1

Người bị tiểu đường có được ăn cà rốt không?

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bị giảm khả năng điều hòa lượng đường trong máu, điều này khiến cho đường trong máu ở mức cao. Một phần rất quan trọng trong phác đồ kiểm soát bệnh tiểu đường là điều chỉnh chế độ ăn uống. Trong thời gian đầu, nhiều người chắc hẳn sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm. Một thắc mắc rất phổ biến là người bị tiểu đường có được ăn cà rốt không?
Người bị tiểu đường có được ăn cà rốt không? Người bị tiểu đường có được ăn cà rốt không?

Câu trả lời là người bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn cà rốt. Cà rốt cũng như nhiều loại rau khác như bông cải xanh, bông cải trắng, măng tây, bắp cải… là những loại rau không chứa tinh bột. Đối với người mắc bệnh tiểu đường (và cả người khỏe mạnh), các loại rau không chứa tinh bột là một phần quan trọng tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh.

Mộ điều quan trọng khi mắc bệnh tiểu đường là phải chú ý đến hàm lượng carbohydrate trong thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm chứa carb cũng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Một số loại thực phẩm này, đặc biệt là rau không chứa tinh bột, ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên rất thân thiện với người bệnh tiểu đường.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cà rốt có tác động như thế nào đến bệnh tiểu đường và người bị tiểu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống ra sao.

Lợi ích của cà rốt đối với bệnh tiểu đường

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị chế độ ăn nên gồm nhiều loại rau củ quả có màu sắc khác nhau để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cà rốt giàu beta-caroten - tiền chất của vitamin A, có nghĩa là beta-caroten được chuyển hóa thành viamin A khi vào cơ thể. Cà rốt còn chứa chất chống oxy hóa, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.

Một củ cà rốt cỡ vừa chỉ chứa 4g carb thuần hay net carb (carb tiêu hóa được) và là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Thực phẩm ít carb và có chỉ số đường huyết thấp thường không khiến cho lượng đường trong máu tăng đột ngột sau ăn.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các chất dinh dưỡng trong cà rốt mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường.

  • Vitamin A: Trong một nghiên cứu được thực hiện trên động vật nhằm đánh giá tầm quan trọng của vitamin A trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột thiếu hụt vitamin A bị rối loạn chức năng ở tế bào beta của tuyến tụy (các tế bào có chức năng sản xuất insulin). Họ cũng nhận thấy sự giảm mức insulin và tăng lượng đường trong máu ở những con chuột này. Điều này chỉ ra rằng vitamin A cần thiết cho việc kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường.
  • Vitamin B6: Các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy rằng thiếu hụt vitamin B1 và B6 là những vấn đề phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Hơn nữa, những người bị thiếu vitamin B6 có tỷ lệ mắc bệnh thận đái tháo đường cao hơn so với những người không bị thiếu hụt. Nghiên cứu này cho thấy rằng thiếu vitamin B6 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh tiểu đường.
  • Chất xơ: Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là ở người bị tiểu đường. Một tổng quan nghiên cứu gồm 16 phân tích tổng hợp đã đưa ra bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, ở những người đã bị tiểu đường, ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm lượng đường trong máu tức thì và về lâu dài.

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường cần có đủ tất cả các nhóm thực phẩm, gồm có: (1)

  • Rau củ
  • Trái cây
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thực phẩm giàu protein
  • Sữa tách béo hoặc ít béo

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), cách tốt nhất để cải thiện lượng đường trong máu là thay đổi chế độ ăn kiêng và tập thể dục. (2) Ăn uống lành mạnh còn giúp giảm cân. Ở những người bị thừa cân, chỉ cần giảm 5% khối lượng cơ thể là đủ để cải thiện mức đường huyết.

Dưới đây là các khuyến nghị của ADA đối với người bị bệnh tiểu đường để có chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Ăn nhiều rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như cà rốt, bông cải xanh, măng tây, dưa chuột, cà tím, rau xanh, giá đỗ,... Những loại rau này nên chiếm 1 nửa lượng thực phẩm của bữa ăn.
  • Loại protein tốt nhất cho chế độ ăn uống lành mạnh là protein nạc. Các nguồn protein nạc nên chiếm khoảng một phần tư lượng thực phẩm của bữa ăn. Một số loại thực phẩm chứa protein nạc là thịt gà, cá, các loại đậu, đậu phụ. Tránh chiên ngập dầu vì quá trình chiên sẽ làm cho protein bị biến chất. Thay vào đó nên chọn các phương pháp chế biến khác như luộc, hấp hay nướng.
  • Hạn chế lượng thực phẩm chứa carb trong mỗi bữa ăn ở mức khoảng 1 chén hoặc ít hơn. Cố gắng chọn các nguồn carb có hàm lượng chất xơ cao vì chất xơ giúp cải thiện lượng đường trong máu. Các nguồn carb giàu chất xơ gồm có các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mỳ nguyên cám.
  • Ăn thêm trái cây và sữa ít béo để có bữa ăn cân bằng, đủ chất. Tuy nhiên, cần chú ý kích thước khẩu phần ăn. Chỉ nên ăn một vài miếng trái cây và nửa ly sữa ít béo mỗi bữa. Hạn chế trái cây sấy khô và nước ép trái cây vì mật độ carb cao hơn so với trái cây nguyên quả.

Người bệnh tiểu đường thi thoảng vẫn có thể ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chú ý đến loại đồ ăn và khẩu phần ăn.

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn có đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Việc thường xuyên ăn những thực phẩm này còn dẫn đến tăng cân và gây ra nhiều tác hại khác đến sức khỏe tổng thể. Hãy lựa chọn những thực phẩm ít carbohydrate nhất có thể, thi thoảng mới ăn và mỗi lần chỉ ăn một lượng nhỏ.

Lưu ý khi thực hiện chế độ ăn ít carb

Trong những năm gần đây, chế độ ăn ít carb hay low-carb đã được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Chế độ ăn này được thực hiện vì nhiều mục đích khác nhau và đây là một trong những chế độ ăn được khuyến nghị cho người mắc bệnh tiểu đường.

Theo một báo cáo đồng thuận vào năm 2018 từ ADA và Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Châu Âu (EASD), một số chế độ ăn kiêng, bao gồm chế độ ăn ít carb, có lợi cho những người bị tiểu đường. (3)

Theo nghiên cứu, chế độ ăn ít carb (calo từ carb chiếm dưới 26% tổng lượng calo nạp vào) giúp làm giảm đáng kể chỉ số HbA1c sau 3 tháng và 6 tháng nhưng hiệu quả giảm dần sau 12 và 24 tháng. Điều này có nghĩa là không cần thiết phải thực hiện các chế độ ăn có lượng carb ít hơn (ví dụ như chế độ ăn Keto với lượng carb chỉ chiếm 5% tổng lượng calo nạp vào).

Ngoài ra, việc cắt giảm carbohydrate quá mức có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Cuối cùng, mặc dù chế độ ăn ít carb có thể giúp kiểm soát mức đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường nhưng hiệu quả mà mỗi người có được sẽ khác nhau. Cả ADA và EASD đều khuyến cáo rằng các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, bao gồm cả điều chỉnh chế độ ăn uống, cần được tùy chỉnh cho từng người.

Tính carb

Những bệnh nhân tiểu đường phải tiêm insulin trước bữa ăn cần tính toán lượng carb để cân đối liều insulin và lượng carb tiêu thụ. Điều này sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Tính carb còn giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn lượng carb ăn vào hàng ngày.

Để tính carb, người bệnh cần biết được lượng carb có trong các loại thực phẩm toàn phần như ngũ cốc, rau củ, trái cây. Đối với thực phẩm đóng gói thì sẽ đơn giản hơn một chút vì lượng carb thường được ghi trên bảng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Điều quan trọng cần nhớ là mỗi loại carb có tác động khác nhau đến lượng đường trong máu. Do đó, tính lượng carb thuần hay net carb là cách tốt nhất để kiểm soát lượng carb. Để tính lượng carb thuần của thực phẩm, chỉ cần lấy tổng lượng carb trừ đi lượng chất xơ.

Ví dụ, tổng lượng carb của một chén cà rốt xắt nhỏ là khoảng 12,3 gram và trong đó có 3,6 gram chất xơ. Như vậy là lượng carb thuần trong một chén cà rốt là 12,3 – 3,6 = 8,7 gram.

Sai lầm trong ăn uống của người bệnh tiểu đường

Nhiều người cho rằng một khi mắc bệnh tiểu đường thì sẽ phải kiêng đường hoàn toàn và thực hiện chế độ ăn kiêng rất ít carb. Tuy nhiên, những điều này đều không đúng.

Đường không chỉ có trong các loại đồ ngọt như bánh kẹo, kem hay nước ngọt mà còn có trong cả các loại thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Do đó, suy nghĩ cho rằng người bị tiểu đường phải kiêng đường là hoàn toàn sai và cũng khó mà thực hiện được. Đúng là người bị tiểu đường nên hạn chế thực phẩm chứa đường bổ sung như đồ ngọt nhưng ADA khuyến nghị nên ăn trái cây và rau củ để có chế độ ăn uống cân bằng.

Người bệnh tiểu đường cũng không cần thiết phải thực hiện chế độ ăn kiêng quá ít carb để kiểm soát lượng đường trong máu. Những chế độ ăn rất ít carb như chế độ ăn Keto gần như loại bỏ toàn bộ lượng carbohydrate. Điều này dễ dẫn đến thiếu hụt vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Ngay cả những chế độ ăn có lượng carb vừa phải như chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải cũng đủ để giúp kiểm soát đường huyết. Việc ăn kiêng quá ít carb là không cần thiết và cũng không an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường. Nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống.

Tóm tắt bài viết

Cà rốt và các loại rau không chứa tinh bột khác là loại thực phẩm hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh của người mắc bệnh tiểu đường. Những thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, chẳng hạn như vitamin A và chất xơ.

Người bị tiểu đường nên ăn đầy đủ rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Hạn chế carb sẽ giúp giảm đường huyết nhưng không nên và cũng không cần thiết phải cắt giảm carb quá mức.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  4 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  103 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây