phẩm như bánh mì, cơm, phở, bún, mì, trái cây và đồ ngọt. Kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn sẽ người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù các loại đồ uống có cồn như rượu vang có chứa carbohydrate nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, uống rượu làm giảm chứ không làm tăng đường trong máu.
Tác động của rượu vang đỏ đến đường huyết
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), uống rượu vang đỏ hay bất kỳ loại đồ uống có cồn nào có thể làm giảm lượng đường trong máu trong khoảng thời gian lên đến 24 giờ sau khi uống. Do đó, tổ chức này khuyến nghị nên đo đường huyết cả trước, trong khi uống và tiếp tục theo dõi trong 24 giờ sau khi uống.
Say rượu cũng có nhiều biểu hiện giống như triệu chứng của hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) nên cần đo đường huyết để biết rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng và có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp hạ đường huyết. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra còn một lý do khác cần đo đường huyết sau khi uống rượu: Một số loại đồ uống có cồn làm tăng lượng đường trong máu, nhất là những đồ uống sử dụng nước trái cây hoặc nguyên liệu chứa nhiều đường.
Lợi ích của rượu vang đỏ đối với bệnh tiểu đường
Ngoài ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, có một số ý kiến cho rằng rượu vang đỏ mang lại lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), người trưởng thành bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 đến 4 lần so với những người không bị tiểu đường. (1)
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng uống rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải (một ly mỗi ngày) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bị tiểu đường type 2, với điều kiện là tình trạng bệnh được kiểm soát tốt. (2)
Trong nghiên cứu này, hơn 200 người tham gia đã được theo dõi trong vòng 2 năm. Một nhóm được yêu cầu uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày vào bữa tối, một nhóm uống rượu vang trắng và nhóm còn lại uống nước khoáng. Tất cả người tham gia đều theo chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải và không cần giới hạn lượng calo.
Sau hai năm, nhóm uống rượu vang đỏ có mức lipoprotein mật độ cao (HDL hay cholesterol tốt) cao hơn so với trước đây và giảm mức cholesterol toàn phần. Những người này còn nhận thấy sự cải thiện về khả năng kiểm soát đường huyết.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng uống một lượng vừa phải rượu vang đỏ kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện ra những lợi ích của rượu vang đỏ đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, bất kể tình trạng bệnh có được kiểm soát tốt hay không. Các lợi ích này gồm có cải thiện mức đường huyết sau bữa ăn, đường huyết lúc đói và tình trạng kháng insulin. Theo một số nghiên cứu, những lợi ích này là nhờ polyphenol – một nhóm hợp chất có đặc tính chống oxy hóa trong rượu vang đỏ.
Tóm tắt bài viết
Rượu vang đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol và được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người bị bệnh tiểu đường có thể uống rượu vang đỏ nhưng không được uống quá nhiều và phải uống kèm thức ăn, đặc biệt là những người đang phải điều trị bằng thuốc.
Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?
Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?
Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Erythritol là một loại rượu đường (sugar alcohol). Mặc dù tên gọi như vậy nhưng erythritol không phải một loại đường và cũng không phải rượu. Rượu đường là nhóm chất làm ngọt ít calo được sử dụng trong nhiều loại đồ ăn, thức uống khác nhau, từ kẹo cao su cho đến nước giải khát đóng chai. Erythritol có vị ngọt gần như đường và không có calo.
- 0 trả lời
- 103 lượt xem
Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi