Tổn thương dây thần kinh có chữa được không?
1. Các loại dây thần kinh trong cơ thể
Có ba loại dây thần kinh trong cơ thể là thần kinh tự chủ, có chức năng kiểm soát các hoạt động không tự nguyện hoặc một phần tự nguyện của cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và điều chỉnh nhiệt độ. Dây thần kinh thứ hai là dây thần kinh vận động, có tác dụng kiểm soát các chuyển động và hành động bằng cách truyền thông tin từ não và tủy sống đến các cơ. Dây thần kinh thứ ba là dây thần kinh cảm giác, có vai trò chuyển thông tin từ da và cơ trở lại tủy sống và não.
2. Triệu chứng của đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh
Các triệu chứng của tổn thương dây thần kinh tùy thuộc vào loại dây thần kinh và tùy thuộc vào vị trí của dây thần kinh bị ảnh hưởng. Tổn thương có thể xảy ra đối với các dây thần kinh trong não và tủy sống. Nó cũng có thể xảy ra ở các dây thần kinh ngoại vi, nằm trên khắp phần còn lại của cơ thể.
Tổn thương dây thần kinh tự chủ có thể tạo ra các triệu chứng như mất khả năng cảm nhận cơn đau ngực như đau thắt ngực hoặc đau tim, đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít mồ hôi, luôn có cảm giác lâng lâng, khô mắt và miệng, táo bón, rối loạn chức năng bàng quang và rối loạn chức năng tình dục.
Tổn thương dây thần kinh vận động có thể tạo ra các triệu chứng như cảm thấy suy yếu, suy nhược cơ bắp, co giật, tê liệt.
Tổn thương dây thần kinh cảm giác có thể tạo ra các triệu chứng như cảm thấy đau đớn, nhạy cảm, tê, ngứa ran hoặc kim châm, nóng và có các vấn đề với nhận thức vị trí.
Trong một số trường hợp, người bị tổn thương dây thần kinh sẽ có các triệu chứng của hơn một loại dây thần kinh bị tổn thương. Ví dụ, bạn có thể bị cảm thấy suy yếu và nóng rát ở chân cùng một lúc
3. Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh và tổn thương dây thần
Có hơn 100 loại tổn thương thần kinh khác nhau, có các triệu chứng khác nhau và có thể yêu cầu các loại điều trị khác nhau. Tổn thương dây thần kinh ngoại biên ngày càng trở nên phổ biến theo độ tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh:
Nguyên nhân từ các bệnh tự miễn: Một loạt các loại bệnh tự miễn dịch khác nhau có thể tạo ra các triệu chứng đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh. Ví dụ như bệnh đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barré (đây là một tình trạng hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh ngoại vi), bệnh lupus và bệnh viêm ruột.
Nguyên nhân do ung thư: Ung thư có thể gây đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh theo nhiều cách. Trong một số trường hợp, khối ung thư có thể đẩy hoặc đè bẹp dây thần kinh. Trong các trường hợp khác, một số loại ung thư có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Ngoài ra, một số loại hóa trị và xạ trị có thể gây ra đau dây thần kinh và tổn thương thần kinh ở một số người nhất định.
Do các chấn thương: Bất cứ điều gì dẫn đến chấn thương hoặc chèn ép dây thần kinh đều có thể dẫn đến đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh. Điều này bao gồm các dây thần kinh bị chèn ép ở cổ, chấn thương đè bẹp và hội chứng ống cổ tay.
Bệnh tiểu đường: Có đến 70% những người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương dây thần kinh và khả năng bị tổn thương dây thần kinh càng cao khi bệnh tiểu đường tiến triển. Bệnh thần kinh do tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến cả ba loại tế bào thần kinh. Trong đó, các dây thần kinh cảm giác thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, gây đau rát hoặc tê bì. Nếu bạn bị tiểu đường và đang có các triệu chứng đau dây thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để thực hiện đánh giá nguy cơ bị đau dây thần kinh do tiểu đường hay không.
Tác dụng phụ của thuốc và các chất độc hại: Các chất khác nhau được đưa vào cơ thể một cách cố ý hay vô ý đều có khả năng gây đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh. Chúng bao gồm các loại thuốc như một số liệu pháp hóa học cho bệnh ung thư và một số loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV. Sử dụng rượu mãn tính cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh. Các chất độc hại có thể vô tình ăn phải như chì, thạch tín và thủy ngân cũng có thể gây tổn thương cho thần kinh
Các bệnh thần kinh vận động: Các tế bào thần kinh vận động là các dây thần kinh trong não và cột sống có vai trò trong giao tiếp với các cơ trên khắp cơ thể. Các bệnh ảnh hưởng đến các dây thần kinh này bao gồm chứng xơ cứng teo cơ biên hay còn được gọi là ALS hoặc bệnh Lou Gehrig, có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh hoặc làm cho tình trạng tổn thương ngày càng nặng hơn.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B6 và B12 cũng có thể gây ra các triệu chứng đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh. Thiếu hụt dinh dưỡng gây tổn thương dây thần kinh cũng có thể do uống quá nhiều rượu hoặc tác dụng phụ sau phẫu thuật dạ dày.
Bệnh truyền nhiễm: Một số bệnh truyền nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cơ thể. Những tình trạng bệnh này bao gồm bệnh Lyme, virus herpes, HIV và viêm gan C.
4. Điều trị đau dây thần kinh và tổn thương dây thần kinh
Trong nhiều trường hợp, tổn thương thần kinh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể làm giảm các triệu chứng. Vì tổn thương dây thần kinh thường tiến triển cho nên điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn nhận thấy các triệu chứng lần đầu tiên và bằng cách đó, bạn có thể giảm khả năng bị tổn thương vĩnh viễn.
Thông thường, mục tiêu đầu tiên của việc điều trị là giải quyết tình trạng cơ bản gây ra đau dây thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh, bao gồm các cách thức như:
- Điều chỉnh lượng đường trong máu cho người bị bệnh tiểu đường
- Điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng
- Thay đổi thuốc khi thuốc gây tổn thương thần kinh
- Thực hiện vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để giải quyết chèn ép hoặc chấn thương dây thần kinh
- Dùng thuốc để điều trị các tình trạng tự miễn dịch
- Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc nhằm giảm thiểu cơn đau thần kinh mà bạn đang cảm thấy. Các loại thuốc đó bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc chống co giật.
- Các phương pháp bổ sung và thay thế cũng có thể giúp giảm bớt cơn đau và sự khó chịu về thần kinh của bạn. Các phương pháp đó bao gồm châm cứu, phản hồi sinh học, thôi miên, thiền, bổ sung Vitamin chống oxy hóa, kích thích thần kinh điện
Trong nhiều trường hợp, tổn thương thần kinh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau có thể làm giảm các triệu chứng của bạn. Vì tổn thương dây thần kinh thường tiến triển, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn nhận thấy các triệu chứng lần đầu tiên để giảm khả năng bị tổn thương vĩnh viễn.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.