1

Theo dõi đường huyết thế nào cho hiệu quả?

Tự theo dõi mức đường huyết là điều cần thiết để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Nhờ có các loại máy hiện đại ngày nay, việc kiểm tra đường huyết tại nhà đã trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhiều. Theo dõi mức đường huyết giúp người bệnh và bác sĩ đánh giá được hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện tại và điều chỉnh nếu cần thiết.
Theo dõi đường huyết thế nào cho hiệu quả? Theo dõi đường huyết thế nào cho hiệu quả?

Tại sao cần kiểm tra đường huyết?

Kiểm tra lượng đường trong máu là một phần quan trọng trong kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường.

Biết được mức đường trong máu một cách nhanh chóng sẽ giúp người bệnh phát hiện được tăng hoặc hạ đường huyết và từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Người bệnh cũng nên ghi lại kết quả của các lần đo đường huyết. Thông tin này sẽ giúp cho cả người bệnh và bác sĩ biết được kế hoạch điều trị hiện tại, gồm có chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc, có hiệu quả hay không.

Nhờ có máy đo đường huyết tại nhà, người bệnh có thể kiểm tra lượng đường trong máu ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Kết quả thường có chỉ sau 1 đến 2 phút.

Cách đo đường huyết

Cho dù đo đường huyết nhiều lần trong ngày hay chỉ một lần thì cũng cần phải thực hiện đúng các bước để có kết quả chính xác, tránh bị nhiễm trùng và có thể theo dõi mức đường huyết hiệu quả hơn. Dưới đây là các bước đo đường huyết:

  1. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng. Sau đó lau khô tay bằng khăn sạch. Nếu sử dụng bông tẩm cồn để sát khuẩn tay, hãy nhớ để da đó hoàn toàn mới lau bằng cồn.
  2. Chuẩn bị kim sạch để lấy máu từ đầu ngón tay.
  3. Lấy một que thử đường huyết ra khỏi hộp. Sau đó nhớ đậy kín nắp hộp để tránh làm bẩn hoặc ẩm que thử bên trong.
  4. Hầu hết các loại máy đo đường huyết hiện nay đều yêu cầu lắp que thử vào máy trước khi lấy máu, như vậy người dùng sẽ chấm mẫu máu lên que thử khi que đã ở trong máy. Với một số loại máy đo đường huyết trước đây, người dùng sẽ chấm máu lên que thử trước rồi sau đó mới cho que thử vào trong máy.
  5. Chích đầu ngón tay bằng kim đã chuẩn bị. Nên chích ở hai bên đầu ngón tay, không chích ở chính giữa để bớt đau. Một số máy đo đường huyết cho phép lấy mẫu máu ở các vị trí khác trên cơ thể, chẳng hạn như cánh tay. Đọc hướng dẫn sử dụng của thiết bị để lấy máu ở đúng vị trí.
  6. Lau sạch giọt máu đầu tiên, sau đó nhỏ giọt máu thứ hai lên que thử, đảm bảo lấy đủ lượng máu cần thiết. Chú ý, chỉ để máu chạm lên que thử, không để que thử tiếp xúc với da. Những thứ dính trên ngón tay như thức ăn hoặc thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
  7. Giữ một miếng bông gòn sạch hoặc miếng gạc trên vị trí đã lấy máu để ngăn chảy máu. Ấn cho đến khi máu ngừng chảy.

Các lưu ý để theo dõi đường huyết hiệu quả

1. Luôn mang theo máy đo đường huyết và các dụng cụ cần thiết bên mình

Ngoài máy đo, những dụng cụ cần mang theo gồm có kim hoặc lưỡi dao nhỏ để lấy máu, bông tẩm cồn, que thử và tất cả những dụng cụ khác mà người bệnh vẫn thường dùng để kiểm tra lượng đường trong máu.

2. Bảo quản que thử đúng cách

Chỉ sử dụng que thử còn hạn sử dụng. Que thử đã quá hạn sẽ cho kết quả không chính xác. Sử dụng que thử quá cũ và kết quả đo không chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc theo dõi mức đường huyết hàng ngày và dẫn đến không phát hiện được vấn đề hoặc tưởng rằng có vấn đề trong khi đường huyết vẫn bình thường.

Bảo quản que thử ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tốt nhất nên bảo quản que thử ở nhiệt độ phòng hoặc nơi có nhiệt độ thấp hơn nhưng không được để trong ngăn đông tủ lạnh.

3. Đo đường huyết vào một thời điểm cố định hàng ngày và duy trì đều đặn

Trao đổi với bác sĩ về thời điểm nên đo đường huyết hàng ngày. Người bệnh có thể cần đo trong khoảng thời gian không ăn uống, trước hoặc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Thời điểm đo đường huyết ở mỗi người là khác nhau, tùy vào lối sống.

Khi đã xác định được thời điểm đo đường huyết thích hợp thì nên thực hiện đều đặn mỗi ngày. Nhiều máy đo đường huyết có chức năng hẹn giờ và chuông báo, giúp người dùng đo đường huyết đúng giờ hàng ngày. Sau một thời gian thực hiện đều đặn, việc đo đường huyết sẽ trở thành một thói quen và người bệnh sẽ ít bị quên hơn.

4. Thường xuyên kiểm tra độ chính xác của máy đo đường huyết

Hầu hết các loại máy đo đường huyết đều đi kèm dung dịch chứng để người dùng có thể kiểm tra độ chính xác của máy đo và que thử.

Ngoài ra, thi thoảng nên mang máy đo theo khi đi tái khám và so sánh kết quả của máy với kết quả xét nghiệm xem có sự chênh lệch hay không.

5. Ghi lại kết quả mỗi lần đo

Người bệnh có thể ghi kết quả của mỗi lần đo vào một cuốn sổ hoặc sử dụng ứng dụng điện thoại. Các ứng dụng này sẽ giúp theo dõi đường huyết và cho biết mức đường huyết trung bình. Nên ghi lại cả thời điểm tiến hành đo đường huyết trong ngày và khoảng thời gian tính từ bữa ăn gần nhất. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ biết được tình trạng đường huyết và phần nào xác định được nguyên nhân trong trường hợp người bệnh bị tăng đường huyết đột ngột.

6. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng

Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết để tránh bị nhiễm trùng. Không dùng chung máy đo đường huyết với người khác, kể cả người thân trong gia đình, vứt bỏ kim chích máu và que thử sau mỗi lần sử dụng và chờ ngón tay ngừng chảy máu hoàn toàn mới làm việc tiếp.

Cách giảm đau đầu ngón tay do đo đường huyết

Do phải lấy máu ở đầu ngón tay nên việc kiểm tra đường huyết hàng ngày có thể gây đau đầu ngón tay. Dưới đây là một số cách để giảm đau ngón tay:

  • Không dùng lại kim chích máu. Việc dùng lại nhiều lần sẽ khiến kim không còn sắc nhọn và khi đâm sẽ làm ngón tay bị đau hơn.
  • Đâm kim vào vùng bên cạnh của đầu ngón tay. Đâm vào chính giữa đầu ngón tay sẽ gây đau nhiều hơn.
  • Không bóp ngón tay sau khi đâm kim để nặn máu. Chỉ cần buông thõng bàn tay để máu dồn xuống đầu ngón tay. Ngoài ra:
    • Có thể tăng lưu lượng máu ở đầu ngón tay bằng cách rửa tay với nước ấm.
    • Nếu lấy được quá ít máu thì có thể bóp ngón tay nhưng nên bắt đầu từ gốc ngón tay rồi bóp dần đến đầu ngón tay cho đến khi lấy đủ máu.
    • Không lấy máu nhiều lần ở cùng một ngón tay, nên thay đổi vị trí lấy máu mỗi lần. Hãy nhớ lần trước đã lấy máu ở ngón nào và lần sau chuyển sang ngón tay khác.
    • Nếu ngón tay bị đau thì hãy tránh sử dụng ngón tay đó trong vài ngày.
    • Nếu tình trạng đau ngón tay kéo dài thì hãy nói với bác sĩ về việc đổi loại máy đo đường huyết. Một số loại máu cho phép lấy máu ở các vị trí khác của cơ thể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo đường huyết

Theo dõi sát sao mức đường huyết là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả đo đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Khoảng cách giữa thời điểm đo đường huyết và bữa ăn trước đó
  • Thời điểm đo đường huyết trong ngày
  • Nồng độ hormone
  • Nhiễm trùng hoặc bệnh tật
  • Thuốc

Cần lưu ý đến “hiện tượng bình minh” – tình trạng hormone tăng bất thường xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng ở hầu hết mọi người. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Nếu có bất kỳ mối quan tâm hay thắc mắc nào về việc theo dõi đường huyết thì hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Nếu kết quả đo đường huyết có sự chênh lệch lớn mỗi ngày dù không thay đổi thời điểm đo thì khả năng là máy đo đã có vấn đề hoặc các bước thực hiện không đúng.

Mức đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Các vấn đề sức khỏe như tiểu đường hay hạ đường huyết rõ ràng sẽ có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến đường trong máu và đôi khi dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết được coi là bình thường ở mỗi người là khác nhau do còn tùy thuộc vào yếu tố sức khỏe. Tuy nhiên, nói chung, những người mắc bệnh tiểu đường nên duy trì đường huyết trong phạm vi từ 80 đến 130 mg/dl trước khi ăn và dưới 180 mg/dl sau bữa ăn.

Khi mức đường huyết nằm ngoài phạm vi này thì sẽ phải xác định nguyên nhân. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường, mức độ hiệu quả của phác đồ điều trị cũng như loại trừ các vấn đề sức khỏe khác có thể khiến lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.

Tiếp tục theo dõi đường huyết trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì phải cho bác sĩ biết ngay lập tức:

  • Chóng mặt
  • Đau nửa đầu khởi phát đột ngột
  • Sưng phù
  • Mất cảm giác ở bàn chân hoặc bàn tay

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thế nào, theo dõi
Tin liên quan
Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường: Hiểu về chỉ số đường huyết
Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường: Hiểu về chỉ số đường huyết

Biết được chỉ số đường huyết của thực phẩm và lựa chọn những thực phẩm có GI thấp sẽ giúp kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu sau bữa ăn. Việc biết chỉ số đường huyết còn giúp kết hợp các loại thực phẩm trong bữa ăn cho phù hợp.

14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2
14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một căn bệnh phổ biến, xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng hết glucose (đường) trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có những triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ sớm.

Hiểu về tiền tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa
Hiểu về tiền tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa

Tiền tiểu đường là một bệnh lý thầm lặng, vì vậy nên khám sức khỏe định kỳ là điều rất quan trọng để phát hiện bệnh từ sớm. Nếu nghi ngờ có thể mình bị tiền tiểu đường thì nên đi khám.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Đi tiểu nhiều lần có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?
Đi tiểu nhiều lần có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu đột nhiên tăng so với bình thường thì hãy cẩn thận vì rất có thể đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần và trong đó có một số nguyên nhân vô hại. Điều quan trọng là phải hiểu tác động của bệnh tiểu đường đến chức năng bàng quang, cũng như là các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây