1

Cách phòng tránh hạ đường huyết ban đêm ở người bị tiểu đường type 1

Hạ đường huyết ban đêm là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp trong khi ngủ vào ban đêm. Các yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết ban đêm gồm có chỉ số A1c thấp, tập thể dục, đường huyết thấp trước khi đi ngủ và hạ đường huyết vào ban ngày. Trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh nghi ngờ mình bị hạ đường huyết ban đêm để có biện pháp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Cách phòng tránh hạ đường huyết ban đêm ở người bị tiểu đường type 1 Cách phòng tránh hạ đường huyết ban đêm ở người bị tiểu đường type 1

Hạ đường huyết ban đêm là gì?

Hạ đường huyết ban đêm (nocturnal hypoglycemia) là thuật ngữ y học chỉ tình trạng lượng đường trong máu giảm thấp trong khi ngủ vào ban đêm.

Lượng đường trong máu thấp hay hạ đường huyết được định nghĩa là dưới 70 mg/dL. Hạ đường huyết nghiêm trọng là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 55 mg/dL.

Thông thường, hạ đường huyết ban ngày được điều trị bằng cách đo đường huyết và khắc phục các triệu chứng.

Mặt khác, hạ đường huyết ban đêm có thể không được phát hiện. Kết quả là lượng đường trong máu có thể giảm xuống mức thấp nghiêm trọng. Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2017 chỉ ra rằng hơn một nửa số trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng xảy ra vào ban đêm.

Có nhiều cách để điều trị và phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết về đêm. Biết rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp duy trì ổn định lượng đường trong máu là những cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết ban đêm.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết ban đêm

Co một số yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ban đêm. Một nghiên cứu vào năm 2015 được thực hiện trên 45 người (từ 15 đến 45 tuổi) mắc bệnh tiểu đường type 1 dùng insulin hàng ngày đã xác định được các yếu tố nguy cơ sau đây: (1)

  • Chỉ số xét nghiệm HbA1c (A1c) thấp (chỉ số này cho biết mức đường huyết trung bình trong thời gian một vài tháng)
  • Tập thể dục cường độ vừa hoặc cao trong ngày, trước khi xảy ra tình trạng hạ đường huyết ban đêm
  • Đường huyết ở mức thấp trước khi đi ngủ
  • Hạ đường huyết vào ban ngày

Ngoài ra, tình trạng hạ đường huyết vào ban ngày hoặc ban đêm còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Thời tiết nóng ẩm
  • Thay đổi lịch trình hoạt động hoặc thói quen sinh hoạt
  • Bị ốm
  • Có kinh nguyệt
  • Dậy thì (ở trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1)
  • Ở nơi có độ cao lớn
  • Dùng insulin quá liều
  • Ăn quá ít carbohydrate
  • Tiêm insulin sai thời điểm
  • Tập thể dục
  • Uống rượu bia

Như vậy là có rất nhiều yếu tố, một số trong đó là các yếu tố môi trường, có thể gây ra tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Triệu chứng hạ đường huyết ban đêm

Những thay đổi về thể chất là dấu hiệu cảnh báo rõ nhất tình trạng hạ đường huyết.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của hạ đường huyết ban đêm:

  • Ngủ không yên giấc
  • Đổ mồ hôi hoặc da nóng, ẩm
  • Nhịp thở tăng nhanh
  • Đột ngột thở chậm
  • Tim đập nhanh
  • Run tay
  • Mơ thấy ác mộng hoặc rối loạn giấc ngủ

Nếu hạ đường huyết xảy ra trong khi ngủ, người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng sau đây khi thức dậy:

  • Đau đầu, đầu óc mơ hồ, không tỉnh táo
  • Cáu gắt
  • Cảm giác mệt mỏi vào ngày hôm sau
  • Ga trải giường và quần áo ẩm ướt (dấu hiệu của đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm)
  • Rối loạn giấc ngủ

Một số người bị hạ đường huyết vô thức (hypoglycemia unawareness). Đây là tình trạng mà lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp nhưng người bệnh không nhận thấy triệu chứng. Trong những trường hợp này, hạ đường huyết ban đêm thường xảy ra mà không được phát hiện.

Những người bị hạ đường huyết vô thức còn có nguy cơ cao bị hạ đường huyết nghiêm trọng (dưới 55 mg/dL). Khi xảy ra hạ đường huyết nghiêm trọng, người bệnh sẽ không thể tự điều trị mà phải cần đến sự trợ giúp của người xung quanh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết vô thức:

  • Đã mắc bệnh tiểu đường được một thời gian dài (từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn).
  • Thường xuyên bị hạ đường huyết
  • Dùng một số loại thuốc, ví dụ như thuốc chẹn beta.

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy hạ đường huyết vô thức khiến những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ bị hạ đường huyết nghiêm trọng cao hơn gấp 6 lần.

Cách xử trí và phòng ngừa hạ đường huyết ban đêm

Cách xử trí khi xảy ra hạ đường huyết ban đêm cũng tương tự như hạ đường huyết ban ngày: bổ sung một loại carbohydrate tác dụng nhanh và một loại carbohydrate tác dụng chậm.

Nếu nhận thấy người nằm cạnh có dấu hiệu hạ đường huyết trong khi ngủ thì phải đánh thức người đó dậy. Đối với trẻ nhỏ, nếu trẻ có thể tự ngồi thì hãy cho trẻ ăn kẹo ngọt, uống nước trái cây hoặc một nguồn carb tác dụng nhanh khác. Sau khi nạp carb, người bệnh cần ăn uống và đo đường huyết vài giờ một lần.

Nếu như người bệnh không thể tỉnh dậy thì hãy tiêm glucagon.

Nếu như trong nhà không có glucagon thì phải gọi cấp cứu hoặc đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế. Nếu người bệnh ngừng thở và không thấy mạch đập thì hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo.

Sau khi tiêm glucagon và tỉnh lại, người bệnh cần ăn uống và đo đường huyết vài giờ một lần.

Nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các cách phòng ngừa hạ đường huyết ban đêm về lâu dài. Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết ban đêm:

  • Đo đường huyết trước khi đi ngủ
  • Ăn đủ bữa
  • Điều chỉnh liều insulin trước khi đi ngủ nếu cần thiết

Tổ chức Đái tháo đường Canada khuyến nghị những người đang sử dụng liệu pháp insulin tích cực nên định kỳ đo đường huyết vào ban đêm. Nên đo vào thời điểm insulin đạt hiệu quả tối đa. Mục đích là để phòng ngừa hạ đường huyết vào ban ngày và giảm nguy cơ hạ đường huyết ban đêm.

Người bệnh tiểu đường type 1 có thể sử dụng máy đo đường huyết liên tục (CGM) để ngăn ngừa hạ đường huyết nghiêm trọng. Máy đo đường huyết liên tục là một thiết bị nhỏ được đặt dưới da, có tác dụng đo lượng đường trong máu vài phút một lần. Máy sẽ báo khi lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao.

Khi nào cần đi khám?

Người bệnh nên đi khám nếu thường xuyên bị hạ đường huyết vào ban đêm. Có thể sẽ phải điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh tiểu đường hiện tại.

Một số giải pháp mà bác sĩ có thể đưa ra gồm có:

  • Thay đổi liều, loại hoặc thời gian tiêm insulin.
  • Thay đổi liều, loại hoặc thời gian sử dụng các loại thuốc khác.
  • Chuyển sang phương pháp theo dõi đường huyết mới, chẳng hạn như dùng máy đo đường huyết liên tục.

Nếu gặp bất kỳ khó khăn hay có thắc mắc nào về việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 1, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Tóm tắt bài viết

Hạ đường huyết ban đêm là tình trạng lượng đường trong máu thấp xảy ra trong khi ngủ vào ban đêm. Cách xử lý hạ đường huyết ban đêm cũng tương tự như hạ đường huyết ban ngày, đó là ăn hoặc uống một thứ gì đó chứa carb tác dụng nhanh. Trường hợp nghiêm trọng sẽ cần dùng glucagon hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu. Để giảm nguy cơ hạ đường huyết, người bệnh cần theo dõi sát sao mức đường huyết, kết hợp với duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng liều insulin phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: hạ đường, ban đêm
Tin liên quan
Cách xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2
Cách xử trí hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, không phải lúc nào lượng đường trong máu cũng cao. Đường trong máu cũng có thể xuống quá thấp, tình trạng này được gọi là hạ đường huyết.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Hiểu về tiền tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa
Hiểu về tiền tiểu đường: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa

Tiền tiểu đường là một bệnh lý thầm lặng, vì vậy nên khám sức khỏe định kỳ là điều rất quan trọng để phát hiện bệnh từ sớm. Nếu nghi ngờ có thể mình bị tiền tiểu đường thì nên đi khám.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây