1

Cách kiểm tra lượng đường trong máu mà không cần máy đo đường huyết

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả hoặc cả hai. Điều này đều dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường.
Cách kiểm tra lượng đường trong máu mà không cần máy đo đường huyết Cách kiểm tra lượng đường trong máu mà không cần máy đo đường huyết

Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng như:

Vì những lý do này nên theo dõi lượng đường trong máu là điều rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Trước khi có máy đo đường huyết, người mắc bệnh tiểu đường theo dõi lượng đường trong máu bằng cách thử nước tiểu. Tuy nhiên, cách này không chính xác và cũng không cho biết lượng đường trong máu tại thời điểm đo.

Máy đo đường huyết giúp biết được chính xác lượng đường trong máu tại thời điểm đo nhưng mỗi lần đo sẽ phải chích đầu ngón tay để lấy máu và có thể phải thực hiện điều này hàng ngày hoặc thậm chí nhiều lần trong ngày. Đối với nhiều người, điều này gây đau đớn, khó chịu và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động cần sử dụng bàn tay hàng ngày. Do đó, không ít người muốn tìm cách kiểm tra lượng đường trong máu mà không cần dùng máy đo đường huyết hoặc ít nhất là không cần phải chích máu ngón tay.

Các cách kiểm tra lượng đường trong máu

Có nhiều cách để kiểm tra lượng đường trong máu và trong đó có những cách không cần phải chích máu từ đầu ngón tay.

Máy đo đường huyết

Mặc dù cần lấy máu từ đầu ngón tay nhưng đây là lựa chọn phổ biến nhất để theo dõi lượng đường trong máu.

Trước tiên, người dùng sẽ lắp que thử vào máy, tiếp theo dùng kim chích đầu ngón tay để lấy máu và chấm mẫu máu lên que thử. Máy sẽ hiện thị kết quả sau vài giây.

Máy đo đường huyết rất tiện lợi vì có kích thước nhỏ, dễ dàng mang theo đi bất cứ đâu. Máy cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Hiện nay có nhiều loại máy đo đường huyết có giá thành phải chăng để người dùng lựa chọn.

Máy đo đường huyết liên tục

Người bệnh cũng có thể sử dụng máy đo đường huyết liên tục (continuous glucose monitor - CGM) để theo dõi lượng đường trong máu. Khác với máy đo đường huyết thông thường chỉ cho biết lượng glucose trong máu tại thời điểm lấy máu, máy đo đường huyết liên tục sẽ tự động đo nồng độ glucose trong máu cách vài phút một lần. Thiết bị này gồm có một cảm biến nhỏ được đặt bên dưới da (thường là ở bụng).

Cảm biến này đo lượng đường trong dịch kẽ, sau đó gửi thông tin đến màn hình hiển thị của máy hoặc đến ứng dụng trên điện thoại. Khi lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, máy sẽ phát chuông báo.

Mặc dù máy đo đường huyết liên tục gồm có cảm biến đặt dưới da nhưng hầu hết các loại máy hiện nay vẫn cần người dùng chích máu ngón tay ít nhất một lần mỗi ngày để hiệu chỉnh thiết bị.

Tuy nhiên, như thế là ít hơn nhiều so với máy đo đường huyết thông thường (có thể phải lấy máu 4 lần trở lên mỗi ngày).

Máy đo đường huyết Freestyle Libre

Freestyle Libre cũng là một thiết bị giúp kiểm tra lượng đường trong máu. Mặc dù có một số điểm giống với máy đo đường huyết thông thường và máy đo đường huyết liên tục nhưng Freestyle Libre có một ưu điểm lớn, đó là không cần phải chích máu ngón tay.

Freestyle Libre cũng gồm có một cảm biến nhỏ được đặt bên dưới da nhưng không đo lượng đường trong máu liên tục giống như CGM.

Thay vì chích máu ngón tay, người dùng sẽ sử dụng đầu đọc để quét lên cảm biến khi muốn kiểm tra lượng đường trong máu.

Que thử nước tiểu

Đây cũng là một cách để kiểm tra lượng đường. Người bệnh chỉ cần nhúng que thử vào mẫu nước tiểu, sau đó chờ vài phút để que thử đổi màu và so sánh với bảng đối chiếu. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm này là chỉ có thể phát hiện đường trong nước tiểu chứ không cung cấp chỉ số đường huyết chính xác.

Mặc dù không cần lấy máu nhưng phương pháp kiểm tra này không thuận tiện vì cần có hộp đựng nước tiểu. Ngoài ra, kết quả đo sẽ không chính xác nếu như nước tiểu ở trong bàng quang quá lâu.

Cách giảm đau đớn khi chích máu ngón tay

Đầu ngón tay có nhiều đầu dây thần kinh hơn nên nhạy cảm hơn và dễ bị đau hơn so với các khu vực khác.

Nếu sử dụng máy đo đường huyết thông thường hoặc máy đo đường huyết liên tục, bạn có thể thử các cách sau đây để giảm bớt đau đớn mỗi khi chích máu ngón tay.

  • Chích ở mặt bên của đầu ngón tay thay vì chích ở chính giữa. Phần này của ngón tay đỡ nhạy cảm hơn.
  • Đọc hướng dẫn sử dụng của thiết bị. Một số loại máy cho phép lấy máu ở lòng bàn tay, cánh tay hoặc đùi thay vì phải lấy máu từ ngón tay.
  • Không lau ngón tay bằng cồn trước khi lấy máu vì điều này có thể làm tăng độ nhạy cảm của da. Thay vào đó, chỉ rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Làm ấm bàn tay trước khi lấy máu. Tay lạnh sẽ bị đau nhiều hơn khi đâm kim. Xoa hai bàn tay vào nhau trong vài phút để tăng lưu thông máu và giảm đau khi chích đầu ngón tay.
  • Mỗi lần lấy máu ở một ngón tay khác nhau hoặc vị trí khác nhau trên một ngón tay.
  • Sử dụng kim mới mỗi lần lấy máu. Độ sắc nhọn cuả kim chích ngón tay sẽ giảm sau vài lần sử dụng và điều này có thể làm tăng cảm giác đau.
  • Nếu sử dụng máy đo đường huyết liên tục, người bệnh có thể sẽ thấy hơi khó chịu khi đưa cảm biến vào bên dưới da. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ là tạm thời và sau đó sẽ hoàn toàn không thấy đau. Nếu vẫn thấy đau hoặc khó chịu sau khi đặt cảm biến vào dưới da thì nên báo cho bác sĩ.

Tại sao cần kiểm tra lượng đường trong máu?

Kiểm tra lượng đường trong máu là điều rất quan trọng để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường vì lượng đường trong máu cao hay thấp đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Lượng đường trong máu quá cao (tăng đường huyết) có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Tổn thương thần kinh
  • Tổn thương thận
  • Cao huyết áp
  • Đột quỵ
  • Tăng nhãn áp
  • Các vấn đề về da

Dấu hiệu của lượng đường trong máu cao và thấp

Các dấu hiệu của lượng đường trong máu cao:

  • Mệt mỏi
  • Khát nước
  • Hụt hơi
  • Hơi thở có trái cây
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Khô miệng
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Các dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp:

  • Chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Đói
  • Mơ hồ, thiếu tỉnh táo
  • Mệt mỏi, buồn ngủ
  • Khó nói
  • Run tay
  • Tim đập nhanh
  • Hụt hơi
  • Cáu gắt

Lượng đường trong máu có thể dao động trong suốt cả ngày, đặc biệt là sau bữa ăn, sau khi tập thể dục và khi bị stress. Vì vậy, điều quan trọng là phải theo dõi cẩn thận mức đường huyết và cố gắng giữ đường huyết ổn định trong phạm vi khỏe mạnh.

Đường huyết trên 70 mg/dL (3,9 mmol/L) nhưng dưới 140 mg/dl (7,8 mmol/l) thường được coi là nằm trong phạm vi lý tưởng.

Nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, ngay cả khi không có các triệu chứng tăng hay hạ đường huyết. Trong nhiều trường hợp, tăng đường huyết và hạ đường huyết không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Các công nghệ đo đường huyết trong tương lai

Hiện nay, máy đo đường huyết thông thường và máy đo đường huyết liên tục vẫn là những cách chính để theo dõi lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ có những phương pháp khác ưu việt hơn, chẳng hạn như:

  • Đo đường huyết bằng các loại sóng: Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ mới. Ví dụ, một số người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 2 ở Châu Âu đã được cho thử nghiệm máy đo đường huyết GlucoTrack – thiết bị đo lượng đường trong máu bằng sóng siêu âm, nam châm điện và nhiệt.
  • Sóng vô tuyến: Một thiết bị đo đường huyết bằng sóng vô tuyến có tên là GlucoWise hiện cũng đang trong quá trình thử nghiệm.
  • Nước mắt: Một số nhà khoa học hiện đang nghiên cứu một loại cảm biến theo dõi lượng đường trong máu ở mí mắt dưới (NovioSense). Thiết bị này đo lượng đường trong nước mắt.
  • Kính áp tròng và laser: Trong tương lai rất có thể sẽ một loại kính áp tròng thông minh giúp đo lượng đường trong máu. Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể kiểm tra lượng đường trong máu bằng laser mà không cần phải chích máu hay đặt cảm biến dưới da.

Kết luận

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính cần điều trị suốt đời. Theo dõi sát sao lượng đường trong máu là một phần rất quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh và đột quỵ. Hai cách chính để theo dõi lượng đường trong máu hiện nay là sử dụng máy đo đường huyết thông thường và máy đo đường huyết liên tục. Mặc dù các thiết bị này đòi hỏi phải chích máu từ đầu ngón tay nhưng nếu biết cách thì việc chích máu sẽ không quá đau đớn, khó chịu. Trong tương lai không xa rất có thể sẽ có thêm các cách khác để kiểm tra lượng đường trong máu mà không cần phải chích ngón tay.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ăn chuối có làm tăng lượng đường trong máu không?
Ăn chuối có làm tăng lượng đường trong máu không?

Khi mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định nhất có thể. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số biến chứng bệnh tiểu đường. Vì lý do này nên những người mắc bệnh tiểu đường phải tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm gây tăng đột biến lượng đường trong máu.

Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin), việc tính toán chính xác lượng carbohydrate và liều insulin cho các bữa ăn và những khi bị tăng đường huyết là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.

Lợi ích của insulin bữa ăn trong kiểm soát đường huyết
Lợi ích của insulin bữa ăn trong kiểm soát đường huyết

Insulin bữa ăn (mealtime insulin) là một loại insulin tác dụng nhanh. Người mắc bệnh tiểu đường có thể phải dùng insulin bữa ăn cùng với các loại insulin có tác dụng lâu hơn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.

Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng
Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng

Tiêm insulin có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Insulin từ bên ngoài có tác dụng thay thế hoặc bổ sung cho insulin tự nhiên của cơ thể.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  4 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  103 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây