11 loại trái cây ít đường phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường
Hiện nay ngày càng có nhiều người muốn cắt giảm lượng đường tiêu thụ do những lo ngại về sức khỏe và một cách phổ biến để cắt giảm đường là tránh các loại đồ ăn, đồ uống chế biến sẵn chứa đường. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Nhiều người không biết rằng hầu hết các loại trái cây đều có chứa đường tự nhiên, thậm chí một số loại còn chứa lượng đường lớn. Mặc dù trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhưng ăn quá nhiều trái cây có hàm lượng đường cao sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Vậy người bị đái tháo đường có thể ăn được những loại trái cây nào?
Dưới đây là danh sách 11 loại trái cây có hàm lượng đường thấp thân thiện với người bị bệnh đái tháo đường.
1. Chanh
Cả chanh vàng và chanh xanh đều chứa nhiều vitamin C.
Một quả chanh xanh chỉ chứa khoảng 1,13 gram đường và một quả chanh vàng chứa khoảng 2 gram đường. Do đó, chanh là một trong những loại quả ít đường nhất. Nếu bạn không muốn uống nước lọc nhưng lại không thể uống các loại đồ uống có đường thì nước chanh chính là một lựa chọn tuyệt vời.
2. Quả mâm xôi (phúc bồn tử)
Mỗi chén mâm xôi (raspberry) chỉ chứa khoảng 5 gram đường (nhiều hơn một thìa cà phê một chút) trong khi lại rất nhiều chất xơ. Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp bạn no lâu. Quả mâm xôi là một lựa chọn lý tưởng cho người mắc bệnh đái tháo đường.
3. Dâu tây
Mặc dù có vị ngọt thơm hấp dẫn nhưng dâu tây lại có lượng đường thấp. Một chén dâu tây tươi chỉ chứa khoảng 7 gram đường và có thể đáp ứng 100% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày.
4. Mâm xôi đen
Quả mâm xôi đen (blackberry) cũng chỉ có 7 gram đường trong mỗi chén. Không chỉ ít đường, mâm xôi đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ.
5. Kiwi
Kiwi cũng được xếp vào nhóm quả mọng cùng với mâm xôi, việt quất. Kiwi rất giàu vitamin C và ít đường, chỉ với 6,7 gram đường trong mỗi quả. Bạn có thể tìm mua kiwi vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
6. Bưởi
Bưởi là một loại quả thuộc họ cam quýt và cũng có ít đường. Nửa quả bưởi chỉ chứa khoảng 10 gram đường. Mặc dù bưởi không có vị ngọt như nhiều loại quả khác nhưng đây là một lựa chọn vô cùng thân thiện với người mắc bệnh đái tháo đường.
7. Quả bơ
Không chỉ là nguồn cung cấp chất béo tốt, quả bơ còn có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng đường thấp. Một quả bơ cỡ vừa chỉ có khoảng 1 gram đường. Ăn bơ giúp bạn cảm thấy no lâu, nhờ đó làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ và giảm calo nạp vào cơ thể.
8. Dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây đặc trưng của mùa hè. Mặc dù có vị ngọt nhưng trên thực tế, dưa hấu lại chứa ít đường. Một chén dưa hấu cắt hạt lựu chỉ chứa chưa đầy 10 gram đường. Dưa hấu còn là nguồn cung cấp các chất điện giải, vitamin A và vitamin C tuyệt vời.
9. Dưa lưới
Dưa vàng có màu cam là nhờ hàm lượng vitamin A cao. Một chén dưa vàng chứa chưa đầy 13 gram đường. Lượng đường này có thể nhiều hơn một chút so với một số loại trái cây khác nhưng chỉ bằng một phần nhỏ lượng đường có trong một lon nước ngọt (gần 40 gram). Hơn nữa, dưa vàng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng còn nước ngọt thì không.
10. Cam
Cam là một loại quả rất phù hợp cho người bị đái tháo đường nhờ hàm lượng calo và đường thấp. Cam còn là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một quả cam cỡ vừa chỉ chứa gần 14 gram đường và khoảng 77 calo.
11. Đào
Đào có vị ngọt nhưng một quả đào cỡ vừa chỉ chứa chưa đầy 13 gram đường.
Chú ý khẩu phần ăn
Các loại trái cây kể trên chỉ chứa từ 1 đến 13 gram đường nhưng không có nghĩa là người bị đái tháo đường có thể ăn thoải mái các loại trái cây này. Điều quan trọng là phải chú ý đến kích thước khẩu phần.
Một khẩu phần dưa hấu là 1 chén. Nếu ăn 3 đến 4 chén dưa hấu thì lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể sẽ ngang với một lon nước ngọt.
Tất nhiên, tất cả các loại trái cây đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ hơn so với các loại đồ ăn chế biến sẵn chứa đường bổ sung. Ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, có nghĩa là đường từ trái cây sẽ đi vào trong máu từ từ và nhờ đó đường huyết sẽ không bị tăng đột ngột sau khi ăn. Và cho dù là loại trái cây nào thì người bị đái tháo đường cũng chỉ nên ăn vừa phải.
Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.
Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.
Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.
Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.