1

Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Có Được Ăn Gia Vị Và Nước Sốt Không?

Khi ăn một loại thực phẩm nào đó, bao gồm cả gia vị hay nước sốt, người bệnh tiểu đường cần phải cân nhắc nên ăn vào thời điểm nào và ăn bao nhiêu để tránh làm cho lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn gia vị và nước sốt không Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Có Được Ăn Gia Vị Và Nước Sốt Không?

Gia vị và nước sốt giúp làm tăng hương vị, màu sắc, kết cấu và sự ngon mắt cho các món ăn. Vì gia vị và nước sốt không phải nguyên liệu chính nên nhiều người không để ý đến thành phần dinh dưỡng của những nguyên liệu này. Nhiều loại gia vị và nước sốt vẫn có chứa calo và carbohydrate. Chỉ có một số loại gia vị hoàn toàn không chứa carb là nước cốt chanh, giấm và muối. Nếu bạn đang phải kiểm soát calo hay carb thì đừng quên tính cả hàm lượng có trong các loại gia vị cũng như nước sốt được sử dụng trong bữa ăn.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc chú ý đến các loại gia vị lại càng cần thiết. Người bệnh cần biết ảnh hưởng của mỗi loại gia vị đến lượng đường trong máu để lựa chọn cho phù hợp.

gia vi cho nguoi tieu duong3
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc chú ý đến các loại gia vị là rất quan trọng.

Tại sao cần chú ý giá trị dinh dưỡng của gia vị?

Gia vị và nước sốt chủ yếu làm tăng lượng carbohydrate và chất béo của món ăn. Cả hai chất dinh dưỡng đa lượng này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Khi vào đường tiêu hóa, carb được phân hủy thành glucose rồi đi vào máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu. Chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa và nhờ đó ngăn glucose đi vào máu quá nhanh sau khi ăn.

Đó là lý do tại sao cần hiểu rõ hàm lượng carbohydrate và chất béo trong các loại gia vị và nước sốt. Đối với các loại gia vị, nước sốt đóng chai, hàm lượng carbohydrate và chất béo thường được ghi rõ trong bảng Thông tin dinh dưỡng.

Cách đọc bảng Thông tin dinh dưỡng của gia vị

Khi đọc bảng Thông tin dinh dưỡng, hãy tập trung vào hai thông tin chính:

  • Kích thước khẩu phần: Hàm lượng chất dinh dưỡng ghi trong bảng Thông tin dinh dưỡng thường là hàm lượng có trong một khẩu phần cụ thể chứ không phải hàm lượng có trong toàn bộ sản phẩm. Kích thước khẩu phẩn thường được ghi ở trên cùng của bảng. Bạn cần so sánh lượng gia vị mà bạn dùng trong món ăn với kích thước khẩu phẩn này để biết những lượng chất dinh dưỡng cũng như calo nạp vào cơ thể. Kích thước khẩu phẩn của các loại gia vị thường rất nhỏ. Ví dụ, một khẩu phần tương cà chua có thể chỉ tương đương 4 - 5 muỗng canh, nhưng lại chứa hàm lượng carbohydrate nhiều đáng ngạc nhiên, có thể lên đến 25 đến 30 gram.
  • Chất dinh dưỡng: Khi đọc danh sách các chất dinh dưỡng, hãy tập trung vào tổng lượng carbohydrate và nếu bạn đang phải kiểm soát lượng carb tiêu thụ thì hãy cộng cả lượng carb có trong các loại gia vị, nước sốt vào tổng lượng carb của bữa ăn.

Nếu như còn phải kiểm soát cả lượng muối và chất béo thì hãy chú ý hàm lượng natri và chất béo có trong mỗi khẩu phần gia vị, nước sốt, đặc biệt là chất béo bão hòa (saturated fat).

Người bị tiểu đường có được ăn gia vị, nước sốt không?

Hướng dẫn về chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường hiện tại không khuyến cáo phải kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào, trừ khi bị dị ứng hay không dung nạp.

Tuy nhiên, tích cực kiểm soát lượng carbohydrate và chất béo là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Khi ăn một loại thực phẩm nào đó, bao gồm cả gia vị hay nước sốt, người bệnh tiểu đường cần phải cân nhắc nên ăn vào thời điểm nào và ăn bao nhiêu để tránh làm cho lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Người bị tiểu đường có được ăn sốt mayonnaise không?

Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn sốt mayonnaise.

Mỗi muỗng canh mayonnaise chỉ có chưa đầy 01 gram carbohydrate nhưng lại chứa 10 gram chất béo (trong đó có 1,6 gram chất béo bão hòa). Do đó, đây là một loại thực phẩm rất giàu chất béo. Ăn nhiều chất béo cũng không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn mayonnaise hoặc thay mayonnaise bằng nguyên liệu khác ít chất béo hơn.

Dưới đây là một vài lựa chọn thay thế có hàm lượng chất béo thấp hơn sốt mayonnaise:

  • Quả bơ: chỉ chứa chưa đầy 01 gram carbohydrate và 1,5 gram chất béo trong mỗi muỗng canh
  • Sữa chua Hy Lạp nguyên chất, ít béo: 10 gram sữa chua chứa 0,4 gram carbohydrate và 0,2 gram chất béo

Người bị tiểu đường có được ăn mù tạt không?

Mù tạt có rất nhiều loại, từ màu vàng cho đến màu đen. Nói chung, hạt mù tạt ít carbohydrate nên không làm tăng lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, nhiều loại mù tạt bán trên thị trường có chứa các thành phần khác ngoài hạt mù hạt và những thành phần này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, cần đọc thông tin dinh dưỡng trên sản phẩm trước khi mua.

Một muỗng canh (10 gram) mù tạt vàng chứa 0,6 gram carbohydrate. Mù tạt Dijon, mù tạt nâu và mù tạt nguyên hạt đều không chứa carbohydrate. Tuy nhiên, mù tạt mật ong có chứa 3,6 đến 6,0 gram carb trong mỗi muỗng canh.

Người bị tiểu đường có được ăn tương cà chua không?

Hàm lượng carbohydrate trong tương cà chua (ketchup) không cao, mỗi muỗng canh chỉ có chưa đến 5 gram carbohydrate nhưng vấn đề là, khi ăn tương cà chua, đa số mọi người thường ăn khá nhiều và do đó nạp lượng carb tương đối lớn vào cơ thể.

Hiện trên thị trường có các loại tương cà chua không thêm đường. Những sản phẩm này chỉ chứa 10 calo và 1 gram carb trong mỗi khẩu phần, do đó rất an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường có được ăn xì dầu không?

Với xì dầu, vấn đề không nằm ở hàm lượng carbohydrate (mỗi muỗng canh xì dầu có chứa đến 1 gram carb) mà là ở hàm lượng natri (muối). Một muỗng canh xì dầu thông thường chứa 879mg natri, tương đương 38% mức cho phép hàng ngày đối với chế độ ăn 2.000 calo.

Nếu bạn muốn thay xì dầu thông thường bằng một loại gia vị hoàn toàn không chứa carb thì có thể chọn sốt Worcestershire hay Bragg Liquid Aminos. Mặc dù nhiều loại xì dầu hiện nay đã được cải tiến để giảm bớt lượng muối nhưng nhìn chung hầu hết đều vẫn có chứa một lượng natri tương đối cao.

Loại gia vị nào là tốt nhất cho người bệnh tiểu đường?

Hầu hết mọi người đều sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau khi nấu nướng để thêm hương vị cho món ăn.

Người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn gia vị và nước sốt. Trên thực tế, một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy một số loại gia vị có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường. (1)

Trong một bài báo nghiên cứu vào năm 2019, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn các loại gia vị và thảo mộc. Nhiều loại gia vị, thảo mộc từ lâu đã được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và phòng chống bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã nghiên cứu đặc tính chống bệnh tiểu đường của một số loại gia vị thường được sử dụng, chẳng hạn như quế, gừng, nghệ và thì là, cũng như việc sử dụng các loại gia vị này để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng liên quan. (2)

Tuy nhiên, trong khi một nghiên cứu vào năm 2017 phát hiện ra rằng quế và các loại gia vị khác có lợi cho bệnh tiểu đường thì Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) lại tuyên bố rằng chưa có đủ bằng chứng để ủng hộ việc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm chức năng thảo dược và vi chất dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường. Các kết quả nghiên cứu đến nay vẫn chưa đồng nhất và cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi có thể đưa ra kết luận chính xác.

Giống như các nguyên liệu chính của món ăn, người bị tiểu đường cũng phải để ý đến lượng calo và carb trong các loại gia vị hoặc nước sốt.

gia vi cho nguoi tieu duong1
Những gia vị nào là tốt nhất cho người bệnh tiểu đường?

Nước sốt tự làm có an toàn hơn nước sốt bán sẵn không?

Ưu điểm lớn của việc sử dụng các loại nước sốt và gia vị tự làm là bạn biết rõ các các thành phần có trong đó.

Bạn có thể lựa chọn những thành phần tốt cho sức khỏe và tránh những thành phần làm tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa, bạn còn có thể tùy ý điều chỉnh thành phần cho phù hợp với sở thích, khẩu vị và mục đích sử dụng.

Khi mua các loại nước sốt bán sẵn, không phải lúc nào bạn cũng biết được thành phần của sản phẩm, bao gồm cả hàm lượng carbohydrate (hoặc natri hoặc chất béo) và do đó không rõ sản phẩm đó có ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết.

Các loại gia vị và sốt thân thiện với người bệnh tiểu đường

Dưới đây là một số lựa chọn gia vị và nước sốt ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và thân thiện với sức khỏe:

  • Thay vì dùng sốt thịt nướng bán sẵn (thường có chứa nhiều đường), hãy thử ướp thịt bằng các loại gia vị lành mạnh hơn như hạt tiêu, tỏi, ngũ vị hương hay các loại thảo mộc.
  • Dùng sốt pesto thảo mộc và hạt thay cho tương cà chua bán sẵn.
  • Dùng dầu ô liu thay cho bơ. Dầu ô liu chứa chất béo không bão hòa – một loại chất béo tốt cho sức khỏe.
  • Sử dụng sốt salsa – một loại sốt làm từ cà chua tươi, hành tây, ớt, nước cốt chanh và gia vị. Có thể dùng sốt salsa làm nước chấm, phết bánh mì hoặc để thêm hương vị cho món hầm.
  • Nước chanh cũng là một lựa chọn gia vị thân thiện với những người mắc bệnh tiểu đường. Nước chanh hầu như không chứa carb và calo.

Tóm tắt bài viết

Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn gia vị và nước sốt nhưng giống như tất cả các loại thực phẩm khác, nhiều loại gia vị và nước sốt có chứa calo và carbohydrate.

Mặc dù gia vị chỉ là một thành phần phụ của món ăn nhưng sử dụng các loại gia vị chứa nhiều carb cũng sẽ góp phần làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường cần biết rõ thành phần dinh dưỡng của các loại gia vị, nhất là carbohydrate, chất béo và natri để lựa chọn loại gia vị, nước sốt phù hợp.

Trên đây là những thông tin về chủ đề gia vị cho người tiểu đường mong rằng những thông tin trên sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích và có giá trị để chăm sóc và tăng cường sức khỏe ngày càng tốt hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?
Xét nghiệm nước tiểu có chẩn đoán được bệnh tiểu đường không?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện và theo dõi nồng độ glucose cũng như là nồng độ ceton trong nước tiểu của những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây