1

10 lưu ý khi bắt đầu liệu pháp insulin để điều trị tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 thường được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc đường uống nhưng đôi khi, người bệnh phải dùng đến insulin giống như bệnh tiểu đường type 1 để duy trì ổn định lượng đường trong máu. Điều này có thể sẽ khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì liệu pháp insulin phức tạp hơn thuốc đường uống nhưng insulin sẽ giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường và trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng lâu dài, ví dụ như bệnh thận và vấn đề về mắt.
ínuslin 10 lưu ý khi bắt đầu liệu pháp insulin để điều trị tiểu đường type 2

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp người mắc bệnh tiểu đường type 2 bắt đầu liệu pháp insulin một cách dễ dàng hơn.

1. Trao đổi với bác sĩ

Trao đổi kỹ với bác sĩ là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi bắt đầu điều trị bằng insulin. Bác sĩ sẽ giải thích tầm quan trọng của việc dùng insulin, liều dùng cụ thể, cách sử dụng, cũng như giải đáp tất cả thắc mắc của người bệnh về liệu pháp insulin.

2. Đừng quá lo lắng

Liệu pháp insulin không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Có nhiều cách sử dụng insulin khác nhau, gồm có bơm kim tiêm (xi lanh), bút tiêm và máy bơm insulin. Bác sĩ sẽ tư vấn ưu, nhược điểm của từng loại và giúp người bệnh chọn loại phù hợp nhất.

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể cần bắt đầu bằng insulin tác dụng kéo dài. Bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu dùng insulin tác dụng nhanh (insulin bữa ăn) để kiểm soát đường trong máu. Sau một thời gian, người bệnh có thể thay đổi cách sử dụng insulin nếu muốn. Ví dụ như có thể chuyển từ bút tiêm insulin sang máy bơm insulin. Máy bơm insulin gồm có một ống thông nhỏ được đặt dưới da để đưa một lượng insulin ổn định vào cơ thể trong suốt cả ngày.

Liệu pháp insulin trong mỗi một ca bệnh là khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại bệnh tiểu đường, tình trạng bệnh, độ tuổi, mức độ vận động, chế độ ăn uống… Nếu cảm thấy liệu pháp insulin hiện tại không hiệu quả thì hãy báo cho bác sĩ để điều chỉnh.

3. Tìm hiểu về insulin

Người bệnh có thể tự tìm hiểu hoặc hỏi bác sĩ về cơ chế tác dụng của insulin, cách sử dụng và những tác dụng phụ có thể gặp phải.

4. Kiểm tra đường huyết

Trao đổi với bác sĩ về tần suất đo đường huyết. Người bệnh thường sẽ phải đo thường xuyên hơn trong thời gian đầu mới sử dụng insulin để đảm bảo đường huyết được duy trì trong phạm vi an toàn.

Liều insulin có thể sẽ được điều chỉnh theo thời gian tùy thuộc vào chỉ số đường huyết. Bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh thời điểm dùng insulin theo nhu cầu, cân nặng, tuổi tác và mức độ hoạt động thể chất của người bệnh.

5. Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về liệu pháp insulin và bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ để được giải đáp. Hãy ghi ra câu hỏi vào một cuốn sổ hoặc điện thoại để nhớ hỏi bác sĩ vào lần tái khám tiếp theo. Ngoài ra, nên ghi lại kết quả đo đường huyết, bao gồm đường huyết đo lúc đói, đường huyết trước và sau bữa ăn để bác sĩ đánh giá khả năng kiểm soát tình trạng bệnh.

6. Nhận biết các triệu chứng tăng/hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá thấp, xảy ra khi có quá nhiều insulin trong máu và không đủ đường đến não bộ và các cơ. Các triệu chứng hạ đường huyết có thể xảy đến đột ngột, gồm có:

  • Cảm giác lạnh
  • Run tay
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Tim đập nhanh
  • Đói cồn cào
  • Buồn nôn
  • Cáu gắt
  • Mơ hồ, không tỉnh táo

Hãy luôn chuẩn bị sẵn một nguồn cung cấp carbohydrate tác dụng nhanh như viên nén glucose, kẹo cứng hoặc nước trái cây để đề phòng trường hợp hạ đường huyết. Hỏi bác sĩ về những biện pháp can thiệp trong trường hợp insulin gây hạ đường huyết.

Trái với hạ đường huyết, tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này thường xảy ra từ từ trong vòng vài ngày khi cơ thể không có đủ insulin. Thiếu insulin khiến đường không được vận chuyển vào tế bào mà tích tụ trong máu. Các triệu chứng thường gặp của tăng đường huyết gồm có:

  • Khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều
  • Kiệt sức, mệt mỏi
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Ra nhiều mồ hôi

Nếu kết quả đo đường huyết vượt quá phạm vi khuyến nghị, hãy báo ngay cho bác sĩ.

Biết rõ các triệu chứng của tăng hoặc hạ đường huyết là điều rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát tình trạng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

7. Thực hiện lối sống lành mạnh

Một điều rất quan trọng là phải tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tích cực hoạt động thể chất khi bắt đầu dùng insulin. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cùng với tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giữ ổn định lượng đường trong máu trong phạm vi khuyến nghị. Trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống và tập luyện. Người bệnh có thể sẽ phải đo đường huyết thường xuyên hơn và điều chỉnh thời gian ăn uống trong ngày nếu tăng đáng kể mức độ hoạt động thể chất.

8. Tiêm insulin

Nếu chọn dùng insulin bằng bơm kim tiêm hoặc bút tiêm, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách tự tiêm hàng ngày. Nên tiêm insulin vào lớp mỡ ngay dưới da, không tiêm vào cơ để tránh sự chênh lệch về mức độ hấp thụ vào mỗi lần tiêm. Những vị trí tiêm insulin phổ biến là bụng, đùi, mông và bắp tay.

9. Bảo quản insulin

Nói chung, có thể bảo quản insulin (đã mở hoặc chưa mở) ở nhiệt độ phòng trong 10 đến 28 ngày hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào cách đóng gói, loại insulin và cách tiêm. Cũng có thể bảo quản insulin trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 2 đến 8 độ C (36 đến 46 độ F) cho đến ngày hết hạn ghi trên bao bì (với điều kiện là chưa mở lọ đựng). Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về cách bảo quản insulin tốt nhất.

Dưới đây là một số lưu ý để bảo quản insulin đúng cách:

  • Đọc kỹ hướng dẫn đi kèm và sử dụng insulin đã mở nắp trong khoảng thời gian khuyến nghị.
  • Không để insulin ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, trong tủ đông, gần lỗ thông hơi của hệ thống sưởi hoặc điều hòa không khí.
  • Không để insulin trong xe dưới thời tiết nóng hoặc lạnh.
  • Sử dụng túi cách nhiệt để tránh thay đổi nhiệt độ khi mang insulin ra ngoài.

10. Luôn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ

Luôn chuẩn bị sẵn máy đo đường huyết cùng các que thử còn hạn sử dụng. Phải bảo quản que thử và dung dịch chứng đúng cách. Luôn mang theo giấy tờ tùy thân cùng vòng đeo tay y tế hoặc giấy ghi tình trạng bệnh tiểu đường, thông tin liên lạc của người thân để người xung quanh giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như ngất xỉu do hạ đường huyết.

Mục đích chính của các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 2 là kiểm soát lượng đường trong máu nhằm làm giảm nguy cơ biến chứng. Sử dụng insulin không có nghĩa là phác đồ điều trị hiện tại đã thất bại. Đó chỉ đơn giản là một phần của kế hoạch điều trị tổng thể để cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Hiểu rõ về liệu pháp insulin là điều cần thiết để điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các phương pháp điều trị tiểu đường type 2
Các phương pháp điều trị tiểu đường type 2

Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, điều trị đúng cách là điều rất quan trọng. Nếu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tăng đường huyết mãn tính, làm tổn hại các cơ quan và mạch máu.

6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường
6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với những người cần điều trị bằng insulin, bắt đầu ngay từ sớm hơn sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy dành một chút thời gian tìm hiểu về liệu pháp insulin và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều insulin cần sử dụng.

Điều trị tiểu đường type 2: Mất bao lâu để insulin phát huy tác dụng?
Điều trị tiểu đường type 2: Mất bao lâu để insulin phát huy tác dụng?

Thời gian để insulin bắt đầu phát huy tác dụng sau tiêm phụ thuộc vào loại insulin, nhãn hiệu, vị trí tiêm và nhiều yếu tố khác.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây