Ăn thịt có phải nguyên nhân gây bệnh tiểu đường không?
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa việc ăn một số loại thịt cũng như một số phương pháp chế biến thịt với sự gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
Kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa ăn thịt và bệnh tiểu đường
Vào năm 2018, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care đã chỉ ra rằng ăn thịt nấu bằng lửa trần và nhiệt độ cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. (1)
Các tác giả phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn nếu ăn thịt đỏ hoặc thịt gà nấu bằng lửa trần hoặc sử dụng nhiệt độ cao.
Một trong những phương pháp chế biến sử dụng ngọn lửa trần là nướng bằng than hoặc củi.
Theo các nhà nghiên cứu, bất kể lượng tiêu thụ nhiều hay ăn, ăn thịt nấu ở nhiệt độ cao đều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các loại thịt được chế biến bằng phương pháp này có hàm lượng amin dị vòng (heterocyclic amine - HCA) cao. Amin dị vòng hình thành khi các thành phần có trong thịt (chẳng hạn như protein và đường) phản ứng với nhiệt độ cao. Thịt càng nấu kỹ thì hàm lượng HCA càng cao.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng amin dị vòng và một nhóm hợp chất khác có tên là hydrocacbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic hydrocarbon - PAH) làm tăng nguy cơ ung thư. (2)
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện chưa xác định được mối liên hệ giữa PAH và ung thư ở người.
Không chỉ có phương pháp chế biến, loại thịt cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2015 đã cho thấy rằng ăn thịt đỏ chế biến sẵn làm tăng nguy cơ tiểu đường. Một số ví dụ về thịt đỏ chế biến sẵn là xúc xích, thịt nguội và thịt muối.
Chất béo bão hòa và nguy cơ tiểu đường
Nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ ăn thịt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là do thịt có chứa nhiều chất béo bão hòa và calo hơn so với các loại thực phẩm khác như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Ngoài ra, ăn nhiều thịt đã được chứng minh là làm tăng lượng mỡ nội tạng hay mỡ ở vùng bụng mà mỡ nội tạng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Vì các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa béo phì và thừa cân với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nên rất có thể việc tiêu thụ lượng lớn chất béo bão hòa từ các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có thể góp phần dẫn đến bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học đã xác định được một số nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Đôi khi, bệnh tiểu đường không phải do một nguyên nhân đơn lẻ mà là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số yếu tố chính có thể dẫn đến bệnh tiểu đường:
- Béo phì: Thừa cân, đặc biệt là nhiều mỡ thừa ở vùng bụng, có thể góp phần dẫn đến tình trạng kháng insulin. Khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả để xử lý đường trong máu, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và kết quả là bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, không phải ai bị béo phì cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Ít vận động: Ít hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Hai yếu tố này có thể kết hợp với nhau và dẫn đến tình trạng kháng insulin.
- Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình bị tiểu đường type 2 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Vấn đề sức khỏe: Các bác sĩ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường với một số bệnh lý khác, đặc biệt là những bệnh ảnh hưởng đến nồng độ hormone. Những bệnh lý này có thể dẫn đến kháng insulin và bệnh tiểu đường, ví dụ như hội chứng Cushing, chứng to đầu chi và hội chứng buồng trứng đa nang.
- Thuốc: Dùng một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chẳng hạn như:
- Thuốc điều trị bệnh tâm thần
- Thuốc chống động kinh
- Glucocorticoid
- Thuốc chống thải ghép
- Thuốc statin
Ngoài ra, các yếu tố về lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Người bị tiểu đường có được ăn thịt không?
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) không đưa ra khuyến nghị kiêng thịt hay bất kỳ loại thực phẩm nào đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Trong Hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường vào năm 2021, ADA thậm chí còn khuyến nghị ăn các nguồn protein nạc, trong đó có thịt nạc.
Ngoài ra, một nghiên cứu vào năm 2015 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã không chỉ ra bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc ăn thịt và sự gia tăng đường huyết hay mức insulin ở những người mắc tiểu đường type 2.
Chọn đúng loại thịt
Những người bị bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng thịt hoàn toàn nhưng nên lựa chọn đúng loại thịt:
- Chọn những phần thịt nạc như nạc vai, nạc thăn, thịt cốt lết,…
- Chọn thịt xay có 90% nạc (hoặc nhiều hơn).
- Lọc bỏ da gà, vịt trước khi nấu.
Ngoài việc chọn đúng loại thịt, phương pháp chế biến thịt cũng rất quan trọng. Nên chế biến thịt bằng bằng các phương pháp lành mạnh như nướng trong lò, luộc, hầm, hấp hoặc xào.
Phòng ngừa tiểu đường type 2
Mặc dù có một số yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như tiền sử gia đình nhưng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 bằng cách thay đổi các yếu tố về lối sống. Một số cách để ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 gồm có:
- Duy trì cân nặng vừa phải: Đối với những người thừa cân, chỉ cần giảm 5% khối lượng có thể là đã có thể giảm nguy cơ tiền tiểu đường.
- Ăn uống cân bằng: Ăn nhiều loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
- Lựa chọn protein nạc như cá, thịt gà, trứng, đậu phụ, các loại đậu và sữa chua.
- Tích cực hoạt động thể chất: Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường xuất hiện từ từ và không rõ rệt ở giai đoạn đầu. Một số người còn hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào khi mới mắc bệnh và đến khi bệnh tiến triển nặng thì mới nhận thấy những thay đổi. Nên đi khám nếu gặp các triệu chứng sau đây:
- Mờ mắt
- Thường xuyên thấy khát dù uống nhiều nước
- Đi tiểu nhiều lần
- Tê hoặc châm chích ở bàn tay và bàn chân
- Sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi bất thường
- Thường xuyên thấy đói
- Vết thương chậm lành hoặc không lành
Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường/tiền tiểu đường hoặc các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Tóm tắt bài viết
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa việc ăn thịt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Không phải cứ ăn thịt là sẽ bị tiểu đường và hạn chế ăn thịt cũng không có nghĩa là sẽ ngăn ngừa được bệnh. Tuy nhiên, ăn thịt có thể là một yếu tố nguy cơ, cũng giống như béo phì hay tiền sử gia đình.
Nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ về các cách để giảm thiểu nguy cơ.
Trong suốt nhiều thập kỷ, các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn tin rằng tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Loại rối loạn này xảy ra khi các quá trình hóa học tự nhiên của cơ thể không diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tiểu đường type 2 có thể là một bệnh tự miễn. Nếu vậy, bệnh lý này có thể được điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp mới.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị thay đổi tâm trạng thất thường do dao động lượng đường trong máu, stress hoặc vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Ngứa chân ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể là do lưu thông máu kém hoặc do tổn thương dây thần kinh ở cẳng chân và bàn chân. Cả hai tình trạng này đều là do lượng đường trong máu cao gây ra.
Bệnh tiểu đường type 2 không phải chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra. Trên thực tế, bệnh lý này có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính có thể dẫn đến tiểu đường type 2.
Hạ đường huyết xảy ra phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe khác (hầu hết đều hiếm gặp) cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức thấp.
- 0 trả lời
- 103 lượt xem
Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi