1

Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách ngăn ngừa

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường có thể khiến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Điều này có thể dẫn đến bệnh thận, tổn thương thần kinh, các vấn đề về da, mắt và bàn chân.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách ngăn ngừa Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách ngăn ngừa

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính hiện chưa có cách chữa khỏi. Những người mắc bệnh lý này cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên và điều trị suốt đời. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Có hai loại biến chứng mà người bị tiểu đường có thể gặp phải là biến chứng cấp tính và biến chứng mãn tính.

Biến chứng cấp tính là những biến chứng cần can thiệp khẩn cấp. Một số ví dụ về biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là hạ đường huyết (lượng đường trong máu quá thấp) và nhiễm toan ceton (sự tích tụ ceton trong máu do đường huyết cao gây ra).

Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, những biến chứng này có thể dẫn đến co giật, mất ý thức và thậm chí là tử vong.

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường còn có thể dẫn đến các biến chứng mãn tính.

Bệnh tiểu đường có đặc trưng là lượng đường trong máu cao. Khi không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ dần phá hỏng các cơ quan khác nhau trong cơ thể như mắt, thận, tim và da.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát còn có thể gây tổn thương thần kinh.

Hạ đường huyết

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị giảm đột ngột lượng đường trong máu. Điều này có thể xảy ra do bỏ bữa hoặc dùng thuốc làm tăng insulin quá liều. Các dấu hiệu hạ đường huyết gồm có:

  • Mờ mắt
  • Tim đập nhanh
  • Đau đầu
  • Run tay
  • Chóng mặt
  • Cảm thấy đói
  • Da tái nhợt
  • Đổ mồ hôi

Hạ đường huyết còn có thể gây ngất xỉu, co giật hoặc hôn mê.

Nhiễm toan ceton

Biến chứng này của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng đường (glucose) làm năng lượng do không có insulin hoặc lượng insulin không đủ. Nhiễm toan ceton thường xảy ra ở bệnh tiểu đường type 1.

Khi các tế bào không có đủ năng lượng, cơ thể sẽ bắt đầu phân hủy mỡ để lấy năng lượng. Quá trình phân hủy mỡ tạo ra một loại axit gây hại có tên là ceton. Sự tích tụ ceton trong máu được gọi là nhiễm toan ceton và tình trạng này có thể dẫn đến:

  • Mất nước
  • Đau bụng
  • Vấn đề về hô hấp

Vấn đề về mắt

Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu trong mắt và gây ra các bệnh về mắt, chẳng hạn như:

Đục thủy tinh thể

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn gấp 2 - 5 lần so với người khỏe mạnh. Đục thủy tinh thể là tình trạng mà thủy tinh thể trong mắt bị mờ, gây cản trở ánh sáng đi vào. Đục thủy tinh thể nhẹ có thể điều trị bằng cách dùng kính hỗ trợ nhưng những trường hợp đục thủy tinh thể nặng sẽ phải phẫu thuật.

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp hay thiên đầu thống là tình trạng áp lực trong mắt tăng cao và gây cản trở sự lưu thông máu đến võng mạc và dây thần kinh thị giác. Tăng nhãn khiến cho thị lực suy yếu dần. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tăng nhãn áp cao hơn gấp đôi so với những người không bị tiểu đường.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường là một nhóm các vấn đề về võng mạc có liên quan đến bệnh tiểu đường. Ở giai đoạn đầu (khởi phát), các mao mạch (mạch máu nhỏ) ở phía sau mắt bị phình lên, dẫn đến sưng tấy và chảy máu làm giảm thị lực.

Khi tình trạng tiến triển sang giai đoạn tăng sinh, các mạch máu bị hỏng của võng mạc đóng lại và buộc các mạch máu mới hình thành. Các mạch máu mới này rất yếu và dễ vỡ, dẫn đến chảy máu. Dạng tăng sinh của bệnh võng mạc đái tháo đường có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Phù hoàng điểm

Phù hoàng điểm xảy ra do bệnh võng mạc đái tháo đường. Khi thành mao mạch mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của các chất giữa máu và võng mạc, chất lỏng có thể rò rỉ vào hoàng điểm và khiến hoàng điểm phình lên. Hoàng điểm hay điểm vàng là một bộ phận của mắt, giúp chúng ta nhìn mọi vật một cách rõ nét.

Phù hoàng điểm gây mờ mắt và có thể dẫn đến mất thị lực. Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời thì sẽ có thể bảo vệ được thị lực.

Bệnh thận đái tháo đường

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể của thận. Khi điều này xảy ra, các chất như protein sẽ đi vào nước tiểu một cách bất thường. Tình trạng thận bị tổn hại nghiêm trọng được gọi là bệnh thận đái tháo đường.

Những người bị tăng huyết áp có nguy cơ bị bệnh thận đái tháo đường cao hơn. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận. Nếu không được điều trị, bệnh thận đái tháo đường có thể dẫn đến suy thận và phải lọc máu.

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Lượng đường cao trong máu có thể làm hỏng các dây thần kinh của cơ thể. Điều này có thể xảy ra với các dây thần kinh có chức năng điều khiển các quá trình tự động như tiêu hóa và các dây thần kinh điều khiển tứ chi, chẳng hạn như bàn chân. Tổn thương thần kinh do tiểu đường có thể dẫn đến:

  • Châm chích
  • Tê bì mất cảm giác
  • Đau
  • Cảm giác nóng

Khi tình trạng tê bì, mất cảm giác trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ không biết mình bị thương và hậu quả là vết thương bị loét hoặc nhiễm trùng.

Tổn thương mạch máu

Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu trong cơ thể. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Các vấn đề ở chân

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề ở chân do dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương và sự lưu thông máu đến tứ chi bị cản trở.

Người bị tiểu đường cần hết sức chú ý đến các vấn đề ở chân vì nếu như không được phát hiện và điều trị cẩn thận, các vết cắt hay vết trầy xước nhỏ trên da có thể trở thành vết loét sâu. Nếu không điều trị, các vết loét trên da sẽ ngày càng lớn hoặc sâu hơn, hậu quả là hoại thư và có thể phải cắt bỏ bàn chân.

Các biến chứng về da, chẳng hạn như nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, thường là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra các vấn đề về da khác, chẳng hạn như bệnh da do đái tháo đường, mụn nước do đái tháo đường và hoại tử.

Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao.

Tuy nhiên, có thể phòng ngừa hoặc giảm đáng kể nguy cơ biến chứng bằng cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Trong 20 năm qua, tỷ lệ một số biến chứng của bệnh tiểu đường đã giảm đáng kể nhờ những tiến bộ trong điều trị.

Nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường có chung nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Cải thiện sức khỏe tổng thể sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ của một số biến chứng. Người mắc bệnh tiểu đường có thể kiểm soát tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng bằng cách:

  • Cố gắng đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tích cực hoạt động thể chất
  • Ăn uống cân bằng, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Tóm tắt bài viết

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính cần điều trị suốt đời và nếu không được kiểm soát tốt, bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng, gồm có bệnh thận, tổn thương thần kinh, mạch máu, các vấn đề về mắt, bàn chân và da.

Đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tích cực vận động, ăn uống lành mạnh và tuân thủ kế hoạch điều trị sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
11 cách để ngăn ngừa tiểu đường type 2
11 cách để ngăn ngừa tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một tình trạng bệnh lý mãn tính mà hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang mắc phải. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến mù lòa, suy thận, bệnh tim mạch và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
Các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được theo dõi và điều trị. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể được kiểm soát và điều trị bằng những thay đổi đơn giản trong lối sống và chế độ ăn uống.

6 biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
6 biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần duy trì các phương pháp điều trị để giữ cho lượng đường trong máu luôn trong phạm vi an toàn, gồm có điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và dùng thuốc. Nếu không kiểm soát tốt đường trong máu, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng như bệnh tim mạch, cao huyết áp và các vấn đề ở chân.

Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?
Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Củ nghệ là một loại gia vị và cũng được sử dụng trong y học nhờ đặc tính chữa bệnh. Củ nghệ được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm đau và ngăn ngừa bệnh tật. Ví dụ, hợp chất curcumin - thành phần hoạt tính trong nghệ - có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Cách đối phó với chứng rối loạn lo âu do bệnh tiểu đường
Cách đối phó với chứng rối loạn lo âu do bệnh tiểu đường

Mặc dù bệnh tiểu đường là một căn bệnh có thể kiểm soát được nhưng có thể gây căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần cho người mắc. Nguyên nhân có thể đến từ việc phải tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày, theo dõi đường huyết, mức insulin, thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hay lo nghĩ về sức khỏe lâu dài.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây