1

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type 2 đến sức khỏe răng miệng

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng glucose hay đường trong máu để tạo năng lượng. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng, gồm có tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận và thậm chí mù lòa. Một biến chứng cũng khá phổ biến mà những người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải là bệnh về nướu (lợi) và các vấn đề về răng miệng khác.
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type 2 đến sức khỏe răng miệng Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường type 2 đến sức khỏe răng miệng

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị viêm nướu và viêm nha chu (nhiễm trùng nướu nghiêm trọng đi kèm hỏng cấu trúc xương quanh răng). Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể và điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nướu. Mặt khác, viêm nướu có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nấm miệng hay tưa miệng (một bệnh nhiễm trùng trong khoang miệng do nấm Candida albicans gây ra). Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị khô miệng. Điều này làm tăng nguy cơ loét miệng, sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.

Kết quả nghiên cứu

Một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên tạp chí BMC Oral Health đã theo dõi 125 người mắc bệnh tiểu đường type 2. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố gồm có số lượng răng bị mất, tỷ lệ mắc bệnh nha chu và mức độ chảy máu chân răng ở những người tham gia.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng mắc bệnh tiểu đường càng lâu, đường huyết lúc đói và chỉ số hemoglobin A1C (chỉ số cho biết mức đường huyết trung bình trong ba tháng) càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh nha chu và chảy máu chân răng.

Những người không kiểm soát tốt lượng đường trong máu có nguy cơ bị mất răng cao hơn so với những người kiểm soát tốt.

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù cùng mắc bệnh tiểu đường nhưng một số người có nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng cao hơn. Ví dụ, những người không thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát đường huyết dễ bị viêm nướu hơn.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health), có hơn 400 loại thuốc khác nhau có thể gây tác dụng phụ khô miệng, trong đó có các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh hay bệnh thần kinh đái tháo đường. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về tác dụng phụ này của thuốc trước khi sử dụng. Nếu không thể đổi sang loại thuốc khác thì có thể dùng nước súc miệng hoặc viên ngậm giảm khô miệng không đường để khắc phục vấn đề.

Dấu hiệu bệnh về nướu

Bệnh về nướu do tiểu đường không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng. Vì thế nên tốt nhất là đi khám răng định kỳ. Tuy nhiên, một số dấu hiệu thường gặp của bệnh về nướu gồm có:

  • Chảy máu chân răng, thường xảy ra khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Sai lệch khớp cắn
  • Hơi thởi có mùi khó chịu, dù vừa mới đánh răng
  • Nướu không ôm sát răng
  • Tụt nướu, khiến răng trông dài ra
  • Răng vĩnh viễn bị lung lay
  • Nướu sưng đỏ

Phòng ngừa bệnh răng miệng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng về răng miệng khi mắc bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết. Đo đường huyết thường xuyên và thông báo cho bác sĩ nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc uống hoặc insulin mà không hiệu quả.

Cần chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa đều đặn hàng ngày và khám răng định kỳ. Nên khám răng hai lần mỗi năm nhưng những người mắc bệnh tiểu đường nên hỏi nha sĩ xem có cần khám thường xuyên hơn hay không. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh về nướu thì nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức.

Tự kiểm tra khoang miệng thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường, chẳng hạn như các vùng khô hoặc mảng trắng trong miệng và chảy máu chân răng.

Khi đường huyết chưa ổn định thì không nên thực hiện các thủ thuật nha khoa, đặc biệt là những thủ thuật không khẩn cấp. Lý do là vì lượng đường trong máu quá cao sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau thủ thuật.

Điều trị bệnh răng miệng

Việc điều trị bệnh răng miệng liên quan đến bệnh tiểu đường tùy thuộc vào vấn đề cụ thể và mức độ nghiêm trọng.

Ví dụ, bệnh nha chu có thể được điều trị bằng thủ thuật lấy cao răng và bào láng gốc răng. Đây là phương pháp làm sạch sâu giúp loại bỏ cao răng ở trên và dưới viền nướu. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Đôi khi, người bị bệnh nha chu cần phải phẫu thuật nướu để ngăn ngừa mất răng.

Tóm tắt bài viết

Kiểm soát tốt đường huyết và chăm sóc răng miệng cẩn thận sẽ giúp duy trì răng và nướu chắc khỏe cho người mắc bệnh tiểu đường. Đi khám răng định kỳ và cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh tiểu đường, các triệu chứng gặp phải cũng như các loại thuốc đang dùng. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định vấn đề dễ hơn và đưa ra giải pháp điều trị thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ.

14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2
14 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là một căn bệnh phổ biến, xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng hết glucose (đường) trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có những triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ sớm.

Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ
Mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể làm tăng nguy cơ con bị tự kỷ

Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ sinh con bị bệnh tự kỷ cao hơn. Mặc dù chưa rõ chính xác nguyên nhân tại sao nhưng nồng độ glucose trong máu cao có thể là một yếu tố góp phần dẫn đến mối liên hệ này.

Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Nghiên cứu cho biết statin có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Bạn có biết rất có thể một loại thuốc mà bạn đang dùng để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ thực ra lại đang gây nguy hiểm theo một cách khác?

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1: Những điều cần biết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây