Người bị tiểu đường có được ăn dứa không?
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn dứa không?
Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bất kỳ loại thực phẩm nào, bao gồm cả dứa và các loại trái cây khác nhưng sẽ phải cân nhắc xem loại thực phẩm đó có phù hợp với chế độ ăn uống tổng thể và lối sống hay không.
Loại bệnh tiểu đường mắc phải cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm.
Một số khuyến nghị về chế độ ăn uống và lối sống đối với người bị bệnh tiểu đường:
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng
- Theo dõi các loại thực phẩm ăn hàng ngày, đặc biệt là thực phẩm chứa carb
- Lên kế hoạch tập thể dục phù hợp với lượng carb tiêu thụ và các loại thuốc đàng dùng
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm tươi, bao gồm cả trái cây. (1)
Tuy nhiên, vì trái cây có chứa carbohydrate, trong đó có đường tự nhiên nên cần phải tính toán để tổng lượng carb của bữa ăn không vượt quá giới hạn cho phép và phải điều chỉnh chế độ tập luyện cho phù hợp.
Có ba cách chính để cân bằng chế độ ăn uống khi mắc bệnh tiểu đường type 2:
- Tính carb
- Phương pháp đĩa thức ăn
- Chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết (GI)
Tính carb
Vì carb làm tăng lượng đường trong máu nên người mắc bệnh tiểu đường có thể phải tính toàn lượng carb nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Để giữ đường huyết trong phạm vi an toàn, người bệnh cần tiêu thụ lượng carb ổn định trong suốt cả ngày.
Khi sử dụng phương pháp tính carb để xây dựng chế độ ăn uống, hầu hết mọi người đều đặt mức giới hạn là 45 – 60 gram carb cho mỗi bữa ăn chính và 15 – 20 gram carb cho mỗi bữa ăn nhẹ, tùy thuộc vào giới hạn calo nạp vào trong ngày.
Tuy nhiên, lượng carb còn tùy thuộc vào các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như thuốc và mức độ hoạt động thể chất. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn giới hạn carb và cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
Cân bằng carb có nghĩa là có thể ăn những thực phẩm yêu thích nhưng tổng lượng carb trong một bữa ăn không được vượt quá mức giới hạn đã đề ra.
Vì vậy, nếu thêm một loại thực phẩm có hàm lượng carb cao, chẳng hạn như dứa vào bữa ăn thì phải bớt một loại thực phẩm giàu carb khác như khoai tây hoặc bánh mì để không nạp quá nhiều carb vào cơ thể.
Bảng dưới đây là hàm lượng carb có trong dứa:
Khẩu phần | Khối lượng trung bình | Carb |
01 miếng mỏng | 57 gram | 7,4 gram |
01 miếng dày | 85 gram | 11 gram |
½ chén dứa cắt nhỏ | 115 gram | 15 gram |
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng carb trong một miếng dứa mỏng có 5,5 gram là đường tự nhiên. Một miếng dứa 85 gram chứa 8,3 gram đường tự nhiên và lượng đường tự nhiên trong một chén dứa cắt nhỏ là 16,3 gram. Cơ thể tiêu hóa đường nhanh hơn so với các loại carb khác và do đó, đường trong thực phẩm dễ làm tăng nồng độ glucose trong máu hơn.
Một chén (khoảng 170 gram) dứa đóng hộp, sau khi loại bỏ nước ngâm, có chứa gần 28 gram carb.
Dứa ngâm trong siro đặc có hàm lượng carb cao hơn so với dứa tươi. Đọc bảng thông tin dinh dưỡng trên bao bì để biết lượng carb có trong sản phẩm.
30ml nước ép dứa nguyên chất chứa gần 13 gram carbohydrate.
Nước ép trái cây không chứa chất xơ giống như trái cây nguyên quả, có nghĩa là đường trong nước ép trái cây sẽ đi vào máu nhanh hơn so với đường từ trái cây nguyên quả.
Do đó, uống một ly nước ép dứa lớn sẽ khiến cho đường huyết tăng cao đột ngột, ngay cả khi uống nước ép nguyên chất không thêm đường.
Phương pháp đĩa thức ăn
Phương pháp đĩa thức ăn (plate method) cũng là một cách để kiểm soát chế độ ăn uống. Với phương pháp này, bạn sẽ xếp hết thức ăn lên một chiếc đĩa sao cho mỗi nhóm thực phẩm chiếm một tỷ lệ nhất định.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tỷ lệ các nhóm thực phẩm như sau khi sử dụng đĩa có đường kính 22cm: (2)
- ½ đĩa là các loại rau củ không chứa tinh bột, chẳng hạn như bông cải xanh, xà lách hay cà rốt
- ¼ đĩa là các nguồn protein nạc, chẳng hạn như thịt gà, đậu phụ hay trứng
- ¼ đĩa là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như ngũ cốc nguyên hạt, cơm, mì hay khoai tây
Ngoài các nhóm thực phẩm trên, bạn có thể ăn thêm một miếng trái cây cỡ vừa hoặc một chén trái cây cắt nhỏ và sữa ít béo.
Chọn thực phẩm dựa trên chỉ số đường huyết
Cho dù sử dụng phương pháp tính carb hay phương pháp đĩa thức ăn, việc biết được chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) của thực phẩm cũng là điều cần thiết để đưa ra những lựa chọn phù hợp cho bữa ăn.
Chỉ số đường huyết cho biết tốc độ mà một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Chỉ số đường huyết của glucose là 100, ở mức cao nhất và của nước lọc là 0, ở mức thấp nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm gồm có:
- Hàm lượng đường và tinh bột
- Hàm lượng chất xơ
- Mức độ qua chế biến, xử lý
- Độ chín (rau củ quả)
- Phương pháp nấu
Các thành phần có trong thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bánh kẹo, hỗn hợp hạt hay trái cây đóng hộp
Những thực phẩm có GI cao sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Mặc dù vẫn có thể ăn những thực phẩm này nhưng không nên ăn nhiều và nên kết hợp với những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp trong bữa ăn.
Trái cây có vị ngọt nhưng lại chứa chất xơ nên sẽ được tiêu hóa chậm hơn và ít gây tăng đường huyết hơn. Vì lý do này nên không phải loại trái cây nào cũng có chỉ số đường huyết cao.
Chỉ số đường huyết của dứa dao động từ 51 đến 73. Để so sánh, chỉ số đường huyết của đu đủ là từ 56 đến 60 và của dưa hấu là khoảng 72.
Chỉ số đường huyết của dứa thay đổi theo loại và nguồn gốc xuất xứ. Các loại dứa khác nhau có sự chênh lệch khá lớn về chỉ số đường huyết.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết là quá trình chế biến và mức độ chín. Những yếu tố này có thể làm tăng lượng đường có trong trái cây cũng như tốc độ hấp thụ đường của cơ thể.
Vì lý do này nên trái cây nguyên quả có chỉ số đường huyết thấp hơn so với nước ép trái cây và trái cây chín có chỉ số đường huyết cao hơn trái cây chưa chín. Chỉ số đường huyết cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm khác có trong bữa ăn.
Những người bị tiểu đường nên chọn thực phẩm có GI thấp đến trung bình và hạn chế tối đa thực phẩm có GI cao.
Ưu và nhược điểm của dứa
Ưu điểm
- Dứa có mùi thơm dễ chịu và vị chua ngọt dễ ăn
- Giàu vitamin C
Nhược điểm
- Dứa có chứa nhiều đường
Dứa không chỉ có hương vị ngon ngọt mà còn cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu.
Một miếng dứa mỏng chứa 6,8 mg vitamin C. Phụ nữ trưởng thành cần 75 mg vitamin C mỗi ngày và nam giới cần 90 mg. Vitamin C là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngoài ra còn mang lại nhiều lợi ích khác.
Dứa còn chứa canxi, magiê, phốt pho, kali, vitamin A, folate và một số chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, vì dứa chứa đường nên cần phải chú ý khi ăn dứa để không vượt quá giới hạn carb cho phép hàng ngày.
Tóm tắt bài viết
Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn dứa, miễn là không ăn quá nhiều và điều quan trọng là phải kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Nên chọn dứa tươi hoặc dứa đóng hộp không thêm đường, tránh dứa ngâm trong siro đường hoặc phải rửa sạch siro trước khi ăn.
Lưu ý, dứa sấy khô và nước ép dứa có hàm lượng đường cao hơn so với cùng một khối lượng dứa tươi. Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần kiểm tra đường huyết sau vài lần đầu ăn dứa để xem loại trái cây này có tác động như thế nào đến lượng đường trong máu.
Nếu đường huyết tăng cao sau khi ăn dứa thì lần sau nên ăn ít đi hoặc giảm bớt thực phẩm chứa carb khác trong bữa ăn.
Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.
Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?
Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?
Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.
- 0 trả lời
- 103 lượt xem
Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi