1

Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không? Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người bị tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây nhưng cần phải chọn loại trái cây phù hợp và chú ý khẩu phần ăn dựa trên giới hạn carb cho phép.

Những loại trái cây phù hợp cho người bị tiểu đường

Tốt nhất nên chọn trái cây tươi. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng có thể ăn trái cây đông lạnh hoặc trái cây đóng hộp không thêm đường. Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm khi mua để biết sản phẩm đó có chứa đường bổ sung hay không. Cần lưu ý, đường có thể xuất hiện dưới nhiều cái tên khác nhau như cane sugar (đường mía), invert sugar (đường nghịch chuyển), corn sweetener/corn syrup (siro ngô), dextran…

Một số loại trái cây tươi được khuyến nghị cho người bị tiểu đường gồm có:

  • Táo
  • Việt quất
  • Quả anh đào
  • Cam, quýt, bưởi
  • Nho
  • Đào
  • Mận
  • Ổi

Một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc đã kết luận rằng việc ăn các loại trái cây như táo, việt quất và nho có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Có thể ăn bao nhiêu trái cây mỗi ngày?

Lượng trái cây mà người bị tiểu đường được ăn mỗi ngày phụ thuộc vào hàm lượng carb trong trái cây. Một khẩu phần carb tiêu chuẩn được xác định là khoảng 15 gram.

Lượng carb này có trong:

  • Khoảng 100g trái cây tươi
  • ½ chén trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh (không thêm đường)
  • 2 thìa cà phê trái cây sấy khô như cherry hoặc nho khô

Một số ví dụ khẩu phần trái cây chứa 15 gram carb:

  • ½ quả táo cỡ vừa
  • 1 quả chuối nhỏ
  • 1 chén dưa hấu hoặc dưa vàng cắt miếng vuông
  • 1 chén mâm xôi đen (blackberries)
  • ¾ chén việt quất
  • 17 quả nho nhỏ
  • 1 chén mâm xôi đỏ
  • 1 chén dâu tây nguyên quả

Bị tiểu đường có được uống nước ép trái cây không?

Một phần ba đến một nửa cốc nước ép trái cây chứa khoảng 15 gram carb.

Các nghiên cứu về tác động của nước ép trái cây đến bệnh tiểu đường cho ra nhiều kết quả khác nhau:

Một nghiên cứu vào năm 2013 đã theo dõi hàng nghìn người trong nhiều năm và kết luận rằng uống nhiều nước trái cây làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy rằng việc uống nước ép trái cây nguyên chất không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng lưu ý rằng cần phải nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về tác động của nước ép trái cây đến khả năng điều hòa và duy trì mức đường huyết.

ADA khuyến nghị nên uống nước ép trái cây tươi nguyên chất, không thêm đường và chỉ uống một lượng nhỏ (tối đa 120ml) mỗi ngày.

Nói chung, tốt hơn hết vẫn nên ăn trái cây thay vì uống nước ép để bổ sung chất xơ. Chất xơ trong trái cây giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này không chỉ giúp duy trì cảm giác no lâu hơn mà còn làm chậm tốc độ tăng đường huyết sau ăn. Do không chứa chất xơ nên uống nước ép trái cây sẽ khiến cho đường huyết tăng nhanh hơn.

Tóm tắt bài viết

Người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây và nên ăn trái cây mỗi ngày. Tuy nhiên, trái cây thường có chứa nhiều carb nên cần chú ý đến loại và lượng trái cây. Mỗi khẩu phẩn trái cây chỉ nên có 15 gram carb.

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Người bị tiểu đường có được ăn dứa không?
Người bị tiểu đường có được ăn dứa không?

Dứa và các loại trái cây khác hoàn toàn có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh đối với bệnh nhân tiểu đường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  85 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây