1

Đái tháo đường type 2 có di truyền không?

Đái tháo đường là một bệnh lý phức tạp xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn các yếu tố về môi trường như béo phì hoặc ít vận động. Di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường type 2 có di truyền không? Đái tháo đường type 2 có di truyền không?

Bệnh đái tháo đường type 2 có di truyền không?

Bệnh đái tháo đường type 2 có thể di truyền và có liên quan đến tiền sử gia đình nhưng các yếu tố môi trường cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Không phải ai có tiền sử gia đình bị đái tháo đường type 2 cũng sẽ mắc bệnh này nhưng nguy cơ sẽ cao hơn nếu như có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh.

Vai trò của yếu tố di truyền trong bệnh đái tháo đường type 2

Nếu bạn được chẩn đoán bị đái tháo đường type 2 thì rất có thể bạn không phải là người đầu tiên trong gia đình mình mắc bệnh này. Bạn sẽ có nguy cơ đái tháo đường type 2 cao hơn nếu bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh. (1)

Một số đột biến gen có liên quan đến sự phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Những đột biến gen này có thể tương tác với yếu tố môi trường hoặc tương tác với nhau và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh đái tháo đường type 2 do cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây ra.

Các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa một số đột biến gen với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Mặc dù không phải ai mang đột biến gen cũng bị đái tháo đường nhưng trên thực tế, nhiều người mắc bệnh đái tháo đường mang ít nhất một trong những đột biến gen này.

Rất khó tách rời yếu tố nguy cơ về di truyền với yếu tố nguy cơ về môi trường. Yếu tố nguy cơ về môi trường của một người thường bị ảnh hưởng bởi lối sống của gia đình. Ví dụ, thói quen ăn uống và thói quen sinh hoạt của con cái chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ.

Mặt khác, di truyền là một yếu tố quyết định cân nặng. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 2 không phải hoàn toàn là do hành vi lối sống không lành mạnh.

Các gen có liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2

Nghiên cứu được thực hiện trên các cặp song sinh cho thấy rằng bệnh đái tháo đường type 2 có thể liên quan đến di truyền. Các nghiên cứu này rất phức tạp do yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. (2)

Cho đến nay, nhiều đột biến gen đã được chứng minh là có liên quan đến nguy cơ đái tháo đường type 2. Tác động của mỗi gen nói chung là không lớn nhưng càng có nhiều đột biến gen thì nguy cơ sẽ càng cao.

Nói chung, đột biến trong bất kỳ gen nào liên quan đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đó là các gen kiểm soát:

  • Sự sản xuất glucose
  • Sự sản xuất và giải phóng insulin
  • Độ nhạy của các tế bào trong việc phát hiện sự thay đổi đường huyết

Các gen liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 gồm có:

  • TCF7L2, ảnh hưởng đến sự giải phóng insulin và sản xuất glucose
  • ABCC8, giúp điều hòa lượng insulin
  • CAPN10, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở một số nhóm chủng tộc, chẳng hạn như người Mỹ gốc Mexico
  • GLUT2, giúp vận chuyển glucose vào tuyến tụy
  • GCGR, một loại hormone glucagon tham gia vào quá trình điều hòa lượng glucose trong máu

Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố không thể thay đổi như tuổi tác và tiền sử gia đình nhưng các yếu tố về lối sống như chế độ ăn uống và mức độ vận động có thể được điều chỉnh để giảm thiểu nguy cơ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2:

  • Bị tiền đái tháo đường
  • Mang nhiều đột biến gen liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2
  • Có tiền sử gia đình bị đái tháo đường
  • Bị cao huyết áp
  • 45 tuổi trở lên
  • Thừa cân
  • Ít vận động, tập thể dục dưới 3 lần/tuần
  • Bị đái tháo đường thai kỳ
  • Phụ nữ từng sinh con nặng trên 4kg
  • Có mức HDL cholesterol hay cholesterol tốt thấp
  • Có mức triglyceride cao
  • Là nam giới
  • Bị trầm cảm
  • Có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đột quỵ
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang
  • Bị bệnh gai đen

Xét nghiệm di truyền để phát hiện nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Xét nghiệm di truyền có thể giúp phát hiện một số đột biến gen liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, mức độ gia tăng nguy cơ với mỗi một đột biến gen này là không cao.

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố như:

  • Chỉ số khối cơ thể (BMI)
  • Tiền sử gia đình
  • Cao huyết áp
  • Nồng độ triglyceride và cholesterol cao
  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ

Nghiên cứu cho thấy người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi và gốc Á có tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn so với các nhóm chủng tộc khác. Điều này có thể là do sự chênh lệch về điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe.

Phòng ngừa đái tháo đường

Sự tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi thói quen sống.

Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên quy mô lớn được thực hiện trên những người bị đái tháo đường type 2 vào năm 2020 cho thấy rằng giảm cân và tăng cường hoạt động thể chất có thể ngăn ngừa hoặc đảo ngược bệnh đái tháo đường type 2 ở giai đoạn đầu.

Đường huyết trở lại mức bình thường trong một số trường hợp và tình trạng bệnh của hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều thuyên giảm. Các đánh giá tài liệu gồm nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra kết quả tương tự.

Dưới đây là một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Tăng cường hoạt động thể chất

Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần. Có thể tập cardio, tập thể hình hoặc kết hợp cả hai để có hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra cũng cần tích cực vận động trong suốt cả ngày, ví dụ như đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ khi có thể thay vì đi xe và đi dạo xunh quanh sau bữa ăn.

Nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập thể dục mới, đặc biệt là khi mắc các bệnh gây giới hạn khả năng vận động.

Ăn uống cân bằng

Lên kế hoạch trước cho các bữa ăn trong tuần và chọn những thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng; hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn công nghiệp; tránh thực phẩm nhiều đường và thực phẩm chứa carb tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng… Ăn thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau củ không chứa tinh bột và các loại đậu. Ngoài ra nên thêm các loại thực phẩm chứa protein nạc như ức gà, cá, thịt bò, lợn nạc vào các bữa ăn trong ngày.

Chọn đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng

Có thể ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để bổ sung năng lượng cho cơ thể nhưng điều quan trọng là phải chọn những món ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như:

  • Rau củ
  • Trái cây
  • Một số loại quả hạch, tuy nhiên không được ăn nhiều
  • Bỏng ngô (không thêm bơ, muối và đường)
  • Bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên cám

Tóm tắt bài viết

Biết rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2 sẽ giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.

Nói với bác sĩ nếu như có tiền sử gia đình bị đái tháo đường type 2 để xem có cần phải làm xét nghiệm di truyền hay không. Bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, chẳng hạn như thay đổi thói quen ăn uống và vận động.

Ngoài ra, nên xét nghiệm đường huyết định kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm các bất thường về lượng đường trong máu hoặc các dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường type 2.

Khi được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh đái tháo đường type 2 sẽ dễ kiểm soát hơn và giảm được nguy cơ xảy ra biến chứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không?
Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không?

Di truyền được cho là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường type 1. Di truyền ở đây bao gồm cả tiền sử gia đình và sự hiện diện của một số gen nhất định.

Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường type 4 là gì?
Đái tháo đường type 4 là gì?

Đái tháo đường type 4 không phải là một bệnh tự miễn giống như đái tháo đường type 1 và không liên quan đến cân nặng như đái tháo đường type 2. Đái tháo đường type 4 là thuật ngữ được sử dụng để chỉ bệnh đái tháo đường do kháng insulin ở những người lớn tuổi không bị thừa cân hoặc béo phì.

Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?
Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?

Trong suốt nhiều thập kỷ, các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn tin rằng tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Loại rối loạn này xảy ra khi các quá trình hóa học tự nhiên của cơ thể không diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tiểu đường type 2 có thể là một bệnh tự miễn. Nếu vậy, bệnh lý này có thể được điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp mới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây