1

Điều trị đái tháo đường type 2 bằng cách nào?

Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý mãn tính xảy ra do cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả. Điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng.
dieu tri tieu duong type 2 Điều trị đái tháo đường type 2 bằng cách nào?

Giảm cân

Theo định nghĩa của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC, “thừa cân” là cân nặng lớn hơn mức được coi là khỏe mạnh trong tương quan với chiều cao.

Thừa cân là một vấn đề phổ biến ở những người mắc đái tháo đường type 2. Trong những trường hợp này, giảm cân là điều cần thiêt trong kế hoạch điều trị bệnh.

Đối với những người thừa cân và bị đái tháo đường type 2, giảm 5 đến 10% khối lượng cơ thể có thể giúp giảm lượng đường trong máu. (1) Theo một báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Diabetes Care, điều này giúp làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường.

Nghiên cứu cho thấy rằng giảm cân còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – một bệnh lý mà những người bị đái tháo đường type 2 có tỷ lệ mắc cao hơn so với dân số chung.

Cách giảm cân hiệu quả nhất là cắt giảm lượng calo trong cả bữa ăn chính và các bữa phụ trong ngày, đồng thời kết hợp với tập thể dục thường xuyên.

Những trường hợp béo phì nghiêm trọng và không thể giảm cân bằng các phương pháp thông thường có thể sẽ phải phẫu thuật giảm cân.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người mắc bệnh đái tháo đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết và cân nặng. Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng còn có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Không có quy tắc chung nào về chế độ ăn kiêng dành cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị: (2)

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau củ, trái cây, protein nạc và chất béo tốt
  • Ăn nhiều bữa nhỏ chia đều trong ngày
  • Không bỏ bữa nếu đang dùng các loại thuốc có thể gây hạ đường huyết
  • Không ăn quá nhiều

Nếu cần, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2.

Theo ADA, người lớn bị đái tháo đường type 2 nên:

  • Tập cardio cường độ vừa đến cao 150 phút mỗi tuần, chia đều vào các ngày. Một số bài tập cardio là chạy bộ, đi bộ, bơi lội, nhảy dây, đạp xe…
  • Tập strength training 2 - 3 buổi mỗi tuần. Strength training là các bài tập tăng cường sức mạnh và sức bền của cơ, chẳng hạn như squat, tập tạ, lunge, chống đẩy…Tập strength training đan xen với các buổi tập cardio hoặc nghỉ ngơi, không tập strength training 2 ngày liên tiếp.
  • Hạn chế thời gian ngồi hoặc nằm một chỗ, cố gắng vận động nhiều nhất có thể
  • Không nên nghỉ tập thể dục quá 2 ngày liên tiếp

Mỗi người nên đặt ra một mục tiêu hoạt động thể chất cho riêng mình, tùy thuộc vào thể trạng. Nếu không quen vận động thì ban đầu có thể tập nhẹ nhàng và sau đó tăng dần cho đến khi đạt được mục tiêu. Nếu đang mắc các bệnh lý cần hạn chế vận động thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục để được hướng dẫn chế độ tập an toàn.

Dùng thuốc

Đối với một số người, chỉ cần thay đổi lối sống là đủ để kiểm soát đường huyết nhưng nhiều người mắc bệnh đái tháo đường type 2 lại phải dùng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh.

Tùy thuộc vào bệnh sử và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc sau:

  • Thuốc đường uống
  • Insulin

Các loại thuốc tiêm khác, chẳng hạn như thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 hoặc chất tương tự amylin (hormone do tế bào beta của tuyến tụy tiết ra)

Đa phần bác sĩ sẽ kê thuốc đường uống trước. Sau một thời gian, bệnh nhân có thể cần dùng thêm insulin hoặc các loại thuốc tiêm khác.

Kiểm tra đường huyết

Mục đích chính của các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường là duy trì đường huyết trong phạm vi khuyến nghị.

Đường huyết giảm quá thấp hoặc tăng quá cao đều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Người bệnh sẽ phải kiểm tra đường huyết thường xuyên để theo dõi lượng đường trong máu. Người bệnh có thể dùng máy đo đường huyết tại nhà hoặc đến bệnh viện làm xét nghiệm A1C định kỳ. Xét nghiệm giúp đánh giá mức đường huyết trung bình.

Máy đo đường huyết tại nhà gồm có một đầu kim để chích máu ở đầu ngón tay, sau đó chấm máu lên que thử bên trong máy. Máy sẽ hiển thị kết quả sau vài giây. Hiện nay có những loại máy đo đường huyết không cần chích máu. Hoặc người bệnh cũng có thể đầu tư mua máy đo đường huyết liên tục. Thiết bị này gồm có một cảm biến nhỏ gắn dưới da và sẽ liên tục theo dõi lượng đường trong máu trong suốt cả ngày.

Tóm tắt bài viết

Để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên, thay đổi một số thói quen sống khác và có thể phải kết hợp với thuốc. Ngoài ra, người mắc bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi đường huyết.

Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh có sự thay đổi hoặc lượng đường trong máu liên tục ở mức cao thì phải cho bác sĩ biết. Bệnh đái tháo đường type 2 tiến triển theo thời gian và có thể phải điều chỉnh phác đồ điều trị để đáp ứng sự tiến triển của bệnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2
6 điều cần biết về bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên khắp thế giới. Ước tính có khoảng 8,5% người lớn trên toàn thế giới hiện đang sống với bệnh đái tháo đường. Có hai loại bệnh đái tháo đường chính là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2.

Nên điều trị tiểu đường type 2 bằng loại thuốc nào?
Nên điều trị tiểu đường type 2 bằng loại thuốc nào?

Mục đích chung của các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 là kiểm soát đường huyết ổn định nhưng mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau.

Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau chân và chuột rút do đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh đái tháo đường có thể gây nên nhiều biến chứng khác nhau, một trong số đó là đau chân và chuột rút chân. Những biến chứng này thường xảy ra do tổn thương dây thần kinh hay còn được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường. Khi các dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng thì tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Đây có thể là hậu quả trực tiếp của tình trạng đường huyết cao trong thời gian dài.

Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thận đái tháo đường: Triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường type 2 có thể dẫn đến bệnh thận. Điều này xảy ra khi thận không còn lọc máu hiệu quả.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây