1

Đái tháo đường type 2 có thể chuyển thành type 1 không?

Cả đái tháo đường type 1 và type 2 đều có đặc trưng là lượng đường trong máu cao nhưng hai loại đái tháo đường này là do nguyên nhân khác nhau gây ra.
Đái tháo đường type 2 có thể chuyển thành type 1 không? Đái tháo đường type 2 có thể chuyển thành type 1 không?

Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn, xảy ra khi tế bào tiểu đảo – các tế bào có nhiệm vụ sản xuất insulin trong tuyến tụy - bị phá hủy, khiến cho cơ thể không thể sản xuất insulin.

Ở những người bị đái tháo đường type 2, các tế bào tiểu đảo vẫn hoạt động nhưng cơ thể lại sử dụng insulin không hiệu quả. Insulin là một loại hormone giúp vận chuyển đường từ máu vào các tế bào để sản sinh năng lượng.

Đái tháo đường type 1 ít phổ biến hơn đái tháo đường type 2. Đái tháo đường type 1 trước đây còn được gọi là bệnh đái tháo đường vị thành niên vì bệnh lý này thường được phát hiện ở trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên.

Đái tháo đường type 2 chủ yếu được chẩn đoán ở người lớn, mặc dù hiện nay tỷ lệ trẻ em bị bệnh lý này đang ngày càng tăng. Loại đái tháo đường này thường xảy ra ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Đái tháo đường type 2 có thể chuyển thành type 1 không?

Bệnh đái tháo đường type 2 không thể chuyển thành đái tháo đường type 1 vì đây là hai bệnh lý do hai nguyên nhân hoàn toàn khác nhau gây ra.

Chẩn đoán nhầm đái tháo đường type 2

Một số trường hợp bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh đái tháo đường type 2. Những người này mặc dù có nhiều triệu chứng đái tháo đường type 2 nhưng thực ra lại bị một loại đái tháo đường có nhiều điểm giống với đái tháo đường type 1. Loại đái tháo đường này được gọi là bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (latent autoimmune diabetes in adult - LADA).

Theo ước tính, có từ 4 đến 14% trường hợp được chẩn đoán đái tháo đường type 2 thực ra mắc đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn.

Nói chung, các lý do chính dẫn đến chẩn đoán sai là:

  • Cả LADA và đái tháo đường type 2 đều xảy ra ở độ tuổi trưởng thành.
  • Các triệu chứng ban đầu của LADA, chẳng hạn như khát nước, mờ mắt và đường huyết cao… giống với các triệu chứng đái tháo đường type 2.
  • Các bác sĩ thường không yêu cầu làm xét nghiệm LADA khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường
  • Khi mắc LADA giai đoạn đầu, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin
  • Các phương pháp thường được sử dụng để điều trị đái tháo đường type 2 như điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc đường uống đa phần cho hiệu quả tốt ở những người bị LADA

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về cách xác định chính xác bệnh LADA và nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh LADA hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số gen góp phần dẫn đến loại đái tháo đường này.

Thông thường, sau một thời gian, LADA sẽ không còn đáp ứng tốt hoặc hoàn toàn không đáp ứng với các phương pháp điều trị đái tháo đường type 2. Đây là lúc mà nhiều trường hợp được phát hiện là chẩn đoán nhầm.

Đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA) là gì?

Nhiều bác sĩ coi LADA là một dạng đái tháo đường type 1 vì cũng là một bệnh tự miễn.

Giống như bệnh đái tháo đường type 1, LADA cũng xảy ra khi các tế bào tiểu đảo trong tuyến tụy bị phá hủy. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm hơn nhiều. Thường phải sau vài tháng đến vài năm thì tuyến tụy mới ngừng sản xuất insulin.

Trong khi đó cũng có ý kiến cho rằng LADA là một loại đái tháo đường “lai” giữa type 1 và type 2 và gọi LADA là đái tháo đường type 1,5.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu chi tiết nhưng nói chung, LADA có các đặc điểm sau đây:

  • Phát triển ở tuổi trưởng thành
  • Quá trình khởi phát chậm hơn so với đái tháo đường type 1
  • Thường xảy ra ở những người không thừa cân
  • Thường xảy ra ở những người không có các vấn đề về chuyển hóa khác, chẳng hạn như cao huyết áp và triglyceride cao
  • Xét nghiệm máu có thể phát hiện sự hiện diện của các kháng thể kháng tế bào tiểu đảo

Triệu chứng của LADA cũng tương tự như các triệu chứng của đái tháo đường type 2, gồm có:

  • Liên tục khát nước
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Mờ mắt
  • Lượng đường trong máu cao
  • Lượng đường cao trong nước tiểu
  • Da khô
  • Mệt mỏi
  • Châm chích ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Thường xuyên nhiễm trùng da và bàng quang

Các phương pháp điều trị LADA và đái tháo đường type 2 ở giai đoạn đầu cũng tương tự nhau, gồm có:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống
  • Tập thể dục
  • Kiểm soát cân nặng
  • Dùng thuốc đường uống
  • Liệu pháp thay thế insulin
  • Theo dõi nồng độ hemoglobin A1c (HbA1c)

Điểm khác biệt giữa đái tháo đường type 2 và LADA

Nhiều người bị đái tháo đường type 2 không cần dùng insulin và có thể đảo ngược tình trạng bệnh bằng cách thay đổi lối sống và giảm cân. Tuy nhiên, điều này là không thể đối với những người mắc LADA. Một khi mắc LADA thì không có cách nào đảo ngược được và cuối cùng bệnh nhân sẽ phải dùng insulin để ổn định mức đường huyết.

Kết luận

Đái tháo đường type 2 không thể chuyển thành đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, một số trường hợp bị chẩn đoán nhầm là đái tháo đường type 2 trong khi bệnh lý thực sự mắc phải là đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn hay đái tháo đường type 1,5.

Hầu hết những trường hợp này đều có cân nặng khỏe mạnh hoặc có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như đái tháo đường type 1 hoặc viêm khớp dạng thấp.

Điều quan trọng là phải phát hiện LADA sớm để bắt đầu sử dụng insulin kịp thời nhằm kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu đã được chẩn đoán đái tháo đường type 2 nhưng nhận thấy các triệu chứng không cải thiện sau một thời gian điều trị thì hãy đến gặp bác sĩ.

Cách duy nhất để chẩn đoán chính xác LADA là làm xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng tế bào tiểu đảo. Bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm anti GAD (đo nồng độ kháng thể kháng enzyme GAD) để xác nhận tình trạng bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: có thể
Tin liên quan
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Đái tháo đường type 4 là gì?
Đái tháo đường type 4 là gì?

Đái tháo đường type 4 không phải là một bệnh tự miễn giống như đái tháo đường type 1 và không liên quan đến cân nặng như đái tháo đường type 2. Đái tháo đường type 4 là thuật ngữ được sử dụng để chỉ bệnh đái tháo đường do kháng insulin ở những người lớn tuổi không bị thừa cân hoặc béo phì.

Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không?
Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không?

Di truyền được cho là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường type 1. Di truyền ở đây bao gồm cả tiền sử gia đình và sự hiện diện của một số gen nhất định.

Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?
Tiểu đường type 2 có phải bệnh tự miễn không?

Trong suốt nhiều thập kỷ, các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn tin rằng tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Loại rối loạn này xảy ra khi các quá trình hóa học tự nhiên của cơ thể không diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tiểu đường type 2 có thể là một bệnh tự miễn. Nếu vậy, bệnh lý này có thể được điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp mới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây