1

Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Thay đổi lối sống

Trong nhiều trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2, chỉ cần thay đổi lối sống là đủ kiểm soát lượng đường trong máu. Và cho dù có dùng thuốc thì người bệnh vẫn phải kết hợp với lối sống lành mạnh.

Để giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh, người bệnh cần:

  • ăn uống cân bằng, đủ chất
  • tập cardio ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
  • tập các bài tập tăng cơ, ví dụ như tập tạ 2 buổi mỗi tuần
  • ngủ đủ giấc
  • hạn chế căng thẳng

Những người thừa cân hoặc béo phì sẽ phải giảm cân. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh xây dựng kế hoạch giảm cân an toàn và hiệu quả.

Những người hút thuốc phải cai thuốc càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường type 2.

Dùng thuốc đường uống

Ngoài thay đổi lối sống, người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể sẽ phải dùng các loại thuốc đường uống để giảm và kiểm soát lượng đường trong máu.

Có nhiều loại thuốc đường uống được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2, gồm có:

  • Thuốc ức chế men alpha-glucosidase
  • Biguanide (metformin)
  • Axit mật
  • Thuốc chủ vận dopamin-2
  • Thuốc ức chế DPP-4
  • Meglitinide
  • Thuốc ức chế SGLT2
  • Sulfonylurea
  • Thiazolidinedione

Người bệnh có thể phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc đường uống. Thường sẽ phải thử qua các loại thuốc khác nhau để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất.

Thuốc tiêm

Insulin không phải loại thuốc tiêm duy nhất được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2 mà ngoài ra còn có các loại thuốc tiêm khác, ví dụ như thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 và chất tương tự amylin. Những loại thuốc này đều có tác dụng giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường, đặc biệt là sau bữa ăn.

Tùy thuộc vào loại thuốc mà người bệnh sẽ phải tiêm hàng ngày hoặc tiêm hàng tuần. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách tiêm, liều lượng và thời gian tiêm khi kê thuốc.

Phẫu thuật giảm cân

Đối với những người béo phì và không thể giảm cân bằng các phương pháp thông thường, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật giảm cân để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2. Việc giảm cân có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Trong một tuyên bố chung được đưa ra vào năm 2016, nhiều tổ chức về bệnh tiểu đường đã khuyến nghị phẫu thuật giảm cân để điều trị bệnh tiểu đường type 2 ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên. Các tổ chức này cũng khuyến nghị phẫu thuật giảm cân đối với những người có BMI từ 35 đến 39 và không thể kiểm soát đường huyết bằng thay đổi lối sống và thuốc. (1)

Một số phương pháp điều trị tiểu đường có thể gây tác dụng phụ

Thuốc, phẫu thuật và các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường khác có thể gây ra tác dụng phụ. Loại và nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của mỗi phương pháp điều trị là khác nhau.

Trước khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về những lợi ích, rủi ro và tương tác thuốc. Cũng cần cho bác sĩ biết khi đang mang thai hoặc cho con bú vì một số loại thuốc không an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Phẫu thuật cũng tiềm ẩn một số rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng tại vết mổ. Cần tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ cả trước và sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ biến chứng. hậu phẫu

Nếu gặp phải các vấn đề bất thường nghi là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tiểu đường, hãy báo ngay cho bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều chỉnh phác đồ điều trị.

Phác đồ điều trị có thể thay đổi theo thời gian

Theo thời gian, tình trạng bệnh tiểu đường và phác đồ điều trị có thể thay đổi. Nếu đã thay đổi lối sống và dùng thuốc mà mức đường huyết vẫn thường xuyên tăng cao thì có thể sẽ phải bắt đầu dùng insulin. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Tóm tắt bài viết

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 2 mà không cần dùng đến insulin, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống, thuốc tiêm và giảm cân nếu thừa cân. Có một điều quan trọng mà người bệnh cần lưu ý, đó là phác đồ điều trị có thể thay đổi theo thời gian. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về phác đồ điều trị, người bệnh hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin), việc tính toán chính xác lượng carbohydrate và liều insulin cho các bữa ăn và những khi bị tăng đường huyết là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.

Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng
Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng

Tiêm insulin có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Insulin từ bên ngoài có tác dụng thay thế hoặc bổ sung cho insulin tự nhiên của cơ thể.

Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không?
Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không?

Di truyền được cho là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường type 1. Di truyền ở đây bao gồm cả tiền sử gia đình và sự hiện diện của một số gen nhất định.

Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?
Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?

Trong suốt nhiều thập kỷ, các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn tin rằng tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Loại rối loạn này xảy ra khi các quá trình hóa học tự nhiên của cơ thể không diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tiểu đường type 2 có thể là một bệnh tự miễn. Nếu vậy, bệnh lý này có thể được điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp mới.

Cách sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP để điều trị bệnh tiểu đường type 2
Cách sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP để điều trị bệnh tiểu đường type 2

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (glucagon-like peptide-1) là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu. Ngoài điều trị tiểu đường, nhóm thuốc này còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim và chức năng thận.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  3 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  85 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây