1

Tiểu đường khó kiểm soát là gì?

Nhờ những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường mà hiện nay, tiểu đường khó kiểm soát đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường khó kiểm soát là gì? Tiểu đường khó kiểm soát là gì?

Tiểu đường khó kiểm soát là gì?

Tiểu đường khó kiểm soát (brittle diabetes) là một dạng nặng của bệnh tiểu đường. Còn được gọi là tiểu đường không ổn định, tình trạng này có đặc trưng là sự thay đổi mức đường huyết không thể lường trước. Sự dao động đường huyết thất thường này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và thậm chí dẫn đến nhập viện.

Nhờ những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường mà hiện nay, tiểu đường khó kiểm soát đã không còn phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường. Trong một số trường hợp, đó là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang được kiểm soát kém. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tiểu đường khó kiểm soát là tuân thủ đúng theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ của tiểu đường khó kiểm soát

Yếu tố nguy cơ lớn nhất của tiểu đường khó kiểm soát là mắc bệnh tiểu đường type 1. Tiểu đường khó kiểm soát hiếm khi xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Một số bác sĩ coi tiểu đường khó kiểm soát là một biến chứng của bệnh tiểu đường, trong khi một số khác lại phân loại tiểu đường khó kiểm soát là một dạng tiểu đường type 1.

Bệnh tiểu đường type 1 có đặc trưng là lượng đường trong máu dao động giữa quá cao và quá thấp (tăng đường huyết và hạ đường huyết). Sự thay đổi này gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Sự dao động đường huyết có thể diễn ra nhanh chóng và không thể đoán trước, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Ngoài tiểu đường type 1, các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường khó kiểm soát còn có:

  • Là phụ nữ
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Thừa cân
  • Bị suy giáp (nồng độ hormone tuyến giáp thấp)
  • Đang ở độ tuổi 20 hoặc 30
  • Thường xuyên bị stress nặng
  • Bị trầm cảm
  • Bị bệnh liệt dạ dày hoặc bệnh celiac

Triệu chứng của tiểu đường khó kiểm soát

Thường xuyên xuất hiện các triệu chứng của tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết là những dấu hiệu phổ biến của tiểu đường khó kiểm soát. Người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 có thể gặp các triệu chứng này khi lượng đường trong máu tụt xuống quá thấp. Tuy nhiên, với bệnh tiểu đường khó kiểm soát, các triệu chứng này xảy ra và thay đổi thường xuyên mà không có dấu hiệu cảnh báo trước.

Các triệu chứng của hạ đường huyết gồm có:

  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Cáu gắt
  • Đói cồn cào
  • Run tay
  • Song thị (nhìn đôi)
  • Đau đầu dữ dội
  • Khó ngủ

Các triệu chứng của tăng đường huyết gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Khát nước liên tục và đi tiểu nhiều
  • Những thay đổi về thị lực như nhìn mờ
  • Da khô

Điều trị tiểu đường khó kiểm soát

Cân bằng lượng đường trong máu là cách chính để kiểm soát tình trạng tiểu đường khó kiểm soát. Các biện pháp để cân bằng lượng đường trong máu gồm có:

Bơm insulin dưới da

Đối với những người bị tiểu đường khó kiểm soát, cung cấp đủ lượng insulin mà cơ thể cần là điều rất quan trọng. Một cách để đạt được điều này là bơm insulin dưới da. Đây là cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường khó kiểm soát.

Người bệnh sẽ đeo máy bơm insulin trên thắt lưng hoặc trong túi. Máy bơm được gắn với một ống nhựa hẹp nối với một cây kim. Người bệnh đâm kim vào dưới da để đưa insulin vào cơ thể. Người bệnh cần đeo thiết bị này trong suốt cả ngày để liên tục bổ sung insulin. Máy bơm insulin giúp giữ cho mức insulin ổn định, nhờ đó kiểm soát được lượng đường trong máu.

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Người mắc bệnh tiểu đường cần đo mức đường huyết thường xuyên, thường là vài lần mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bị tiểu đường khó kiểm soát, điều đó là không đủ để giữ ổn định đường huyết.

Người bị tiểu đường khó kiểm soát cần sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục (continuous glucose monitoring - CGM). Thiết bị gồm có một cảm biến được đặt dưới da, cảm biến này liên tục theo dõi lượng glucose trong các mô và phát cảnh báo khi lượng glucose tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp. Điều này giúp cho người bệnh có thể kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề về đường huyết.

Các lựa chọn điều trị khác

Điều trị tích cực thường sẽ cải thiện được tình trạng tiểu đường khó kiểm soát. Tuy nhiên, một số người vẫn gặp phải tình trạng đường huyết dao động nghiêm trọng mặc dù đã điều trị. Trong một số trường hợp, người bị tiểu đường khó kiểm soát cần phải ghép tụy.

Tuyến tụy tiết ra hormone insulin để kiểm soát lượng glucose trong máu. Insulin giúp vận chuyển glucose trong máu vào các tế bào và tại đây, glucose được chuyển hóa thành năng lượng.

Nếu tuyến tụy không tiết đủ insulin, cơ thể sẽ không thể xử lý glucose một cách bình thường. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy rằng ghép tụy có tỷ lệ thành công cao trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường khó kiểm soát.

Các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu. Ví dụ, phương pháp sử dụng tuyến tụy nhân tạo hiện đang được thử nghiệm lâm sàng trong một dự án hợp tác giữa Trường Kỹ thuật Ứng dụng Harvard và Đại học Virginia. Tuyến tụy nhân tạo là một hệ thống cho phép người bệnh không cần phải tự theo dõi đường huyết và tiêm insulin. Vào năm 2016, Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt một loại tuyến tụy nhân tạo sử dụng “chế độ vòng lặp kín” có khả năng kiểm tra đường huyết 5 phút một lần, 24 giờ một ngày và tự động cung cấp insulin khi cần thiết.

Biến chứng của tiểu đường khó kiểm soát

Bản thân bệnh tiểu đường khó kiểm soát không gây tử vong và hầu hết các trường hợp đều vẫn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, sự dao động đường huyết nghiêm trọng có thể khiến người bệnh bị hôn mê tiểu đường và phải nhập viện. Ngoài ra, theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng khác như:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Vấn đề về tuyến thượng thận
  • Trầm cảm
  • Tăng cân

Cách tốt nhất để tránh những vấn đề này là phòng ngừa bệnh tiểu đường khó kiểm soát.

Phòng ngừa tiểu đường khó kiểm soát

Mặc dù tiểu đường khó kiểm soát là vấn đề hiếm gặp nhưng có thể xảy ra với bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường và điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là đối với những người có các yếu tố nguy cơ kể trên.

Một số cách để phòng ngừa tiểu đường khó kiểm soát:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Hiểu rõ về bệnh tiểu đường
  • Đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết

Khi nào cần đi khám?

Bệnh tiểu đường khó kiểm soát không phổ biến nhưng những người bị tiểu đường type 1 vẫn nên biết các nguyên nhân và dấu hiệu của tình trạng này. Người bệnh cần hiểu rằng theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa tất cả các biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường khó kiểm soát.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách kiểm soát bệnh tiểu đường thì hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình và tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?
Củ nghệ có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Củ nghệ là một loại gia vị và cũng được sử dụng trong y học nhờ đặc tính chữa bệnh. Củ nghệ được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm đau và ngăn ngừa bệnh tật. Ví dụ, hợp chất curcumin - thành phần hoạt tính trong nghệ - có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.

Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin
Các cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 mà không cần insulin

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần phải tiêm insulin hàng ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu nhưng trong hầu hết các trường hợp, loại bệnh tiểu đường này có thể được kiểm soát mà không cần đến insulin. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc đường uống hay kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.

Những thói quen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao
Những thói quen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao

Ngoài dùng thuốc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng là một cách để kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol cao.

Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu?
Tại sao người bệnh tiểu đường type 2 cần kiểm tra ceton trong nước tiểu?

Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton, đặc biệt là tiểu đường type 1. Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm toan ceton cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường
Cách sử dụng tỷ lệ carbohydrate - insulin và hệ số hiệu chỉnh (correction factor) trong kiểm soát bệnh đái tháo đường

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 (hay đái tháo đường phụ thuộc insulin), việc tính toán chính xác lượng carbohydrate và liều insulin cho các bữa ăn và những khi bị tăng đường huyết là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây