Sốc insulin có những dấu hiệu nào và cách điều trị ra sao?
Sốc insulin là gì?
Sốc insulin là một dạng hạ đường huyết nghiêm trọng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường phải điều trị bằng insulin. Sốc insulin xảy ra khi có quá nhiều insulin trong máu. Lượng insulin trong máu quá cao khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống mức rất thấp.
Tình trạng này có thể xảy ra do:
- Hạ đường huyết nhẹ không được điều trị
- Sử dụng insulin quá liều
- Bỏ bữa
- Tập thể dục cường độ cao mà không điều chỉnh lượng carbohydrate tiêu thụ
Sốc insulin cần được điều trị khẩn cấp. Nếu không được điều trị, sốc insulin thể dẫn đến hôn mê, tổn thương não và thậm chí tử vong.
Nguyên nhân gây sốc insulin
Có quá nhiều insulin trong máu sẽ làm giảm mức đường huyết. Khi có quá ít đường trong máu, cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện các chức năng bình thường. Khi xảy ra tình trạng sốc insulin, cơ thể bị năng lượng đến mức bắt đầu ngừng hoạt động.
Ở những người bị tiểu đường phải sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu, nồng độ insulin trong máu có thể ở mức quá cao nếu tiêm insulin quá liều hoặc không ăn sau khi tiêm insulin.
Các nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến sốc insulin còn có:
- Ăn không đủ
- Tập thể dục cường độ cao hơn bình thường
- Uống rượu bia mà không ăn hoặc ăn quá ít
Sốc insulin ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường một chút, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến vừa như:
- Chóng mặt
- Run tay
- Đổ mồ hôi
- Đói cồn cào
- Hồi hộp, bồn chồn
- Tim đập nhanh
- Cáu gắt
- Da nhợt nhạt
Lúc này, người bệnh có thể dễ dàng điều chỉnh mức đường huyết và giảm các triệu chứng bằng cách ăn hoặc uống 15 gram carbohydrate tác dụng nhanh, chẳng hạn như viên nén glucose hoặc các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường như nước ép trái cây, nho khô, mật ong hoặc kẹo ngọt.
Sau khi nạp carb, chờ 15 phút và sau đó đo lại đường huyết. Nếu đường huyết về bình thường thì nên ăn nhẹ để giúp cơ thể hồi phục hoàn toàn nhưng nếu không ăn thì cũng không sao.
Nếu đường huyết vẫn thấp thì tiếp tục nạp thêm 15 gram carbohydrate, lặp lại các bước trên và sau đó ăn một bữa giống như bữa chính. Nếu đường huyết vẫn không tăng sau khi lặp lại các bước này thì hãy đến cơ sở y tế.
Lượng đường trong máu quá thấp cũng có thể gây ra các triệu chứng như:
- Nhức đầu
- Mơ hồ
- Ngất
- Giảm khả năng phối hợp động tác, thăng bằng kém, đi lại không vững
- Run tay
- Co giật
- Bất tỉnh
Sốc insulin có thể xảy ra khi ngủ vào ban đêm. Trong trường hợp này, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
- Mơ thấy ác mộng
- Chảy nước mắt trong giấc ngủ
- Cảm thấy mơ hồ hoặc cáu kỉnh sau khi thức giấc
- Đổ nhiều mồ hôi
Vai trò của insulin trong cơ thể
Khi chúng ta ăn thực phẩm hoặc đồ uống có chứa carbohydrate, cơ thể bạn sẽ chuyển hóa carbohydrate thành glucose. Glucose là một loại đường cung cấp năng lượng cho cơ thể để thực hiện các chức năng hàng ngày. Insulin là một loại hormone có vai trò giống như một chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa trong các tế bào của cơ thể để tế bào lấy glucose từ máu và sử dụng glucose làm năng lượng.
Ỏ những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không có đủ insulin hoặc các tế bào không thể sử dụng insulin như bình thường. Điều này khiến cho các tế bào không thể hấp thụ glucose từ máu một cách hiệu quả và dẫn đến lượng glucose trong máu tăng cao hay tăng đường huyết. Tăng đường huyết có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề về mắt và chân, bệnh tim mạch, đột quỵ, vấn đề về thận và tổn thương thần kinh.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, tiêm insulin giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn. Tiêm insulin trước khi ăn giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng glucose từ thức ăn, nhờ đó duy trì lượng đường trong máu ở mức cân bằng.
Điều trị sốc insulin
Hạ đường huyết nhẹ đến vừa thường có thể được điều trị bằng cách ăn hoặc uống 15 gram carb tác dụng nhanh như đã nói ở trên. Tuy nhiên, hạ đường huyết nghiêm trọng sẽ cần đến phương pháp điều trị tích cực hơn. Người bị hạ đường huyết nghiêm trọng thường không thể tự điều trị mà sẽ cần có sự hỗ trợ của người khác. Khi nhận thấy một người có các dấu hiệu sốc insulin, hãy thực hiện các bước sau:
- Gọi cấp cứu hoặc đưa ngay người bệnh đến bệnh viện, đặc biệt là khi người đó bất tỉnh.
- Nếu người bệnh bị bất tỉnh thì tuyệt đối không được cố ép người bệnh ăn uống vì làm vậy có thể gây nghẹn hoặc sặc.
- Tiêm glucagon nếu có.
Phòng ngừa sốc insulin
Sốc insulin có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Dưới đây là các cách để giảm nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng và các vấn đề liên quan:
- Luôn chuẩn bị sẵn viên nén glucose hoặc kẹo cứng để dùng trong những lúc bị hạ đường huyết.
- Sử dụng insulin đúng liều.
- Ăn sau khi tiêm insulin.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc mới.
- Đo đường huyết trước khi tập thể dục. Nếu kết quả dưới 100 mg/dl hoặc định tập cường độ cao hơn bình thường thì hãy ăn nhẹ trước khi tập. Chuẩn bị sẵn nguồn carb khi tập.
- Thận trọng khi uống rượu bia. Trao đổi với bác sĩ về giới hạn an toàn.
- Theo đõi đường huyết cẩn thận sau khi tập thể dục cường độ cao vì tập luyện cường độ cao có thể làm giảm lượng đường trong máu trong nhiều giờ sau khi tập.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
- Nếu gặp các triệu chứng hạ đường huyết khi đang lái xe thì phải tấp vào lề đường ngay lập tức.
- Cho người thân và bạn bè biết về các triệu chứng hạ đường huyết để được hỗ trợ kịp thời.
- Hỏi bác sĩ về glucagon vì tất cả người bệnh tiểu đường cần dùng insulin đều phải chuẩn bị sẵn glucagon để dùng ngay trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng.
- Đeo vòng tay y tế hoặc mang theo giấy ghi tình trạng bệnh để người xung quanh và nhân viên y tế biết cách xử lý trong trường hợp người bệnh bị bất tỉnh.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp sẽ giúp giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.
Tiền tiểu đường là một bệnh lý thầm lặng, vì vậy nên khám sức khỏe định kỳ là điều rất quan trọng để phát hiện bệnh từ sớm. Nếu nghi ngờ có thể mình bị tiền tiểu đường thì nên đi khám.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, đo đường huyết là một phần trong thói quen hàng ngày. Đây là một bước quan trọng để điều chỉnh liều lượng insulin và từ đó giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân bổ sung nhiều insulin hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hạ đường huyết – tình trạng lượng đường trong máu thấp.
Tiêm insulin có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Insulin từ bên ngoài có tác dụng thay thế hoặc bổ sung cho insulin tự nhiên của cơ thể.
- 0 trả lời
- 85 lượt xem
Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi