1

Các bệnh lý gây tiểu buốt

Tiểu buốt là một thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng đau, buốt, nóng rát hoặc khó chịu khi đi tiểu. Cơn đau có thể xuất phát từ bàng quang, niệu đạo hoặc đáy chậu.Ở nam giới, khu vực giữa bìu và hậu môn được gọi là đáy chậu. Ở phụ nữ, đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và cửa âm đạo. Tiểu buốt là một vấn đề rất phổ biến và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.
Các bệnh lý gây tiểu buốt Các bệnh lý gây tiểu buốt

Các nguyên nhân gây tiểu buốt

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tiểu buốt là một dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn hoặc cũng có thể do viêm đường tiết niệu.

Niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận là những bộ phận của đường tiết niệu. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Niệu đạo là ốngdẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Viêm ở bất kỳ cơ quan nào trong số này đều có thể gây đau buốt khi đi tiểu.

Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. Lý do là vì niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn niệu đạo của nam giới. Niệu đạo ngắn hơn có nghĩa là vi khuẩn từ bên ngoài sẽ dễ xâm nhập vào bàng quang hơn.

Phụ nữ đang mang thai hoặc đã mãn kinh cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn.

Bệnh hiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)

Đau buốt khi đi tiểu cũng có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI/STD). Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây tiểu buốt gồm có mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và chlamydia.

Những người có quan hệ tình dục nên tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì các bệnh này không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng.

Viêm tuyến tiền liệt

Ở nam giới, đau buốt khi đi tiểu có thể là do viêm tuyến tiền liệt. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng nóng rát, châm chích và khó chịu khi đi tiểu ở nam giới.

Viêm bàng quang

Một nguyên nhân khác gây tiểu buốt là viêm bàng quang – tình trạng viêm lớp niêm mạc của bàng quang. Viêm bàng quang kẽ là loại viêm bàng quang phổ biến nhất. Các triệu chứng của viêm bàng quang kẽ gồm có đau, nhạy cảm ở bàng quang và vùng chậu.

Xạ trị vùng chậu có thể gây viêm bàng quang và các cơ quan khác trong đường tiết niệu.

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo thường là do nhiễm vi khuẩn. Triệu chứng thường gặp của viêm niệu đạo là đau khi đi tiểu và đi tiều nhiều lần.

Viêm mào tinh hoàn

Đi tiểu đau cũng có thể do viêm mào tinh hoàn. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và di chuyển tinh trùng từ tinh hoàn.

Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung và tử cung. Bệnh lý này có thể gây đau bụng, đau khi quan hệ tình dục, đau buốt khi đi tiểu cùng các triệu chứng khác.

Bệnh viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng thường do nhiễm vi khuẩn ở âm đạo, sau đó vi khuẩn di chuyển vào cơ quan sinh dục bên trong.

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Tình trạng tắc nghẽn có thể xảy ra ở niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo, khiến nước tiểu chảy ngược vào thận. Có nhiều nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu nhưng điều quan trọng là phải đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng.

Hẹp niệu đạo cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự tắc nghẽn đường tiết niệu.

Sỏi thận

Tiểu khó và tiểu buốt là những triệu chứng phổ biến của sỏi thận. Sỏi thận là những khối rắn hình thành từ tinh thể khoáng chất tích tụ trong thận.

Thuốc

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị ung thư và thuốc kháng sinh, có thể gây tác dụng phụ là đau buốt khi đi tiểu và tiểu khó. Nếu gặp tác dụng phụ này thì cần báo cho bác sĩ biết để điều chỉnh liều dùng hoặc đổi loại thuốc khác.

Sản phẩm vệ sinh

Đôi khi, tiểu buốt không phải do nhiễm trùng mà là do các sản phẩm được sử dụng ở vùng sinh dục. Xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín… có thể gây kích ứng vùng mô nhạy cảm ở âm đạo.

Một số thành phần trong bột giặt, nước xả vải và các sản phẩm khác cũng có thể gây kích ứng và dẫn đến tiểu buốt.

Điều trị tiểu buốt

Để điều trị tiểu buốt thì trước tiên cần xác định nguyên nhân gây ra vấn đề.

Nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt có thể điều trị được bằng thuốc. Ví dụ, thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dùng thuốc làm dịu bàng quang cũng có thể giúp giảm triệu chứng tiểu buốt.

Tình trạng tiểu buốt do nhiễm vi khuẩn thường cải thiện khá nhanh khi dùng đúng thuốc. Điều quan trọng là phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiểu buốt do một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm bàng quang kẽ, thường khó điều trị hơn. Có thể phải dùng thuốc trong thời gian lên đến 4 tháng thì các triệu chứng mới bắt đầu thuyên giảm rõ rệt.

Phòng ngừa tiểu buốt

Thực hiện một số thay đổi về thói quen sống có thể giúp giảm các triệu chứng và phòng ngừa tiểu buốt:

  • Tránh xa các loại bột giặt và sản phẩm vệ sinh cá nhân có mùi thơm để giảm nguy cơ kích ứng.
  • Sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích bàng quang (chẳng hạn như thực phẩm có tính axit cao, caffeine và rượu bia).
  • Uống đủ nước.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám nếu:

  • tình trạng tiểu buốt kéo dài dai dẳng
  • bị tiểu buốt khi đang mang thai
  • tiểu buốt đi kèm với sốt
  • tiết dịch bất thường từ dương vật hoặc âm đạo
  • nước tiểu có mùi bất thường, có máu hoặc đục
  • tiểu buốt kèm theo đau bụng
  • phát hiện sỏi trong nước tiểu

Phát hiện và điều trị vấn đề từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?
Cục máu đông dài trong nước tiểu là biểu hiện của bệnh gì?

Nếu ở trong niệu quản hoặc niệu đạo đủ lâu, máu sẽ đông lại và đi ra ngoài theo nước tiểu ở dạng sợi dài. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp.

Xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?
Xét nghiệm protein trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?

Xét nghiệm protein trong nước tiểu đo nồng độ protein có trong nước tiểu. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu chỉ có một lượng protein rất nhỏ. Tuy nhiên, protein có thể được bài tiết vào nước tiểu khi thận không hoạt động bình thường hoặc khi lượng protein trong máu ở mức cao. Có hai loại xét nghiệm protein trong nước tiểu là xét nghiệm protein nước tiểu ngẫu nhiên và xét nghiệm protein nước tiểu 24 giờ.

Nước tiểu đục là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước tiểu đục là dấu hiệu của bệnh gì?

Nước tiểu thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách và trong suốt. Nếu nước tiểu đục thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy đường tiết niệu đang có vấn đề. Nước tiểu đục có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất nước, nhiễm trùng, vấn đề về thận, một số bệnh mạn tính.

Nước tiểu có nitrit là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước tiểu có nitrit là dấu hiệu của bệnh gì?

Nước tiểu có nitrat là bình thường nhưng có nitrit trong nước tiểu lại có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Nước tiểu có tinh thể là biểu hiện của bệnh gì?
Nước tiểu có tinh thể là biểu hiện của bệnh gì?

Có nhiều loại tinh thể khác nhau có thể xuất hiện trong nước tiểu. Sự hiện diện của tinh thể trong nước tiểu có thể là do nguyên nhân vô hại hoặc cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây