1

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào? Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh chuyển hóa, trong đó lượng đường trong máu hay đường huyết cao hơn bình thường do các vấn đề trong quá trình xử lý hoặc sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể lứa tuổi, chủng tộc, giới tính hay lối sống.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine, từ năm 1971 đến năm 2000, tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường ở nam giới đã giảm. Sự sụt giảm này phản ánh những tiến bộ trong các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. (1)

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường không thay đổi. Ngoài ra, sự chênh lệch về tỷ lệ tử vong giữa phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và những người không mắc bệnh tăng gấp đôi.

Mặc dù tỷ lệ tử vong ở phụ nữ cao hơn nhưng số nam giới mắc bệnh tiểu đường type 2 lại cao hơn phụ nữ.

Nghiên cứu trên còn cho thấy một điều là ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến phụ nữ và nam giới là khác nhau. Các lý do dẫn đến điều này gồm có:

  • Ở phụ nữ, các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường thường ít được điều trị tích cực hơn.
  • Một số biến chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ khó chẩn đoán hơn.
  • Phụ nữ thường mắc các loại bệnh tim mạch khác với nam giới.
  • Ở phụ nữ, các hormone và phản ứng viêm hoạt động theo cơ chế khác so với nam giới.

Số liệu thống kê mới nhất được báo cáo từ năm 2015 cho thấy ở nước Mỹ có 11,7 triệu phụ nữ và 11,3 triệu nam giới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Các báo cáo toàn cầu từ năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ước tính có khoảng 422 triệu người trưởng thành đang sống chung với bệnh tiểu đường, tăng so với con số 108 triệu được báo cáo vào năm 1980. (2)

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ. Hiểu rõ các triệu chứng này sẽ giúp chúng ta nhận biết và điều trị sớm bệnh tiểu đường.

Dưới đây là một số triệu chứng chỉ xảy ra ở phụ nữ.

1. Nhiễm nấm âm đạo và nấm miệng

Sự phát triển quá mức của nấm men Candida có thể gây ra nhiễm nấm âm đạo và nấm miệng. Những bệnh nhiễm trùng này thường xảy ra ở phụ nữ.

Khi tình trạng nhiễm nấm xảy ra ở khu vực âm đạo, các triệu chứng gồm có:

  • Ngứa ngáy
  • Nóng rát
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Đau khi quan hệ tình dục

Nấm miệng thường có triệu chứng là lớp phủ trắng trên lưỡi và bên trong khoang miệng. Nồng độ glucose cao trong máu là nguyên nhân kích hoạt sự phát triển của nấm.

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và có các triệu chứng như:

  • Đau khi đi tiểu
  • Cảm giác nóng rát
  • Nước tiểu có máu hoặc đục

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận.

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn chủ yếu là bởi hệ miễn dịch bị tổn hại do mức đường huyết cao.

3. Rối loạn chức năng tình dục

Bệnh thần kinh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu cao gây tổn hại các dây thần kinh. Điều này có thể gây cảm giác châm chích và mất cảm giác ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, gồm có tay, bàn chân và cẳng chân.

Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở vùng âm hộ và làm giảm ham muốn tình dục của phụ nữ.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang

Bệnh lý này xảy ra khi cơ thể phụ nữ tạo ra lượng nội tiết tố nam cao hơn bình thường và có khuynh hướng mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Các dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang gồm có:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Tăng cân
  • Nổi mụn
  • Lo âu, phiền muộn
  • Khó thụ thai

Hội chứng buồng trứng đa nang còn có thể gây ra một dạng kháng insulin dẫn đến đường huyết tăng cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng tiểu đường ở cả phụ nữ và nam giới

Cả nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Khát nước và/hoặc đói liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Giảm hoặc tăng cân mà không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Vết thương chậm lành
  • Buồn nôn
  • Nhiễm trùng da
  • Xuất hiện những mảng da sẫm màu ở những vị trí có nếp gấp da
  • Dễ cáu gắt
  • Hơi thở có mùi ngọt, mùi trái cây hoặc mùi axeton
  • Giảm cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân

Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh tiểu đường type 2 không có triệu chứng rõ rệt.

Tiểu đường type 1, type 2 và mang thai

Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 tiểu đường vẫn hoàn toàn có thể mang thai và có thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng điều quan trọng là phải kiểm soát tình trạng bệnh trước và trong thời gian mang thai để tránh xảy ra các biến chứng.

Nếu dự định mang thai thì trước khi mang thai cần cố gắng đưa mức đường huyết càng về gần ngưỡng mục tiêu càng tốt. Phạm vi đường huyết cần duy trì khi mang thai sẽ khác với phạm vi đường huyết khi không mang thai.

Những phụ nữ bị tiểu đường và đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai nên trao đổi với bác sĩ về những cách để kiểm soát tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ví dụ cần theo dõi mức đường huyết và tình trạng sức khỏe tổng thể trước và trong thai kỳ.

Khi mang thai, lượng glucose và xeton trong máu của người mẹ sẽ đi qua nhau thai vào cơ thể thai nhi. Thai nhi cũng cần năng lượng từ glucose giống như người lớn nhưng thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nếu mức đường huyết quá cao. Việc truyền một lượng lớn đường trong máu từ mẹ vào thai nhi sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề như:

  • Suy giảm nhận thức
  • Chậm phát triển
  • Cao huyết áp

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai và khác với tiểu đường type 1 hay type 2. Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở gần 10% phụ nữ mang thai.

Các hormone trong thai kỳ gây cản trở hoạt động của insulin. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, lượng insulin này vẫn không đủ và dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn sau của thai kỳ và đa phần tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn sau này. Do đó nên tầm soát bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường định kỳ vài năm một lần.

Các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ (Office on Women’s Health - OWH) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (U.S. Department of Health and Human Services), các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 gồm có:

  • Trên 45 tuổi
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường (bố mẹ hoặc anh chị em ruột)
  • Thuộc một số chủng tộc, chẳng hạn như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Alaska bản địa, người Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Á hoặc người Hawaii bản địa
  • Đã từng sinh con nặng trên 4kg
  • Bị tiểu đường thai kỳ
  • Bị cao huyết áp
  • Có nồng độ cholesterol cao
  • Tập thể dục dưới 3 lần một tuần
  • Mắc các bệnh lý khác liên quan đến khả năng sử dụng insulin kém, chẳng hạn như hội chứng buồng chứng đa nang
  • Có tiền sử bệnh tim mạch hoặc đột quỵ

Điều trị bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời, cơ thể phụ nữ đều gặp phải những trở ngại nhất định trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu. Những trở ngại này có thể xảy ra do:

Một số loại thuốc tránh thai làm tăng lượng đường trong máu. Để duy trì mức đường huyết khỏe mạnh, hãy hỏi bác sĩ về việc chuyển sang thuốc tránh thai liều thấp.

Glucose trong cơ thể có thể gây nhiễm trùng nấm men. Điều này là do glucose làm tăng tốc độ phát triển của nấm. Có thể điều trị nhiễm trùng nấm men bằng các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Có thể phòng ngừa nhiễm trùng nấm men bằng cách kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu. Dùng insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ, tập thể dục thường xuyên, giảm lượng carb trong chế độ ăn, chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp và theo dõi mức đường huyết.

Có nhiều cách để phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường, tránh các biến chứng và kiểm soát các triệu chứng.

Dùng thuốc

Người mắc bệnh tiểu đường có thể phải dùng các loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng và biến chứng. Hiện này có thêm rất hiều loại thuốc mới nhưng các loại thuốc được dùng phổ biến nhất gồm có:

  • Liệu pháp insulin cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1
  • Metformin (Glucophage) để làm giảm lượng đường trong máu

Thay đổi lối sống

Một số điều chỉnh về lối sống có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường:

  • Tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý
  • Không hút thuốc lá
  • Ăn uống điều độ, lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt
  • Theo dõi lượng đường trong máu

Các phương pháp điều trị thay thế

Phụ nữ bị tiểu đường có thể thử phương pháp điều trị thay thế để kiểm soát các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như:

  • Uống bổ sung một số chất như crôm hoặc magiê
  • Ăn nhiều bông cải xanh, kiều mạch, cây xô thơm (sage), đậu Hà Lan và hạt cỏ cà ri
  • Dùng một số loại thảo dược

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị mới nào. Ngay cả khi có nguồn gốc tự nhiên, các phương pháp này cũng có thể gây cản trở các phương pháp điều trị hoặc thuốc đang dùng hiện tại.

Các biến chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Một số biến chứng mà phụ nữ có thể gặp phải gồm có:

  • Rối loạn ăn uống: Một số nghiên cứu cho thấy chứng rối loạn ăn uống xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh mạch vành: Nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 2 đã mắc bệnh tim mạch tại thời điểm chẩn đoán (bao gồm cả phụ nữ trẻ tuổi).
  • Vấn đề về da, chẳng hạn như nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
  • Tổn thương thần kinh: Tình trạng này có thể dẫn đến đau, suy giảm tuần hoàn hoặc mất cảm giác ở các chi bị ảnh hưởng.
  • Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến mù lòa
  • Vấn đề ở chân: Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh tiểu đường có thể bị hoại tử và phải cắt cụt chi.

Kết luận

Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường mà chỉ có các phương pháp để kiểm soát các triệu chứng.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong do căn bệnh này cao hơn 40%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người bị tiểu đường type 1 có tuổi thọ ngắn hơn so với dân số chung. Cụ thể, tuổi thọ của những người mắc tiểu đường type 1 có thể giảm đi 20 năm và những người mắc tiểu đường type 2 có thể giảm đi 10 năm.

Có thể kiểm soát các triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể bằng cách dùng thuốc, thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị thay thế. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị mới nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Khi cơ thể không có insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, đường sẽ ở lại trong máu thay vì được đưa vào tế bào, dẫn đến đường trong máu tăng cao trong khi các tế bào lại không được cung cấp lượng năng lượng cần thiết. Điều này gây ra một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống chính trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải một số dạng rối loạn giấc ngủ và các chứng rối loạn khác ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Nhiệt độ cao và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?
Nhiệt độ cao và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Mùa hè có thể gây ra nhiều vấn đề cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy rằng thời tiết nóng bức có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe ở người bị tiểu đường và điều này khiến cho người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ và độ ẩm cao.

Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?
Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tiểu đường?

Ngoài giảm chất lượng giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi sau khi thức giấc, chứng ngưng thở khi ngủ còn gây ra nhiều tác động tiêu cực khác đến sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết trong suốt cả ngày, thay đổi cách cơ thể phản ứng với hormone insulin và góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

10 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số A1C của người bệnh tiểu đường type 2
10 yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số A1C của người bệnh tiểu đường type 2

Xét nghiệm A1C là xét nghiệm máu được sử dụng để theo dõi hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 2. Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình trong 2 đến 3 tháng gần nhất.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây