1

Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn

Nhiễm HIV và một số loại thuốc HAART cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến bệnh khởi phát ở độ tuổi trẻ hơn.
Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn

HIV là gì?

HIV là viết tắt của human immunodeficiency virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Loại virus này tấn công các tế bào của hệ miễn dịch, làm cho sức đề kháng suy yếu và khiến người mắc dễ bị nhiễm trùng và các bệnh khác.

Nếu không được điều trị, nhiễm HIV có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hay AIDS (acquired immunodeficiency syndrome) và tử vong.

Ngày nay, nhờ có liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao (HAART) nên tuổi thọ của những người nhiễm HIV đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, lại bắt đầu xảy ra phổ biến hơn ở những người nhiễm HIV. Điều này một phần là do những người nhiễm HIV hiện nay sống lâu hơn so với trước.

Nhiễm HIV và một số loại thuốc HAART cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến bệnh khởi phát ở độ tuổi trẻ hơn. Một nghiên cứu vào năm 2021 ước tính rằng có tới 15% người nhiễm HIV mắc bệnh tiểu đường. (1)

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính có đặc trưng là lượng đường trong máu cao. Nếu không được điều trị, lượng đường trong máu cao kéo dài sẽ làm hỏng mạch máu cũng như là các cơ quan và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa HIV và bệnh tiểu đường.

Tại sao nhiễm HIV làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Tình trạng viêm mãn tính do nhiễm HIV và thuốc HAART có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sự gia tăng nguy cơ này có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Một nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy người nhiễm HIV thường mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi trẻ hơn so với dân số nói chung. (2)

Các nghiên cứu đánh giá mức độ phổ biến của bệnh tiểu đường ở những người nhiễm HIV cho ra nhiều kết quả khác nhau. Điều này do là sự khác biệt về độ tuổi và nơi sinh sống của những người tham gia nghiên cứu.

Theo một nghiên cứu được trích dẫn phổ biến, những người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 4 lần so với dân số chung. (3)

Một nghiên cứu tại Canada ước tính rằng những người nhiễm HIV trên 50 tuổi có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp 1,39 lần so với những người cùng độ tuổi không nhiễm HIV.

Một nghiên cứu được thực hiện ở Nam Texas vào năm 2021 cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 2,08 lần ở những người nhiễm HIV dùng chất ức chế chuyển chuỗi tích hợp hay INSTIs (một loại thuốc điều trị HIV) so với dân số chung.

Thuốc điều trị HIV và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2017, tỷ lệ tử vong ở người nhiễm HIV đã giảm gần 10 lần, từ 12,1 xuống còn 1,6 ca tử vong trên 100 năm-người, điều này phần lớn là nhờ sự phát triển của HAART. Năm-người (person-years) là tổng số năm mà các nhà nghiên cứu theo dõi mỗi người trong một nhóm. Ví dụ, 100 năm-người có thể là theo dõi 50 người trong 2 năm hoặc 25 người trong 4 năm.

Nghiên cứu này cho thấy rằng mặc dù HAART giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của những người nhiễm HIV nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

Một số loại thuốc điều trị HIV có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển hóa đường trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến kháng insulin và cản trở tuyến tụy tiết insulin.

Một số người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khi dùng những loại thuốc này. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ tiểu đường gồm có:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Thừa cân
  • Tuổi cao
  • Viêm gan C
  • Bị loạn dưỡng mỡ - tình trạng mỡ phân bố bất thường trong cơ thể, đây là một vấn đề có thể xảy ra ở người nhiễm HIV

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường gồm có:

  • Khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Thường xuyên cảm thấy đói, dù vừa mới ăn
  • Sụt cân bất thường
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Châm chích hoặc tê bì ở bàn tay và bàn chân
  • Vết thương chậm lành

Nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này chứ không riêng gì bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng này và nghi ngờ mình mắc bệnh tiểu đường thì hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Điều trị nhiễm HIV và bệnh tiểu đường

Hiện không có cách chữa khỏi HIV nhưng có thể kiểm soát bằng HAART. HAART là sự kết hợp của các loại thuốc có tác dụng ức chế virus. HAART sẽ được tùy chỉnh riêng cho mỗi một ca bệnh.

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường ở những người nhiễm HIV cũng tương tự như người không nhiễm HIV. Tuy nhiên, những người nhiễm HIV có thể sẽ đáp ứng kém hơn với thuốc điều trị tiểu đường. Một số loại thuốc được sử dụng để giảm lượng đường trong máu có thể tương tác với thuốc điều trị HIV. Vì vậy nên người bệnh cần phải liên lạc thường xuyên với bác sĩ.

Người nhiễm HIV nên kiểm tra đường huyết trước khi bắt đầu điều trị HIV. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV có thể làm tăng lượng đường trong máu hoặc gây tăng cân, đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Việc kiểm tra đường huyết định kỳ trong thời gian dùng thuốc điều trị HIV cũng rất quan trọng. Nếu như loại thuốc đang dùng gây tăng đường huyết thì người bệnh nên báo cho bác sĩ để đổi thuốc.

HIV và tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không đáp ứng tốt với insulin (kháng insulin). Bệnh tiểu đường type 2 chủ yếu xảy ra ở người trên 45 tuổi trong khi tiểu đường type 1 thường được chẩn đoán ở trẻ nhỏ hoặc thiếu niên.

HIV chủ yếu có liên quan đến bệnh tiểu đường type 2 nhưng có nghiên cứu đã phát hiện ra một số trường hợp mắc tiểu đường type 1 sau khi nhiễm HIV. Nguyên nhân của điều này vẫn chưa được xác định rõ.

Ở những người bị tiểu đường type 1, bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và các bệnh nghiêm trọng khác có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và khó kiểm soát. Nếu không được kiểm soát, tình trạng tăng đường huyết sẽ dẫn đến một biến chứng nguy hiểm gọi là nhiễm toan ceton.

Giảm nguy cơ tiểu đường ở người nhiễm HIV

Một số thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho những người nhiễm HIV:

  • Ăn uống điều độ, hạn chế đường bổ sung, muối và chất béo.
  • Uống nước lọc và các loại đồ uống không chứa calo khác. Tránh đồ uống có đường.
  • Tập thể dục cường độ vừa phải 30 phút/ngày và duy trì hầu hết các ngày trong tuần.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Đo đường huyết thường xuyên trước và trong khi dùng thuốc điều trị HIV.
  • Không hút thuốc lá.

HIV đi kèm bệnh tiểu đường có làm giảm tuổi thọ không?

Mắc cùng lúc cả bệnh tiểu đường và HIV có thể sẽ làm giảm tuổi thọ so với khi chỉ nhiễm HIV. Tuy nhiên, cả hai căn bệnh đều có thể kiểm soát được.

Trong một nghiên cứu vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã so sánh tác động của bệnh tiểu đường đến tỷ lệ sống sót của 10.043 người nhiễm HIV. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm HIV mắc bệnh tiểu đường cao hơn gần gấp 3 lần so với những người không bị tiểu đường.

Những người chỉ nhiễm HIV sống lâu hơn gần 1,5 năm so với những người bị cả HIV lẫn tiểu đường và gần 5 năm so với những người nhiễm HIV mắc tiểu đường và bệnh thận mạn.

Điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

Tóm tắt bài viết

Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với dân số chung. Nguyên nhân một phần là do tình trạng viêm do virus và tác dụng phụ của thuốc.

Theo dõi lượng đường trong máu trước và trong thời gian điều trị HIV sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hoặc phát hiện bệnh từ sớm trước khi phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguy cơ
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường
Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường

Các chuyên gia cho biết có một số điều mà người bị tiểu đường nên thực hiện trước những xét nghiệm này, gồm có điều chỉnh thuốc và ăn nhẹ.

Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ
Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ

Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh con bị bệnh tự kỷ cao hơn. Mặc dù chưa rõ chính xác nguyên nhân tại sao nhưng nồng độ glucose trong máu cao có thể là một yếu tố góp phần dẫn đến mối liên hệ này.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Bạn có biết rất có thể một loại thuốc mà bạn đang dùng để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ thực ra lại đang gây nguy hiểm theo một cách khác?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây