1

Các nguyên nhân gây đau đầu ở người bệnh tiểu đường

Đau đầu là một vấn đề rất phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Đa phần cơn đau đầu thường tự hết hoặc có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đang quá cao hoặc quá thấp.
Các nguyên nhân gây đau đầu ở người bệnh tiểu đường Các nguyên nhân gây đau đầu ở người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường và đau đầu

Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính có đặc trưng là lượng đường trong máu cao. Lượng đường trong máu cao hay tăng đường huyết gây ra một loạt các triệu chứng và biến chứng, một số trong đó có thể đe dọa đến tính mạng. Ở người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cũng có thể giảm xuống quá thấp hay hạ đường huyết. Tăng đường huyết và hạ đường huyết đều có thể gây đau đầu.

Mặc dù không nguy hiểm nhưng đau đầu có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang nằm ngoài phạm vi an toàn.

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu cùng với các triệu chứng khác của tăng đường huyết như khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần thì nên đi khám vì rất có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Các nguyên nhân gây đau đầu

Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.

Có hai loại đau đầu là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

Đau đầu nguyên phát xảy ra khi các tế bào não, dây thần kinh, mạch máu hoặc cơ sở vùng đầu truyền tín hiệu đau đến não bộ. Đau đầu nguyên phát là cơn đau đầu xảy ra độc lập, không phải do bất kỳ tình trạng bệnh lý nào khác gây ra. Đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng là hai ví dụ đau đầu nguyên phát.

Mặt khác, đau đầu thứ phát là do các vấn đề sức khỏe gây ra, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Các nguyên nhân khác gây đau đầu thứ phát còn có:

  • Sốt hoặc nhiễm trùng
  • Chấn thương
  • Cao huyết áp
  • Đột quỵ
  • Lo âu, căng thẳng
  • Biến động nội tiết tố, chẳng hạn như trong kỳ kinh nguyệt
  • Vấn đề về mắt
  • Bất thường về cấu tạo não

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cơn đau đầu thứ phát sẽ có biểu hiện khác nhau.

Đau đầu do tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường thường có mức độ từ vừa đến nặng và xảy ra thường xuyên. Đau đầu cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra rằng lượng đường trong máu đang ở mức thấp.

Ổn định lượng đường trong máu là bước đầu tiên cần thực hiện để giảm đau đầu. Ngoài ra cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Đau đầu do tăng đường huyết

Tăng đường huyết là khi lượng đường trong máu quá cao, được định nghĩa là trên 100 mg/dL khi đói và trên 140 mg/dL sau khi ăn 2 giờ.

Nhiều người không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khi lượng đường trong máu tăng cao và nếu có thì các triệu chứng cũng thường xuất hiện chậm. Thông thường, triệu chứng đau đầu xảy ra khi tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn trong vài ngày liên tục.

Mặc dù vậy nhưng đau đầu vẫn được coi là một trong những dấu hiệu ban đầu của tình trạng tăng đường huyết. Cơn đau đầu có thể trở nên nặng hơn khi lượng đường trong máu tiếp tục tăng cao. Những người có tiền sử tăng đường huyết nên kiểm tra đường huyết khi cảm thấy đau đầu.

Các dấu hiệu ban đầu khác của tăng đường huyết còn có:

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Mờ mắt
  • Khát nước, khô miệng
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Đói
  • Vết thương chậm lành

Một trong những cách hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng tăng đường huyết là thay đổi lối sống, gồm có tập thể dục thường xuyên và thực hiện chế độ ăn uống cân bằng. Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và bệnh thận Hoa Kỳ (NIDDK) khuyến nghị nên ăn các loại thực phẩm sau đây:

  • Rau củ
  • Trái cây
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các nguồn protein nạc như thịt nạc, ức gà, trứng
  • Các nguồn protein thực vật như các loại đậu, các loại hạt và quả hạch
  • Sữa tách béo hoặc ít béo

Người bệnh cũng có thể phải sử dụng thuốc để giữ ổn định lượng đường trong máu. Một khi lượng đường trong máu được giữ ổn định trong phạm vi khỏe mạnh, tình trạng đau đầu sẽ được cải thiện.

Đau đầu do hạ đường huyết

Hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL. Không giống như tăng đường huyết, các triệu chứng hạ đường huyết thường xảy ra nhanh chóng.

Đau đầu do hạ đường huyết thường đi kèm các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt
  • Run tay
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Đói cồn cào
  • Cáu gắt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Da nhợt nhạt
  • Lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh
  • Thở gấp

Khi gặp các triệu chứng này, hãy đo đường huyết xem có đúng là đường huyết ở mức thấp hay không.

Nếu đúng là bị hạ đường huyết, hãy nhanh chóng ăn 15 đến 20 gram carbohydrate tác dụng nhanh, chẳng hạn như kẹo ngọt, bánh, nước trái cây, nước ngọt hoặc viên nén glucose, sau đó chờ 15 phút và đo lại đường huyết. Nếu đường huyết vẫn thấp thì tiếp tục lặp lại cho đến khi đường huyết về mức bình thường. Khi lượng đường trong máu ổn định trở lại, cơn đau đầu sẽ giảm.

Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn thì có thể cần dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Nếu bị đau đầu dữ dội hoặc đã lặp lại các bước trên nhiều lần mà đường huyết vẫn không tăng thì hãy gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện.

Nếu không được điều trị, hạ đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như co giật và hôn mê.

Phòng ngừa đau đầu

Bệnh tiểu đường không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau đầu nhưng người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bị đau đầu cao hơn so với người không mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt.

Theo dõi lượng đường trong máu sẽ giúp giảm nguy cơ đau đầu cũng như các triệu chứng tiểu đường khác. Nếu tình trạng đau đầu vẫn tiếp diễn thường xuyên mặc dù tuân thủ đúng phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thì nên báo cho bác sĩ.

Tóm tắt bài viết

Đau đầu không nguy hiểm nhưng đó là có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu đang quá cao hoặc quá thấp. Cả tăng đường huyết và hạ đường huyết đều có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Giữ lượng đường trong máu trong phạm vi khỏe mạnh là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa các triệu chứng, biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây mờ mắt ở người bệnh tiểu đường
Các nguyên nhân gây mờ mắt ở người bệnh tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến tầm nhìn bị mờ và một số trong đó xuất phát từ bệnh tiểu đường. Nhìn mờ có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang ở mức quá cao hoặc quá thấp.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra do cơ thể không thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose) một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính xác gây ra điều này vẫn chưa được xác định rõ nhưng rất có thể một phần là do các yếu tố di truyền và môi trường. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gồm có béo phì và mức cholesterol cao. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây bệnh tiểu đường.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2
Các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 không phải chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra. Trên thực tế, bệnh lý này có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính có thể dẫn đến tiểu đường type 2.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nguyên nhân và điều trị

Hạ đường huyết xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe khác (hầu hết đều hiếm gặp) cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây