1

Chế độ ăn Keto có an toàn cho người bị tiểu đường type 1 không?

Mặc dù chế độ ăn Keto đã được chứng minh là giúp cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nhu cầu sử dụng insulin nhưng những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp phải một số rủi ro khi thực hiện chế độ ăn này.
Chế độ ăn Keto có an toàn cho người bị tiểu đường type 1 không? Chế độ ăn Keto có an toàn cho người bị tiểu đường type 1 không?

Chế độ ăn Keto hay ketogenic là một chế độ ăn rất ít carb, nhiều chất béo đã được chứng minh là mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc thực hiện chế độ ăn Keto để kiểm soát các bệnh như động kinh, ung thư và tiểu đường.

Tiểu đường type 1 là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi tuyến tụy sản xuất ít hoặc hoàn toàn không sản xuất insulin – loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Cần phải phân biệt tiểu đường type 1 với tiểu đường type 2 - bệnh lý xảy ra khi các tế bào cơ thể phản ứng kém với insulin (kháng insulin), dẫn đến lượng đường trong máu được xử lý không hiệu quả.

Mặc dù chế độ ăn Keto đã được chứng minh là giúp cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nhu cầu sử dụng insulin nhưng những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp phải một số rủi ro khi thực hiện chế độ ăn này.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tính an toàn của chế độ ăn Keto đối với những người bị tiểu đường type 1.

Phân biệt ketosis và nhiễm toan ceton

Nhiều người tiểu đường e ngại thực hiện chế độ ăn Keto do nhầm lẫn giữa trạng thái ketosis và nhiễm toan ceton (ketoacidosis). Trên thực tế, đây là hai khái niệm khác nhau. Hiểu được sự khác biệt giữa ketosis và nhiễm toan ceton là điều rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Trong chế độ ăn Keto, lượng carb nạp vào mỗi ngày chưa đến 50 gram trong khi lượng chất béo tăng lên đáng kể.

Điều này thúc đẩy cơ thể tạo ra ceton từ chất béo trong gan và sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng chính thay vì carb.

Sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất này dẫn đến trạng thái ketosis, có nghĩa là cơ thể sử dụng ceton trong máu để làm năng lượng.

Mặt khác, nhiễm toan ceton là một tình trạng nguy hiểm cần can thiệp khẩn cấp chủ yếu xảy ra khi người mắc bệnh tiểu đường type 1 không dùng insulin hoặc sử dụng không đù liều.

Nếu không có insulin để vận chuyển đường trong máu vào các tế bào của cơ thể, lượng đường và ceton trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng, điều này phá vỡ sự cân bằng axit-bazơ trong máu.

Như vậy, điểm khác biệt chính giữa ketosis và nhiễm toan ceton như sau:

  • Trong trạng thái ketosis, chỉ có nồng độ ceton trong máu tăng lên, điều này khiến cơ thể sử dụng phần lớn chất béo để làm năng lượng.
  • Trong nhiễm toan ceton, cả lượng đường và ceton trong máu đều tăng, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 nếu có ý định thử chế độ ăn Keto thì phải trao đổi trước với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tránh gặp phải các vấn đề nguy hiểm.

Tóm tắt: Ketosis là một trạng thái trao đổi chất trong đó cơ thể đốt cháy chất béo thay vì carb làm nguồn năng lượng chính. Nhiễm toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường type 1, trong đó lượng đường trong máu tăng cao và cơ thể tạo ra quá nhiều ceton.

Một số tác hại của chế độ ăn Keto đối với người bệnh tiểu đường

Nguy cơ hạ đường huyết

Chế độ ăn Keto đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2. (1)

Một nghiên cứu kéo dài 2,5 năm được thực hiện trên 11 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 1 cho thấy chế độ ăn Keto giúp cải thiện đáng kể mức A1C – một chỉ số cho biết khả năng kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.

Tuy nhiên, một số người tham gia nghiên cứu này đã trải qua các giai đoạn hạ đường huyết. Hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp (dưới 70 mg/dl hay 3,9 mmol /l) và có khả năng là do sử dụng liều insulin không phù hợp.

Chế độ ăn Keto làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Tình trạng này có thể dẫn gây ra các triệu chứng như mơ hồ, thiếu tỉnh táo, chóng mặt, lâng lâng, nói không rõ ràng, tim đập nhanh, thở gấp, ra mồ hôi, run tay, da nhợt nhạt, thậm chí là co giật và mất ý thức.

Tóm tắt: Chế độ ăn Keto có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Nếu không điều chỉnh liều insulin cho phù hợp, lượng đường trong máu có thể giảm xuống quá thấp và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Sụt cân không mong muốn

Đã có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng chế độ ăn Keto giúp giảm cân. (2, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23651522

Chế độ ăn này giúp giảm cân thông qua một số cơ chế như sau:

  • Làm giảm cảm giác thèm ăn: Chế độ ăn Keto giúp duy trì cảm giác no lâu hơn (có thể là do sự thay đổi lượng hormone gây đói) và nhờ đó làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Giảm calo nạp vào: Chế độ ăn Keto không có những thực phẩm có hàm lượng carb cao mà đây thường là những thực phẩm nhiều calo. Do đó, lượng calo nạp vào mỗi ngày giảm đi đáng kể.
  • Lượng protein cao hơn: Chế độ ăn Keto thường có lượng protein cao hơn so với chế độ ăn uống thông thường. Protein giúp no lâu hơn sau bữa ăn.

Mặc dù một số người mắc bệnh tiểu đường type 1 cần giảm cân nhưng không phải ai cũng vậy. Thậm chí, đối với một số người, giảm cân là điều không an toàn.

Đây là điều quan trọng mà người bệnh tiểu đường type 1 cần phải cân nhắc kỹ trước khi bắt đầu chế độ ăn Keto.

Tóm tắt: Thực hiện chế độ ăn Keto có thể dẫn đến giảm cân ngoài ý muốn. Ở một số người, chẳng hạn như những người thiếu cân, giảm cân sẽ gây hại cho sức khỏe

Có thể phải giảm liều insulin

Để kiểm soát lượng đường trong máu, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 phải sử dụng insulin tác dụng ngắn. Liều dùng trong mỗi ca bệnh là khác nhau, tùy thuộc vào mức đường huyết và lượng carb trong bữa ăn.

Khi cắt giảm đáng kể lượng carb tiêu thụ, chẳng hạn như khi thực hiện chế độ ăn Keto, lượng đường trong máu sẽ giảm khá nhiều và người bệnh cần sử dụng ít insulin hơn.

Ví dụ, một nghiên cứu đã cho 10 người mắc bệnh tiểu đường type 1 thực hiện chế độ ăn kiêng ít carb. Sau một thời gian, nhu cầu insulin của những người tham gia đã giảm trung bình 20 đơn vị mỗi ngày.

Lượng đường trong máu sẽ giảm sau khi bắt đầu chế độ ăn Keto và liều insulin phải được điều chỉnh cho phù hợp dựa trên mức đường huyết hiện tại.

Nếu không điều chỉnh liều insulin, người bệnh sẽ có nguy cơ bị hạ đường huyết (lượng đường trong máu quá thấp) khi thực hiện chế độ ăn Keto.

Nên báo cho bác sĩ trước khi bắt đầu ăn kiêng Keto để được hướng dẫn cách điều chỉnh liều dùng insulin. Một điều quan trọng nữa là phải đo đường huyết thường xuyên để tránh bị hạ đường huyết.

Tóm tắt: Khi thực hiện chế độ ăn Keto, lượng đường trong máu sẽ giảm do tiêu thụ ít carb. Những người bị tiểu đường type 1 cần trao đổi với bác sĩ về việc giảm liều insulin khi bắt đầu ăn kiêng.

Chế độ ăn Keto có an toàn với người bị tiểu đường type 1 không?

Rất khó đưa ra câu trả lời có hoặc không cho câu hỏi này vì tính an toàn của chế độ ăn Keto đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1 tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố

Nếu bệnh tiểu đường đang được kiểm soát tốt và người bệnh tìm hiểu kỹ về chế độ ăn kiêng cũng như thường xuyên trao đổi với bác sĩ thì chế độ ăn Keto sẽ tương đối an toàn.

Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên thử các chế độ ăn kiêng có lượng carb thấp vừa phải để xem phản ứng của cơ thể trước khi chuyển sang chế độ ăn Keto.

Trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu

Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 nên trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu chế độ ăn Keto.

Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh xây dựng kế hoạch ăn kiêng phù hợp với nhu cầu, lối sống và tình trạng sức khỏe, đồng thời hướng dẫn cách ăn kiêng sao cho vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều insulin hoặc các loại thuốc đường uống cho phù hợp.

Viện ăn kiêng với sự tư vấn và giám sát của bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra các vấn đề không mong muốn, đồng thời giúp người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng một cách an toàn và bền vững.

Theo dõi mức ceton

Ngoài theo dõi sát sao mức đường huyết, người bệnh cũng nên thường xuyên kiểm tra mức ceton khi thực hiện chế độ ăn Keto.

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể đã quen với việc đo mức ceton vì điều này được thực hiện để phát hiện sớm tình trạng nhiễm toan ceton.

Có một số cách để kiểm tra mức ceton:

  • Đo nồng độ ceton trong máu: Người bệnh có thể mua máy đo ceton. Cách sử dụng tương tự máy đo đường huyết. Người bệnh chích máu ở ngón tay, sau đó nhỏ vào que thử của máy. Kết quả sẽ có sau vài phút.
  • Đo nồng độ ceton trong nước tiểu: Cách này đơn giản hơn so với đo ceton trong máu. Người bệnh chỉ cần mua que thử và nhúng vào mẫu nước tiểu. Sau vài phút, que thử sẽ chuyển màu. So sánh màu trên que thử với bảng màu để biết nồng độ ceton trong nước tiểu.
  • Kiểm tra hơi thở: Máy đo nồng độ axeton - một sản phẩm phụ của ceton trong hơi thở.

Người bệnh nên kiểm tra mức ceton khi lượng đường trong máu vượt quá 300 mg/dl (16,6 mmol/l) hoặc khi có các triệu chứng hạ đường huyết như buồn nôn, mơ hồ, không tỉnh táo.

Những đối tượng không nên thực hiện chế độ ăn Keto

Chế độ ăn Keto có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ở một số người mắc bệnh tiểu đường type 1, ví dụ như:

  • Người có tiền sử hạ đường huyết mãn tính
  • Người thiếu cân hoặc mắc chứng rối loạn ăn uống
  • Người sắp hoặc vừa mới trải qua phẫu thuật
  • Người dưới 18 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Người bị tăng phản ứng cholesterol

Những đối tượng này có nguy cơ gặp phải những vấn đề không mong muốn cao hơn khi thực hiện chế độ ăn Keto và không nên ăn kiêng Keto nếu không có sự giám sát y tế.

Tóm tắt: Người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể thực hiện chế độ ăn Keto nhưng cần có sự giám sát y tế chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người nên tránh chế độ ăn kiêng này. Điều quan trọng là phải theo dõi mức ceton, đặc biệt là khi lượng đường trong máu tăng cao.

Tóm tắt bài viết

Hầu hết người bị tiểu đường type 1 có thể thực hiện chế độ ăn Keto, miễn là có sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, một số người không nên thực hiện chế độ ăn này do những rủi ro đối với sức khỏe, chẳng hạn như người có tiền sử hạ đường huyết, người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Tốt nhất nên bắt đầu với một chế độ ăn có lượng carb thấp vừa phải và theo dõi phản ứng của cơ thể trước khi ăn kiêng Keto.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 và muốn thử chế độ ăn Keto, trước hết nên trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kế hoạch ăn kiêng phù hợp với tình trạng sức khỏe. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải những vấn đề nguy hiểm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng có an toàn cho người bị tiểu đường không?
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng có an toàn cho người bị tiểu đường không?

Cho dù mục đích là giảm cân hay kiểm soát bệnh tiểu đường thì việc cắt giảm lượng đường vào cơ thể cũng là một điều cần thiết. Thay nước ngọt thông thường bằng nước ngọt dành cho người ăn kiêng là một cách hữu hiệu để giảm bớt lượng đường trong chế độ ăn uống. Đồ uống không calo sẽ là lựa chọn tốt hơn so với các loại có đường và có nhiều loại chất làm ngọt an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường.

Rượu đường erythritol có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?
Rượu đường erythritol có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?

Erythritol là một loại rượu đường (sugar alcohol). Mặc dù tên gọi như vậy nhưng erythritol không phải một loại đường và cũng không phải rượu. Rượu đường là nhóm chất làm ngọt ít calo được sử dụng trong nhiều loại đồ ăn, thức uống khác nhau, từ kẹo cao su cho đến nước giải khát đóng chai. Erythritol có vị ngọt gần như đường và không có calo.

Chất làm ngọt nhân tạo aspartame có an toàn với người bệnh tiểu đường không?
Chất làm ngọt nhân tạo aspartame có an toàn với người bệnh tiểu đường không?

Chúng ta đều biết rằng người mắc bệnh tiểu đường phải hạn chế tiêu thụ đường. Do đó, nhiều người đã phải sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo để tạo vị ngọt cho đồ ăn, thức uống thay cho đường. Một trong những loại chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng khá phổ biến là aspartame.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Máy điện trường có hiệu quả không
  •  4 tháng trước
  •  0 trả lời
  •  108 lượt xem

Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây