1

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không? Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Bị tiểu đường có được ăn socola không?

Khi sống chung với bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải hiểu rõ tác động của từng loại thực phẩm đến lượng đường trong máu để xây dựng chế độ ăn uống cho hợp lý.

Nhiều người nghĩ rằng khi mắc bệnh tiểu đường thì phải kiêng hoàn toàn đồ ngọt, bao gồm cả socola nhưng trên thực tế, điều này là không đúng. Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn những loại thực phẩm này, miễn là không ăn nhiều và biết cách kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.

Nên chọn socola đen có hàm lượng ca cao ít nhất 70%. Như vậy, vị socola sẽ đậm hơn và ăn ít hơn. Khi mua socola hay bất cứ loại đồ ăn thức uống đã qua chế biến nào, người bị tiểu đường cần chú ý nhãn sản phẩm để biết hàm lượng carbohydrate, từ đó điều chỉnh liều lượng insulin phù hợp.

Lợi ích và tác hại của socola

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Lợi ích

Socola có chứa flavonoid - một nhóm hóa chất thực vật có tác dụng giảm tình trạng kháng insulin và cải thiện độ nhạy insulin. Socola đen còn giúp giảm hình thành cục máu đông.

Flavonoid trong socola đen còn giúp cải thiện chức năng nội mô (nội mạc), điều này cũng tác động tích cực đến tình trạng kháng insulin và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nội mạc là lớp màng ngăn cách giữa tim và các mạch máu. Rối loạn chức năng nội mô sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tác hại

Không phải loại socola nào cũng giống nhau. Socola sữa và socola trắng không có lợi cho sức khỏe như socola đen. Ăn các loại thực phẩm có thành phần socola như bánh ngọt, kẹo hay bánh quy chắc chắn sẽ không mang lại những lợi ích giống như socola nguyên chất.

Ăn quá nhiều socola sữa, socola trắng hay đồ ngọt chứa socola sẽ gây làm tăng đường huyết và tăng cân.

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống cân bằng

Đối với những người bị tiểu đường, duy trì một chế độ ăn uống cân bằng là điều rất quan trọng. Đó không chỉ là một phần của lối sống lành mạnh mà còn là một phần trong kế hoạch điều trị. Bên cạnh tập thể dục thường xuyên, việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp giữ ổn định đường huyết và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Cân nặng khỏe mạnh có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tích cực hoạt động thể chất và dùng thuốc theo chỉ định.

Các loại thực phẩm chính trong chế độ ăn uống là:

  • Rau xanh
  • Trái cây tươi
  • Ngũ cốc nguyên cám
  • Thịt nạc
  • Sữa ít béo

Ngoài ra nên chọn các nguồn chất béo có lợi cho tim mạch như:

  • Dầu ô liu
  • Các loại quả hạch và hạt
  • Quả bơ

Cố gắng hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng và thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao.

Tại sao cần thay đổi lối sống?

Duy trì mức đường huyết trong phạm vi khuyến nghị là điều quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục cũng rất cần thiết. Kết hợp cả ba điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tối ưu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn mang lại những lợi ích như:

  • Ổn định đường huyết, cholesterol và huyết áp
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng của bệnh tiểu đường
  • Tăng mức năng lượng
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Đốt cháy calo
  • Cải thiện tâm trạng

Chế độ ăn uống cụ thể còn tùy thuộc vào liều lượng insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn phù hợp, gồm có loại thực phẩm, thời điểm ăn trong ngày, giới hạn về lượng carb…

Thay đổi lối sống không phải chuyện dễ nhưng là điều cần thiết để có thể chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.

Tóm tắt bài viết

Người mắc bệnh tiểu đường không cần phải kiêng socola nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải và tốt nhất nên chọn socola đen. Socola đen mang lại những lợi ích mà các loại socola khác không có.

Điều quan trọng là phải chú ý đến chế độ ăn uống tổng thể, tích cực hoạt động thể chất và kết hợp dùng thuốc theo chỉ định để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?
Người bị bệnh tiểu đường có được uống rượu vang không?

Một số bằng chứng cho thấy rằng uống một lượng rượu vang đỏ vừa phải mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng có ý kiến cho rằng người mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu vang vì rượu vang làm tăng đường trong máu. Vậy uống rượu vang đỏ có lợi hay có hại cho người bệnh tiểu đường?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn bột yến mạch không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn bột yến mạch không?

Bột yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là một trong những loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, miễn là kiểm soát khẩu phần ăn. Một chén bột yến mạch nấu chín chứa khoảng 30 gram carb - một lượng carb phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh của bệnh nhân tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây