1

6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần liệu pháp insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với những người cần điều trị bằng insulin, bắt đầu ngay từ sớm hơn sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến chứng. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy dành một chút thời gian tìm hiểu về liệu pháp insulin và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều insulin cần sử dụng.
insulin 6 điều cần biết về liều insulin để điều trị bệnh tiểu đường

1. Bác sĩ có thể kê insulin nền, insulin bolus hoặc cả hai

  • Insulin nền (basal): để duy trì mức insulin thấp và ổn định giữa các bữa ăn, bác sĩ có thể chỉ định insulin nền. Người bệnh có thể cần tiêm insulin tác dụng trung bình hoặc tác dụng kéo dài 1 - 2 lần một ngày. Người bệnh cũng có thể sử dụng máy bơm insulin để bổ sung liều lượng insulin tác dụng nhanh ổn định trong suốt cả ngày.
  • Insulin bolus: để bổ sung một lượng lớn insulin sau bữa ăn hoặc để điều chỉnh đường huyết khi đường huyết tăng cao, bác sĩ có thể chỉ định insulin bolus. Người bệnh có thể cần tiêm insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn trước khi ăn hoặc khi lượng đường trong máu ở mức cao.

Một số người bị tiểu đường type 2 chỉ cần dùng insulin nền hoặc bolus trong khi một số người lại cần dùng kết hợp cả hai. Bác sĩ sẽ tư vấn liệu pháp insulin phù hợp nhất.

Xem thêm: Vai trò của insulin với bệnh tiểu đường

2. Insulin nền được dùng với liều cố định hàng ngày

Nếu được bác sĩ chỉ định insulin nền, người bệnh sẽ dùng liều không đổi mỗi ngày. Ví dụ, người bệnh có thể phải sử dụng 10 đơn vị insulin tác dụng kéo dài trước khi đi ngủ mỗi đêm.

Nếu liều lượng hiện tại không đủ để kiểm soát đường huyết, bác sĩ sẽ cho tăng liều. Còn nếu khả năng kiểm soát đường huyết có sự cải thiện thì có thể giảm liều insulin. Liều dùng insulin sẽ được điều chỉnh dựa trên mức đường huyết.

3. Liều dùng insulin bolus có thể thay đổi

Nếu cần sử dụng thêm insulin bolus, bác sĩ sẽ kê insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng bình thường với một tỷ lệ nhất định với lượng carbohydrate tiêu thụ. Bằng cách này, lượng carb trong chế độ ăn của người bệnh có thể linh hoạt hơn và người bệnh sẽ điều chỉnh lượng insulin bữa ăn cho phù hợp. Một lựa chọn khác là duy trì lượng carb nhất định trong mỗi bữa ăn và dùng liều insulin cố định nhưg cách này ít linh hoạt hơn.

Nói một cách đơn giản, người bệnh sẽ phải điều chỉnh liều lượng insulin bolus dựa trên lượng carbohydrate trong bữa ăn. Trước bữa ăn có nhiều carbohydrate, người bệnh sẽ phải tăng liều insulin bolus. Mặt khác, nếu bữa ăn có ít carb thì có thể giảm liều insulin.

Cũng có thể dùng insulin bolus để giảm đường huyết khi đường huyết tăng cao. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách xác định lượng insulin cần bổ sung dựa trên lượng carb tiêu thụ.

4. Loại và lượng insulin cần dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến loại và lượng insulin nền hoặc insulin bolus cần dùng, gồm có:

  • Lượng insulin mà cơ thể tự tạo ra
  • Độ nhạy insulin hay mức độ kháng insulin
  • Lượng carbohydrate trong bữa ăn
  • Cường độ tập thể dục
  • Thời gian ngủ
  • Cân nặng
  • Tình trạng sức khỏe
  • Có uống rượu bia hay không
  • Các loại thuốc khác đang dùng, chẳng hạn như steroid

Bất kỳ loại thuốc nào khác được dùng để điều trị tiểu đường type 2 cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà cơ thể phản ứng với liệu pháp insulin. Tiền sử phẫu thuật giảm cân cũng có thể ảnh hưởng đến lượng insulin cần dùng.

5. Liều dùng insulin có thể thay đổi theo thời gian

Những thay đổi trong kế hoạch điều trị, thói quen sống, cân nặng và tình trạng sức khỏe tổng thể có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể với liệu pháp insulin.

Ví dụ, người bệnh có thể giảm liều insulin nếu giảm cân hoặc giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống.

Mặt khác, nếu tăng cân, người bệnh sẽ phải tăng liều insulin. Khi tình trạng kháng insulin trở nên nặng hơn và dẫn đến tăng cân, liều insulin cần sử dụng cũng sẽ thay đổi.

Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với liệu pháp insulin.

6. Đo đường huyết để đánh giá hiệu quả của liệu pháp insulin

Để biết phác đồ điều trị hiện tại có hiệu quả hay không, người bệnh cần phải đo đường huyết thường xuyên theo khuyến nghị của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ phải làm xét nghiệm A1C để kiểm tra mức đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất.

Nếu cảm thấy khó kiểm soát đường huyết, hãy nói chuyện với bác sĩ. Có thể sẽ phải điều chỉnh liệu pháp insulin hoặc các phương pháp điều trị khác.

Kết luận

Nếu đã được chỉ định liệu pháp insulin, người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để phác đồ hiệu trị phát huy hiệu quả tối đa. Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì thói quen sống lành mạnh, gồm có ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên để cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Điều này sẽ giúp giảm liều insulin cần sử dụng.

Không được tự ý thay đổi liệu pháp insulin mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Tuân thủ đúng kế hoạch điều trị là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tiểu đường type 1
Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tiểu đường type 1

Nếu là một người đang sống chung với bệnh tiểu đường type 1, chắc hẳn bạn đã nắm được những điều cơ bản về đường huyết và insulin nhưng có thể còn một số điều mà bạn chưa biết đến.

10 lưu ý khi bắt đầu liệu pháp insulin để điều trị tiểu đường type 2
10 lưu ý khi bắt đầu liệu pháp insulin để điều trị tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 thường được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc đường uống nhưng đôi khi, người bệnh phải dùng đến insulin giống như bệnh tiểu đường type 1 để duy trì ổn định lượng đường trong máu. Điều này có thể sẽ khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì liệu pháp insulin phức tạp hơn thuốc đường uống nhưng insulin sẽ giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường và trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng lâu dài, ví dụ như bệnh thận và vấn đề về mắt.

Liệu pháp gen - hy vọng mới trong điều trị bệnh tiểu đường type 1
Liệu pháp gen - hy vọng mới trong điều trị bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn xảy ra do tuyến tụy bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và không có khả năng sản xuất insulin – loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Đây là một căn bệnh mãn tính hiện vẫn chưa có cách nào chữa khỏi. Những người mắc bệnh lý này phải sử dụng liệu pháp insulin suốt đời để kiểm soát đường huyết.

Tiểu đường type 2: Điều gì sẽ xảy ra khi thay đổi liệu pháp insulin?
Tiểu đường type 2: Điều gì sẽ xảy ra khi thay đổi liệu pháp insulin?

Việc kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ hiệu quả hơn khi người bệnh hiểu rõ cơ chế hoạt động của loại insulin mới cũng như cách điều chỉnh liều dùng insulin theo thói quen ăn uống và mức độ hoạt động thể chất.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây