1

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Một loại vắc xin vốn được sử dụng để phòng ngừa bệnh lao đã cho thấy tiềm năng lớn trong điều trị bệnh tiểu đường.

Trong một nghiên cứu nhỏ kéo dài 8 năm, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 đã được tiêm vắc xin BCG (bacillus Calmette-Guérin) – một loại vắc xin được sử dụng chủ yếu để phòng bệnh lao. Kết quả là lượng đường trong máu của những người tham gia đã giảm xuống mức gần bình thường trong thời gian ít nhất 5 năm.

Vắc xin BCG được phát triển lần đầu tiên vào năm 1908 và là phương pháp phòng ngừa bệnh lao được sử dụng phổ biến nhất, được tiêm cho hơn 100 triệu trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm. Vắc xin BCG còn được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư bàng quang và bệnh phong.

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) mới chỉ là sơ bộ nhưng tác động của vắc xin BCG đến bệnh tiểu đường là rất đáng kể.

Tiến sĩ Denise Faustman - tác giả của nghiên cứu và là giám đốc Phòng thí nghiệm sinh học miễn dịch MGH cho biết rằng loại vắc xin này lợi dụng sự suy yếu của vi-rút lao để chỉ huy hệ miễn dịch của cơ thể tiêu thụ các phân tử glucose.

Bà cho biết thêm vắc xin BCG còn ức chế phản ứng tự miễn – nguyên nhân gây ra các bệnh như tiểu đường type 1, đa xơ cứng và đau cơ xơ hóa.

“Mọi người thường cho rằng để giảm lượng đường trong máu thì cần phải bổ sung insulin. Tuy nhiên, chúng tôi đã phát triển một cách khác để giảm lượng đường trong máu một cách an toàn, đó là sử dụng một loại vắc xin 100 năm tuổi. Cách này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và đưa lượng đường trong máu về mức bình thường mà không khiến bệnh nhân bị hạ đường huyết. Hạ đường huyết có thể xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin và nếu không được can thiệp kịp thời, hạ đường huyết có thể đe dọa đến tính mạng.”

Một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II đã được Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hiện đang được tiến hành để thử nghiệm vắc xin BCG trên một nhóm lớn bệnh nhân mắc tiểu đường type 1.

Kết quả của giai đoạn I đã được tiến sĩ Faustman trình bày gần đây tại một cuộc họp của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ và đăng trên tạp chí Vaccines. (1)

Vắc xin BCG có tác dụng gì?

Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã biết rằng vắc xin BCG làm tăng sự sản xuất yếu tố hoại tử khối u (TNF), điều này giết chết các tế bào T tự phản ứng và từ đó ngăn chúng tấn công các mô trong cơ thể. Trong trường hợp bệnh tiểu đường type 1, vắc xin BCG ngăn tế bào T tấn công tiểu đảo tụy.

Vắc xin BCG còn làm tăng sự sản xuất các tế bào T điều hòa, nhờ đó giúp ức chế phản ứng tự miễn dịch.

Cả hai cơ chế này đều bảo vệ vi-rút lao khi chúng ở trong phổi của vật chủ.

Lần đầu tiên, tiến sĩ Faustman và các cộng sự đã phát hiện ra rằng việc sử dụng vắc xin BCG còn dẫn đến sự thay đổi trong cách mà cơ thể tiêu thụ glucose, cụ thể là thúc đẩy hệ miễn dịch “ăn” đường và nhờ đó làm giảm lượng glucose trong máu theo thời gian.

Phương pháp điều trị bằng vắc xin BCG gồm có hai lần tiêm cách nhau 4 tuần. Hiệu quả ban đầu không quá rõ rệt. Nhưng mức đường huyết của bệnh nhân đã giảm 10% sau 3 năm kể từ khi điều trị và hơn 18% sau 4 năm.

Sau 8 năm, những bệnh nhân được điều trị có mức đường huyết trung bình (HbA1c) là 6,65, có nghĩa là gần với mức 6,5 – mức được coi là ngưỡng chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Một số cảnh báo

Các nhà nghiên cứu báo cáo không có trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng hay lượng đường trong máu thấp nào khi điều trị bằng vắc xin BCG.

Nhóm nghiên cứu có quy mô nhỏ: 9 người tại thời điểm 5 năm và 3 người ở thời điểm 8 năm.

Điều này đã được Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ và Trung tâm Đái tháo đường Joslin ghi nhận.

Theo một tuyên bố chung của các tổ chức liên kết, phát hiện của nghiên cứu trên đã cho thấy tiềm năng của vắc xin BCG nhưng hiện chưa có đủ bằng chứng lâm sàng để đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng vắc xin này trong điều trị bệnh tiểu đường.

Laurie Endicott Thomas – tác giả của nhiều cuốn sách về vắc xin và tiểu đường cho biết: “Nghiên cứu này đã cho thấy một điều mới mẻ, đó là một loại vắc xin đơn giản, giá thành rẻ và lịch sử sử dụng lâu đời có thể giúp điều trị một căn bệnh mà đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa dứt điểm.”

“Tuy nhiên, có một số lý do để tính chính xác của nghiên cứu. Nếu hai liều vắc xin BCG thực sự có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường type 1, vậy thì tại sao trước đây không ai nhận thấy tác dụng này trong khi vắc xin BCG đã được sử dụng rộng rãi trong suốt gần một thế kỷ qua?”

Tiến sĩ Faustman nói rằng một liều BCG là không đủ để làm giảm mức đường huyết.

Tuy nhiên, bà lưu ý rằng một nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy tình trạng bệnh tiểu đường type 1 có sự cải thiện ở những trẻ em được tiêm 3 mũi vắc xin BCG so với những trẻ chỉ tiêm 1 hoặc 2 mũi.

Bệnh lao đã xuất hiện trên người từ hàng nghìn năm trước và thậm chí còn có bằng chứng cho thấy căn bệnh này ở người Neanderthal.

Do đã xuất hiện từ lâu nên vi-rút gây bệnh lao có khả năng tự vệ rất tốt, bám rễ sâu vào hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Vắc xin và hệ miễn dịch

Tiến sĩ Faustman cho biết, cho đến thế kỷ 20, con người đã tiếp xúc với rất nhiều loại vi-rút trong thức ăn và nước uống, vì vậy vắc xin BCG có thể được coi “là một sự phục hồi về bình thường”.

Điều này khớp với các lý thuyết hiện tại cho rằng tỷ lệ gia tăng của các bệnh tự miễn có thể có liên quan đến việc lạm dụng các chất kháng khuẩn và kháng vi-rút cũng như là sự giảm tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường – điều có lợi cho hệ vi sinh vật khỏe mạnh trong cơ thể con người.

Trong một nghiên cứu song song, các nhà nghiên cứu của bệnh viện đa khoa Massachusetts đã cố tình gây ra bệnh tiểu đường type 2 ở chuột và phát hiện ra rằng vắc xin BCG có thể làm giảm lượng đường trong máu. Điều này cho thấy rằng vắc xin BCG có thể hiệu quả ngay cả đối với những bệnh không liên quan đến rối loạn phản ứng tự miễn.

Tuy nhiên, tác giả Thomas chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường type 2 không cần phải điều trị bằng vắc xin vì giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết và điều trị bệnh.

“Có thể đảo ngược bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thực hiện chế độ ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate. Một chế độ ăn uống nhiều carbohydrate dựa trên thực vật sẽ mang lại những cải thiện lớn trong khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, ngay cả khi bệnh nhân chưa giảm được số cân nặng rõ rệt.”

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phòng bệnh
Tin liên quan
10 bài tập tốt cho người bị bệnh tiểu đường
10 bài tập tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Đối với những người bị tiểu đường type 2, tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng. Tập thể dục còn giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện tâm trạng.

Ăn nấm có lợi ích gì đối với người bị bệnh tiểu đường?
Ăn nấm có lợi ích gì đối với người bị bệnh tiểu đường?

Nấm là một loại thực phẩm ít calo, ít carb, phù hợp với chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường
Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Duy trì lượng đường trong máu ổn định là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống, người mắc bệnh tiểu đường còn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị này giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?

Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các dạng suy giảm nhận thức khác nhau, gồm có bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ não mạch và suy giảm nhận thức nhẹ - tình trạng xảy ra trước sa sút trí tuệ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây