1

Lợi ích của đậu bắp đối với người bị bệnh tiểu đường

Đậu bắp ít calo và có hàm lượng chất xơ cao. Gần đây, các nghiên cứu đã phát hiện thêm một lợi ích mới của đậu bắp, đó là giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ.
Lợi ích của đậu bắp đối với người bị bệnh tiểu đường Lợi ích của đậu bắp đối với người bị bệnh tiểu đường

Đậu bắp là gì?

Đậu bắp là quả của một loài cây có hoa có tên khoa học là Abelmoschus esculentus. Đậu bắp có nguồn gốc từ Tây Phi và còn có nhiều cái tên khác như mướp tây, bông vàng, gôm, bắp chà hay thảo cà phê. Đậu bắp thuộc cùng họ với cây dâm bụt và cây bông vải.

Đậu bắp là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có chứa nhiều chất dinh dưỡng như:

  • kali
  • vitamin B
  • vitamin C
  • axit folic
  • canxi

Đậu bắp ít calo và có hàm lượng chất xơ cao. Gần đây, các nghiên cứu đã phát hiện thêm một lợi ích mới của đậu bắp, đó là giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), số ca mắc mới bệnh tiểu đường đang ngày một tăng.

Do chưa có đủ nghiên cứu nên hiện đậu bắp chưa được sử dụng làm phương pháp điều trị trực tiếp bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các lợi ích của đậu bắp đối với sức khỏe đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, trong đó có những lợi ích đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Các lợi ích của đậu bắp đối với bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu y học về lợi ích của đậu bắp trong kiểm soát bệnh tiểu đường mới ở giai đoạn đầu. Trong một nghiên cứu, nước đậu bắp giúp cải thiện lượng đường trong máu ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Hạt đậu bắp rang, từ lâu đã được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ để điều trị bệnh tiểu đường, cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc làm giảm lượng đường trong máu.

1. Đậu bắp giàu chất xơ

Đậu bắp chứa nhiều chất xơ. Tám quả đậu bắp cỡ vừa chứa khoảng 3 gram chất xơ.

Hàm lượng chất xơ cao trong đậu bắp mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn và duy trì cảm giác no lâu sau khi ăn.

Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường. Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống đã được chứng minh là giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và độ nhạy insulin. (1)

2. Tác dụng chống stress

Nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ hạt đậu bắp có tác dụng chống oxy hóa và chống stress.

Kiểm soát mức độ stress cũng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Mức độ stress cao, kéo dài có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt.

Người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý đến sức khỏe tinh thần và sử dụng đậu bắp có thể giúp cải thiện điều này.

3. Giảm cholesterol

Trong các nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường, đậu bắp đã được chứng minh là giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Người mắc bệnh tiểu đường được khuyến nghị ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa vì những thực phẩm này giúp làm giảm mức cholesterol. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) chỉ ra rằng cholesterol cao là một vấn đề phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh một số biến chứng của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao người bệnh tiểu đường cần chú ý lượng cholesterol trong chế độ ăn uống.

4. Giảm mệt mỏi

Một nghiên cứu chỉ ra rằng đậu bắp có thể giúp cải thiện thời gian phục hồi và mức độ mệt mỏi.

Trong nghiên cứu này, những người ăn đậu bắp đã có thể tập luyện trong thời gian dài hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi tập thể dục.

Tích cực thực hiện các hoạt động làm tăng nhịp tim là một phần cần thiết trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Điều này có nghĩa là đậu bắp có thể góp phần tạo nên lối sống năng động hơn.

Các hình thức sử dụng đậu bắp

Uống nước đậu bắp

Uống nước đậu bắp là một cách để sử dụng đậu bắp. Một số ý kiến cho rằng uống nước đậu bắp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Cách làm nước đậu bắp là ngâm vỏ đậu bắp trong nước và để qua đêm. Một số chất dinh dưỡng có lợi trong phần vỏ bên ngoài và lớp vỏ bao quanh hạt đậu bắp sẽ được hấp thụ vào trong nước.

Đối với những người không thích mùi vị của đậu bắp, uống nước đậu bắp là một cách nhanh chóng và đơn giản để có được các lợi ích của đậu bắp mà không cần phải ăn.

Bạn có thể cắt nhỏ vỏ đậu bắp trước khi ngâm vào nước nhưng làm vậy sẽ khiến cho nước có vị hơi đắng.

Vỏ đậu bắp và bột nghiền từ hạt đậu bắp

Vỏ đậu bắp là hình thức sử dụng phổ biến nhất của đậu bắp trong y học.

Trong các nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để đánh giá lợi ích của đậu bắp, ăn vỏ đậu bắp cắt nhỏ được coi là cách sử dụng lý tưởng nhất.

Bạn có thể cắt vỏ đậu bắp bằng kéo, dao hoặc bào sợi bằng dụng cụ bào vỏ chanh. Mặc dù không có quy định về lượng vỏ đậu bắp tối đa được phép ăn mỗi lần nhưng nửa thìa cà phê là đủ để co được các lợi ích.

Một hình thức sử dụng khác là sấy khô hạt đậu bắp và nghiền thành bột. Sử dụng bột nghiền từ hạt đậu bắp như một loại thực phẩm chức năng cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có lợi cho sức khỏe.

Quá trình làm bột đậu bắp hơi tốn thời gian và công sức nên bạn có thể mua các sản phẩm bán sẵn.

Ăn đậu bắp

Gel bên trong đậu bắp là một chất làm đặc nên được sử dụng để tạo độ sánh trong một số món súp và món hầm.

Bạn có thể dùng đậu bắp làm nhiều món ăn khác nhau như xào, luộc, nướng,…

Bạn cũng có thể thử làm đậu bắp ngâm chua để giảm bớt vị đắng của vỏ đậu bắp. Việc ngâm chua còn giúp làm mềm lớp vỏ bên ngoài.

Đậu bắp còn có thể dùng làm đồ ăn vặt. Hãy thử sấy khô đậu bắp và trộn cùng một ít muối để có món ăn vặt ngon miệng và lành mạnh.

Lưu ý khi ăn đậu bắp

Trong một nghiên cứu, đậu bắp đã được chứng minh là gây cản trở sự hấp thụ metformin - một loại thuốc được sử dụng để giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường. (2, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3263724/

Do đó, những người hiện đang dùng metformin không nên ăn đậu bắp.

Tóm tắt bài viết

Hiện chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng có thể sử dụng đậu bắp làm phương thuốc chữa bệnh tiểu đường.

Đậu bắp chắc chắn không thể thay thế cho insulin hay các loại thuốc trị tiểu đường khác. Tuy nhiên, kết hợp đậu bắp cùng với một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

10 bài tập tốt cho người bị bệnh tiểu đường
10 bài tập tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Đối với những người bị tiểu đường type 2, tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát đường huyết và cân nặng. Tập thể dục còn giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện tâm trạng.

Ăn nấm có lợi ích gì đối với người bị bệnh tiểu đường?
Ăn nấm có lợi ích gì đối với người bị bệnh tiểu đường?

Nấm là một loại thực phẩm ít calo, ít carb, phù hợp với chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường
Các phương pháp điều trị thay thế dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Duy trì lượng đường trong máu ổn định là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống, người mắc bệnh tiểu đường còn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị này giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây