1

Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Có nhiều loại thuốc để điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau nhưng đa số có chung mục đích là giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý có đặc trưng là lượng đường trong máu (glucose) ở mức cao.

Điều này xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Insulin là một hormone giúp cơ thể sử dụng đường từ thực phẩm làm năng lượng.

Có hai loại bệnh tiểu đường là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Dù mắc loại tiểu đường nào thì cũng cần dùng thuốc để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Loại thuốc cần dùng sẽ phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường mắc phải. Dưới đây là danh sách các loại thuốc điều trị cả hai loại bệnh tiểu đường.

Thuốc điều trị tiểu đường type 1

Insulin

Insulin là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường type 1.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1, cơ thể không thể tạo ra insulin. Mục đích của phương pháp điều trị là cung cấp lượng insulin mà cơ thể không tự tạo ra.

Insulin cũng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Insulin thường được tiêm vào dưới da và có nhiều loại khác nhau. Loại insulin cần dùng sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm insulin.

Các loại insulin gồm có:

Insulin tác dụng ngắn

  • Insulin thường (Humulin và Novolin)

Insulins tác dụng nhanh

  • Insulin aspart (NovoLog, FlexPen, Fiasp)
  • Insulin glulisine (Apidra)
  • Insulin lispro (Humalog)

Insulin tác dụng trung bình

  • Insulin isophane (Humulin N, Novolin N)

Insulins tác dụng kéo dài

  • Insulin degludec (Tresiba)
  • Insulin detemir (Levemir)
  • Insulin glargine (Lantus)
  • Insulin glargine (Toujeo)

Insulins kết hợp

  • NovoLog Mix 70/30 (kết hợp insulin aspart protamine và insulin aspart)
  • Humalog Mix 75/25 (kết hợp insulin lispro protamine và insulin lispro)
  • Humalog Mix 50/50 (kết hợp insulin lispro protamine và insulin lispro)
  • Humulin 70/30 (kết hợp human insulin NPH và human insulin regular)
  • Novolin 70/30 (kết hợp human insulin NPH và human insulin regular)
  • Ryzodeg (kết hợp insulin degludec và insulin aspart)

Thuốc amylinomimetic

Pramlintide (SymlinPen 120, SymlinPen 60) là một loại thuốc làm tăng amylinomimetic. Loại thuốc này được tiêm trước bữa ăn.

Cơ chế tác dụng của thuốc là làm chậm thời gian làm trống dạ dày. Pramlintide làm giảm sự tiết glucagon sau bữa ăn. Điều này làm giảm lượng đường trong máu.

Pramlintide còn làm giảm cảm giác thèm ăn thông qua cơ chế trung tâm.

Thuốc điều trị tiểu đường type 2

Khi bị bệnh tiểu đường type 2, cơ thể vẫn tạo ra insulin nhưng sử dụng insulin không hiệu quả.

Và sau một thời gian, cơ thể sẽ không còn tạo ra đủ insulin để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Mục đích của các phương pháp việc điều trị là giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn hoặc giảm lượng đường trong máu.

Hầu hết các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 là thuốc đường uống nhưng cũng có một số loại thuốc dạng tiêm. Một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng cần sử dụng insulin.

Thuốc ức chế men alpha-glucosidase

Nhóm thuốc này giúp cơ thể phân hủy các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường bổ sung. Điều này giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Để có hiệu quả tốt nhất thì nên dùng thuốc ức chế men alpha-glucosidase trước bữa ăn. Những loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • acarbose (Precose)
  • miglitol (Glyset)

Biguanide

Nhóm thuốc biguanide giúp làm giảm lượng đường mà gan tạo ra và giảm lượng đường mà ruột hấp thụ, làm cho các tế bào cơ thể nhạy cảm hơn với insulin và giúp cơ hấp thụ glucose.

Loại biguanide phổ biến nhất là metformin.

Metformin có thể được dùng kết hợp với các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 khác và là một thành phần trong các loại thuốc sau:

  • metformin-alogliptin (Kazano)
  • metformin-canagliflozin (Invokamet)
  • metformin-dapagliflozin (Xigduo XR)
  • metformin-empagliflozin (Synjardy)
  • metformin-glipizide
  • metformin-glyburide (Glucovance)
  • metformin-linagliptin (Jentadueto)
  • metformin-pioglitazone (Actoplus)
  • metformin-repaglinide (PrandiMet)
  • metformin-rosiglitazone (Avandamet)
  • metformin-saxagliptin (Kombiglyze XR)
  • metformin-sitagliptin (Janumet)

Thuốc chủ vận dopamine

Bromocriptine (Cycloset) là một loại thuốc chủ vận dopamine.

Chưa rõ chính xác cơ chế tác dụng của thuốc chủ vận dopamine trong điều trị bệnh tiểu đường type 2 nhưng loại thuốc này có thể tác động đến nhịp sinh học của cơ thể và ngăn chặn tình trạng kháng insulin.

Thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4)

Thuốc ức chế DPP-4 giúp cơ thể tiếp tục tạo ra insulin. Nhóm thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu mà không gây hạ đường huyết.

Thuốc ức chế DPP-4 còn giúp tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • alogliptin (Nesina)
  • alogliptin-metformin (Kazano)
  • alogliptin-pioglitazone (Oseni)
  • linagliptin (Tradjenta)
  • linagliptin-empagliflozin (Glyxambi)
  • linagliptin-metformin (Jentadueto)
  • saxagliptin (Onglyza)
  • saxagliptin-metformin (Kombiglyze XR)
  • sitagliptin (Januvia)
  • sitagliptin-metformin (Janumet và Janumet XR)
  • sitagliptin và simvastatin (Juvisync)

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

Thuốc đồng vận thụ thể peptide-1 giống glucagon hay thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 có tác dụng tương tự như incretin – một loại hormone tự nhiên trong cơ thể.

Nhóm thuốc này thúc đẩy sự phát triển của tế bào B và làm tăng lượng insulin mà cơ thể sử dụng, ngoài ra còn làm giảm cảm giác thèm ăn và lượng glucagon được cơ thể sử dụng. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 còn làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.

Đây đều là những điều quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Ở nhiều người, bệnh xơ vữa động mạch, suy tim hoặc bệnh thận mạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn so với bệnh tiểu đường. Trong những trường hợp như vậy, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 như một phần trong phác đồ điều trị hạ đường huyết. (1)

Các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • albiglutide (Tanzeum)
  • dulaglutide (Trulicity)
  • exenatide (Byetta)
  • exenatide phóng thích kéo dài (Bydureon)
  • liraglutide (Victoza)
  • semaglutide (Ozempic)

Meglitinide

Đây là một nhóm thuốc giúp cơ thể giải phóng insulin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những loại thuốc này có thể gây hạ đường huyết.

Không phải ai cũng có thể dùng thuốc meglitinide. Các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • nateglinide (Starlix)
  • repaglinide (Prandin)
  • repaglinide-metformin (Prandimet)

Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT 2)

Các thuốc ức chế SGLT 2 ngăn thận giữ glucose. Thay vào đó, cơ thể sẽ đào thải glucose trong máu qua nước tiểu.

Trong những trường hợp mà bệnh xơ vữa động mạch, suy tim hoặc bệnh thận mạn chiếm ưu thế, ADA khuyến nghị điều trị bằng thuốc ức chế SGLT 2. Các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • dapagliflozin (Farxiga)
  • dapagliflozin-metformin (Xigduo XR)
  • canagliflozin (Invokana)
  • canagliflozin-metformin (Invokamet)
  • empagliflozin (Jardiance)
  • empagliflozin-linagliptin (Glyxambi)
  • empagliflozin-metformin (Synjardy)
  • ertugliflozin (Steglatro)

Sulfonylureas

Đây là một trong những nhóm thuốc điều trị tiểu đường được sử dụng sớm nhất và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích tuyến tụy với sự trợ giúp của các tế bào beta. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn.

Các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • glimepiride (Amaryl)
  • glimepiride-pioglitazone (Duetact)
  • glimepiride-rosiglitazone (Avandaryl)
  • gliclazide
  • glipizide (Glucotrol)
  • glipizide-metformin (Metaglip)
  • glyburide (DiaBeta, Glynase, Micronase)
  • glyburide-metformin (Glucovance)
  • chlorpropamide (Diabinese)
  • tolazamide (Tolinase)
  • tolbutamide (Orinase, Tol-Tab)

Thiazolidinedione

Nhóm thuốc thiazolidinedione có tác dụng làm giảm lượng glucose trong gan và đồng thời giúp các tế bào mỡ sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, người bệnh sẽ phải tái khám định kỳ để theo dõi chức năng tim mạch trong quá trình điều trị.

Các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • rosiglitazone (Avandia)
  • rosiglitazone-glimepiride (Avandaryl)
  • rosiglitazone-metformin (Amaryl M)
  • pioglitazone (Actos)
  • pioglitazone-alogliptin (Oseni)
  • pioglitazone-glimepiride (Duetact)
  • pioglitazone-metformin (Actoplus Met, Actoplus Met XR)

Các loại thuốc khác

Nhiều người bị tiểu đường type 1 và type 2 còn mắc các bệnh lý khác và phải dùng thêm thuốc để điều trị các bệnh lý này.

Những loại thuốc thường được dùng kèm thuốc điều trị tiểu đường gồm có:

  • Aspirin để ngăn ngừa các biến cố tim mạch
  • Thuốc hạ cholesterol
  • Thuốc điều trị cao huyết áp

Kết luận

Có nhiều loại thuốc để điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau nhưng đa số có chung mục đích là giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ kê thuốc dựa trên loại bệnh tiểu đường, tình trạng sức khỏe của người bệnh và các yếu tố khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: trị bệnh
Tin liên quan
Tác dụng của thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị bệnh tiểu đường?
Tác dụng của thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị bệnh tiểu đường?

Thuốc ức chế SGLT2 giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài làm giảm lượng đường trong máu, nhóm thuốc này còn được chứng minh là có lợi cho bệnh suy tim, các bệnh tim mạch khác và bệnh thận.

Các loại thuốc làm tăng sản xuất insulin để điều trị tiểu đường
Các loại thuốc làm tăng sản xuất insulin để điều trị tiểu đường

Có nhiều loại thuốc có tác dụng làm tăng sự sản xuất insulin để điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2, gồm có chất tương tự amylin, chất tương tự incretin, thuốc ức chế DPP4, sulfonylurea và glinide.

10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường

Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh tiểu đường

Khi không được điều trị, các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ ngày càng nặng do lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn hại đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Vì bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ rệt vào giai đoạn đầu nên nhiều người không để ý.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây