1

Tại sao bệnh tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ gãy xương?

Nghiên cứu đã chỉ ra những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người không mắc bệnh.
Tại sao bệnh tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ gãy xương? Tại sao bệnh tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ gãy xương?

Theo thời gian, mật độ xương giảm và đó là lý do tại sao người lớn tuổi dễ bị gãy xương. Tuy nhiên, ở những người bị tiểu đường type 1, tình trạng này diễn ra sớm hơn và do đó, những người mắc bệnh lý này có nguy cơ gãy xương do mất xương ở độ tuổi trẻ hơn và một khi bị gãy, xương cũng lâu liền lại hơn. Theo một nghiên cứu, nguy cơ gãy xương hông tăng cao gấp 7 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 từ 20 đến 60 tuổi. (1)

Bệnh tiểu đường có thể trì hoãn hoặc làm gián đoạn quá trình phục hồi vết thương, bao gồm cả gãy xương. Điều này khiến xương gãy lâu liền và làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Lượng đường trong máu cao hay tăng đường huyết – đặc trưng của bệnh tiểu đường - gây cản trở quá trình hình thành và liền xương. Một số vấn đề sức khỏe khác đi kèm bệnh tiểu đường cũng góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương.

Bài viết dưới đây sẽ lý giải rõ hơn nguyên nhân tại sao những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gãy xương cao hơn và những cách để bảo vệ sức khỏe xương.

Tại sao người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị gãy xương cao hơn?

Bệnh tiểu đường làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Hệ miễn dịch bị xáo trộn khiến những người mắc bệnh lý này dễ bị nhiễm trùng và các biến chứng khác. Ở người bị bệnh tiểu đường, quá trình liền xương sau gãy có thể lâu hơn tới 87% so với người không bị tiểu đường và nguy cơ xảy ra biến chứng do gãy xương cũng cao hơn. (2)

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gãy xương ở người bệnh tiểu đường gồm có:

  • Lượng đường trong máu thấp hay hạ đường huyết: Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mất phương hướng và đứng không vững. Những triệu chứng này có thể dẫn đến ngã và gãy xương.
  • Lượng đường trong máu cao hay tăng đường huyết: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao thúc đẩy sự tạo ra các sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycation end product – AGE) và điều này có thể góp phần khiến cho xương dễ gãy. Trong các nghiên cứu được thực hiện trên chuột, các nhà khoa học đã quan sát thấy sự tích tụ AGE cùng với sự giảm hình thành xương ở những con chuột bị tăng đường huyết.
  • Các biến chứng của bệnh tiểu đường: Một số biến chứng của bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và gãy xương, chẳng hạn như bệnh võng mạc đái tháo đường (gây suy giảm thị lực hay thậm chí mù lòa), tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh) ở bàn chân hoặc cẳng chân gây khó khăn cho việc đi lại.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Một trong những loại thuốc điển hình có thể gây ra điều này là insulin vì insulin có tác dụng phụ là hạ đường huyết. Tất cả những người mắc bệnh tiểu đường type 1 đều phải sử dụng insulin do cơ thể không còn khả năng tự tạo ra insulin và một số người bị tiểu đường type 2 cũng cần sử dụng insulin. Insulin có thể được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm, sử dụng máy bơm hoặc hít. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe đi kèm bệnh tiểu đường, chẳng hạn như thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây chóng mặt, điều này làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương.
  • Các bệnh đi kèm: Nhiều người bị tiểu đường còn mắc một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, bệnh celiac và viêm khớp dạng thấp. Các bệnh lý này cũng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe xương?

Các biến chứng của bệnh tiểu đường có tác động tiêu cực đến sức khỏe xương:

  • Làm giảm sự ổn định thể chất và chuyển động, dẫn đến nguy cơ té ngã cao hơn
  • Làm giảm lưu thông máu, gây ảnh hưởng đến sự hình thành và duy trì khối lượng xương

Dưới đây là các biến chứng chính của bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Bệnh võng mạc

Bệnh võng mạc xảy ra khi các mạch máu ở phía sau của mắt bị tổn thương. Bệnh võng mạc gây suy giảm thị lực, đi lại không vững, dẫn đến dễ té ngã và gãy xương.

Ngoài ra, tình trạng suy giảm thị lực còn khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin về chuyển động cơ thể nói chung và giảm vận động. Ít vận động thể chất sẽ khiến cho xương và cơ trở nên suy yếu.

Trong một nghiên cứu tại Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa bệnh võng mạc đái tháo đường và sự giảm mật độ xương cũng như sự gia tăng nguy cơ loãng xương ở phụ nữ. Từ phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh võng mạc có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy mật độ xương giảm. Tuy nhiên, mối liên hệ này không được quan sát thấy ở nam giới.

Bệnh thần kinh

Tổn thương dây thần kinh hay bệnh lý thần kinh làm tăng nguy cơ té ngã và làm giảm lưu lượng máu đến xương, cả hai điều này đều ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Bệnh thần kinh gây giảm cảm giác ở tứ chi và giảm khả năng phối hợp động tác (mất điều hòa). Tất cả những điều này làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương. Ngoài ra, bệnh thần kinh còn làm gián đoạn lưu thông máu đến xương, điều này làm gián đoạn các quá trình góp phần hình thành và duy trì khối lượng xương, dẫn đến xương suy yếu dần theo thời gian.

Bệnh thận

Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng lọc máu và điều hòa các hormone kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể sẽ kém đi. Cả hai điều này đều ảnh hưởng đến quá trình hình thành và duy trì mật độ xương. Theo thời gian, khả năng khôi phục khối lượng xương và mô của cơ thể sẽ suy giảm.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đến xương có khác nhau không?

Mặc dù cả tiểu đường type 1 và type 2 đều có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương nhưng mức độ ảnh hưởng của hai loại tiểu đường là không giống nhau.

Những người bị tiểu đường type 1 có nguy cơ cao bị gãy xương ở độ tuổi trẻ hơn. Lý do là vì loại tiểu đường này thường xảy ra ngay từ khi còn nhỏ hoặc độ tuổi thiếu niên và do đó, những thay đổi về mật độ xương xảy ra sớm hơn. Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công tuyến tụy, khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Insulin là một chất đồng hóa cho xương, có nghĩa là hormone này tham gia vào quá trình hình thành xương và do đó, sự thiếu hụt insulin sẽ góp phần vào khiến sức khỏe xương suy giảm.

Sự gia tăng nguy cơ gãy xương ở những người bị tiểu đường type 2 tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh và lượng insulin sử dụng. Mắc bệnh càng lâu thì xương càng yếu và càng dễ gãy.

Dù là loại tiểu đường nào, tăng đường huyết đều khiến cơ thể tạo ra nhiều AGE hơn cùng với stress oxy hóa và điều này góp phần làm cho xương dễ gãy. Cả hai yếu tố này còn làm giảm tốc độ tạo xương và khiến xương lâu liền sau gãy.

Gãy xương có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu không?

Gãy xương có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các chấn thương như gãy xương có thể dẫn đến tăng đường huyết do stress. Điều này có thể xảy ra ở cả người bị tiểu đường và người không mắc bệnh. Vì tăng đường huyết có thể làm chậm tốc độ liền xương nên cần phải theo dõi và kiểm soát mức đường huyết trong thời gian phục hồi sau khi bị gãy xương.

Điều trị gãy xương

Xương bị gãy thường được cố định bằng cách bó bột hoặc nẹp để hạn chế sự cử động ở khu vực bị chấn thương và giữ cho các đầu xương gãy ở đúng vị trí cho đến khi liền lại.

Cố gắng nghỉ ngơi, hạn chế đè nặng hay gây áp lực lên phần xương bị gãy. Nếu cần thiết có thể uống thuốc giảm đau và các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào như sưng tấy, đỏ, nóng, mất cảm giác hay chảy máu thì phải đi khám ngay lập tức.

Cách cải thiện sức khỏe xương

Những cách giúp cải thiện sức khỏe xương cho người mắc bệnh tiểu đường:

  • Kiểm soát đường huyết: Tăng hay hạ đường huyết mãn tính đều gây suy yếu sức khỏe xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Giữ ổn định đường huyết trong phạm vi khỏe mạnh sẽ giúp làm giảm nguy cơ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp bạn củng cố sự chắc khỏe của xương và lưu thông máu. Nên kết hợp cả tập cardio và các bài tập chịu trọng lực như tập tạ để có kết quả tốt nhất. Lưu thông máu tốt sẽ có lợi cho sự duy trì mật độ xương và liền xương khi xảy ra gãy xương. Tập thể dục còn giúp cải thiện khả năng thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã.
  • Ăn đủ chất: Những người mắc bệnh tiểu đường cần cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như là sức mạnh của xương và cơ. Các chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe xương là canxi, magiê,vitamin D và C. Nếu chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ những chất này thì sẽ phải dùng thực phẩm chức năng để bổ sung nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tóm tắt bài viết

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả xương. Lượng đường trong máu cao kéo dài khiến cho xương suy yếu và dễ gãy. Một số loại thuốc được dùng cho người bệnh tiểu đường như insulin và các biến chứng của bệnh tiểu đường cũng góp phần làm tăng nguy cơ gãy xương. Theo dõi đường huyết thường xuyên, ăn uống đủ chất và tập thể dục đều đặn sẽ giúp kiểm soát ổn định đường huyết, nhờ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và duy trì xương chắc khỏe cho người bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn?

Bệnh tiểu đường type 2 có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các dạng suy giảm nhận thức khác nhau, gồm có bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ não mạch và suy giảm nhận thức nhẹ - tình trạng xảy ra trước sa sút trí tuệ.

Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.

Lipitor có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Lipitor có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Giống như các loại thuốc khác, Lipitor cũng có một số tác dụng phụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lipitor có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2
14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một căn bệnh phổ biến, xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng hết glucose (đường) trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có những triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ sớm.

Tập tạ có thể giảm nguy cơ tiểu đường type 2
Tập tạ có thể giảm nguy cơ tiểu đường type 2

Tập thể dục có lợi cho hầu hết tất cả mọi người nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng Strength training đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây