1

Bệnh tiểu đường type 2 có làm giảm tuổi thọ không??

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải một số biến chứng và các biến chứng này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Bệnh tiểu đường type 2 có làm giảm tuổi thọ không?? Bệnh tiểu đường type 2 có làm giảm tuổi thọ không??

Bệnh tiểu đường và tuổi thọ

Bệnh tiểu đường type 2 thường xảy ra sau tuổi 45, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ở những người trẻ tuổi đang gia tăng. Căn bệnh này có đặc trưng là lượng đường trong máu cao hay còn gọi là tăng đường huyết. Tiểu đường type 2 thường là kết quả của thói quen sinh hoạt không lành mạnh kết hợp với thừa cân, béo phì và gen di truyền. Theo thời gian, tình trạng lượng đường trong máu cao không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Người bị tiểu đường type 2 còn có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý làm giảm tuổi thọ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 7 tại quốc gia này. Tuy nhiên, hiện chưa có số liệu thống kê chính xác người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể sống được bao lâu. Càng kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì nguy cơ mắc các bệnh rút ngắn tuổi thọ sẽ càng thấp.

Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 là bệnh tim mạch. Điều này là do lượng đường trong máu cao sẽ dần dần làm hỏng các mạch máu và một lý do nữa là những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường cũng bị cao huyết áp, cholesterol cao và các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các yếu tố nguy cơ

Ở người mắc bệnh tiểu đường type 2, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và những biến chứng này có thể làm giảm tuổi thọ. Các yếu tố này gồm có:

  • Lượng đường trong máu cao: Lượng đường trong máu cao không được kiểm soát ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và góp phần dẫn đến các biến chứng.
  • Cao huyết áp: Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), 71% người mắc bệnh tiểu đường bị cao huyết áp. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, đột quỵ, bệnh tim mạch và các biến chứng khác.
  • Rối loạn lipid: Theo ADA, 65% người mắc bệnh tiểu đường có nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL hay cholesterol xấu) ở mức cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu. Mức triglyceride cao và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL hay cholesterol tốt) ở mức thấp cũng là những vấn đề phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường và cũng làm tăng nguy cơ biến chứng.
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường và còn làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Do các yếu tố kể trên, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải một số biến chứng và các biến chứng này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Bệnh thận

Theo ADA, bệnh tiểu đường là nguyên nhân của 44% số ca suy thận mới tại Mỹ. Bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cả hai căn bệnh này đều làm giảm tuổi thọ.

Bệnh lý thần kinh

Lượng đường trong máu cao kéo dài sẽ dần dần làm hỏng các dây thần kinh. Nếu tình trạng này xảy ra ở các dây thần kinh tự chủ kiểm soát các chức năng vô thức của cơ thể, chẳng hạn như nhịp tim và huyết áp thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng làm giảm tuổi thọ.

Tổn thương các dây thần kinh ngoại biên có thể gây giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Điều này có thể dẫn đến tình trạng vết thương chậm lành hoặc không được phát hiện, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và cắt cụt chi. Lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho nhiễm trùng lâu khỏi hơn và nhiễm trùng lây lan theo máu có thể gây tử vong.

Bệnh nha chu

Người mắc tiểu đường type 2 có nguy cơ bị bệnh nha chu cao hơn so với người không bị tiểu đường.

Biến chứng này của bệnh tiểu đường gây ra nhiều vấn đề như:

  • Giảm tuần hoàn máu
  • Tăng hình thành mảng bám do lượng đường trong máu cao
  • Giảm tiết nước bọt, gây khô miệng
  • Giảm collagen bảo vệ trong nướu

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nha chu có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch và từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh nha chu là chăm sóc răng miệng đúng cách và khám răng định kỳ.

Nhiễm toan ceton

Mặc dù hiếm gặp ở người mắc bệnh tiểu đường type 2 nhưng lượng đường trong máu cao mà lại không sử dụng insulin hoặc liều insulin không đủ có thể làm tăng nồng độ ceton trong máu, gây ra một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong gọi là nhiễm toan ceton.

Làm thế nào để tăng tuổi thọ khi mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh lý mãn tính, hiện chưa có cách chữa trị khỏi. Một khi mắc bệnh thì sẽ phải kiểm soát suốt đời. Điều quan trọng trước tiên để kiểm soát bệnh tiểu đường là người bệnh phải đo đường huyết thường xuyên để đảm bảo lượng đường trong máu luôn được duy trì trong phạm vi an toàn. Dùng thuốc đúng liều cũng là cần thiết để giữ mức đường huyết khỏe mạnh. Điều chỉnh thói quen lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và tập thể dục thường xuyên cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường càng được kiểm soát tốt thì tuổi thọ sẽ càng kéo dài.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh tiểu đường type 1 có chữa khỏi được không?
Bệnh tiểu đường type 1 có chữa khỏi được không?

Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường type 1 nhưng các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và một số trong đó đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn.

Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2
14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một căn bệnh phổ biến, xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng hết glucose (đường) trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có những triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ sớm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây