1

Thuốc kháng cholinergic: Công dụng và tác dụng phụ

Thuốc kháng cholinergic được dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, gồm có tiểu không tự chủ và một số loại ngộ độc. Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ do giảm sản xuất nước tiểu, tiêu hóa, chất nhầy và nước bọt. Cùng tìm hiểu về công dụng, cơ chế tác dụng, danh sách các loại thuốc trong nhóm thuốc kháng cholinergic và tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Thuốc kháng cholinergic: Công dụng và tác dụng phụ Thuốc kháng cholinergic: Công dụng và tác dụng phụ

Thuốc kháng cholinergic là gì?

Thuốc kháng cholinergic là nhóm thuốc ngăn chặn hoạt động của acetylcholine - một chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh có vai trò như sứ giả giúp các tế bào thần kinh trao đổi tín hiệu, nhờ đó các chức năng của cơ thể có thể diễn ra bình thường.

Thuốc kháng cholinergic được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, gồm có:

  • Tiểu không tự chủ
  • Bàng quang tăng hoạt (OAB)
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Một số loại ngộ độc

Thuốc kháng cholinergic còn giúp ngăn chặn sự chuyển động cơ không tự chủ xảy ra ở một số căn bệnh như bệnh Parkinson. Đôi khi, thuốc kháng cholinergic được sử dụng trước khi phẫu thuật để giúp duy trì các chức năng của cơ thể trong thời gian gây mê.

Các loại thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic là thuốc kê đơn. Ví dụ về các loại thuốc trong nhóm này gồm có:

  • atropine
  • belladonna alkaloids
  • benztropine mesylate
  • clidinium
  • cyclopentolate
  • darifenacin
  • dicylomine
  • fesoterodine
  • flavoxate
  • glycopyrrolate
  • homatropine hydrobromide
  • hyoscyamine
  • ipratropium
  • orphenadrine*
  • oxybutynin
  • propantheline
  • scopolamine
  • methscopolamine
  • solifenacin
  • tiotropium
  • tolterodine
  • trihexyphenidyl
  • trospium

Mặc dù được phân loại là thuốc kháng histamin dùng để điều trị dị ứng và hỗ trợ giấc ngủ nhưng diphenhydramine (Benadryl) cũng có tác dụng kháng cholinergic.

Thuốc kháng cholinergic có nguồn gốc thực vật

Một số loại thuốc kháng cholinergic có nguồn gốc từ cây bạch anh (deadly nightshade) – một loài cây thuộc họ Cà (Solanaceae). Đốt phần rễ, thân và hạt của loài cây này sẽ làm giải phóng ra chất kháng cholinergic. Từ hàng trăm năm trước, phương pháp này đã được sử dụng để điều trị bệnh tắc nghẽn đường thở.

Cơ chế tác dụng của thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic ngăn chặn acetylcholine liên kết với các thụ thể trên tế bào thần kinh, từ đó ức chế xung động thần kinh đối đối giao cảm.

Những xung động thần kinh này gây ra các chuyển động cơ không tự chủ ở đường tiêu hóa, phổi, đường tiết niệu và các bộ phận khác trên cơ thể.

Các xung động thần kinh giúp kiểm soát các chức năng như tiết nước bọt, tiêu hóa, tiểu tiện và tiết chất nhầy.

Ngăn chặn tín hiệu acetylcholine sẽ làm giảm sự chuyển động cơ không tự chủ, quá trình tiêu hóa và tiết chất nhầy.

Đó là lý do tại sao thuốc kháng cholinergic có thể gây ra một số tác dụng phụ như bí tiểu và khô miệng.

Công dụng của thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, gồm có:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ
  • Các rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy
  • Hen suyễn
  • Chóng mặt và say tàu xe
  • Ngộ độc do các chất độc như organophosphate hoặc muscarine, những chất này có trong một số loại thuốc trừ sâu và nấm độc
  • Các triệu chứng của bệnh Parkinson, chẳng hạn như chuyển động cơ không tự chủ bất thường

Thuốc kháng cholinergic còn được sử dụng làm thuốc giãn cơ trong các ca phẫu thuật cần gây mê. Các loại thuốc này giúp duy trì nhịp tim bình thường, thả lỏng cơ thể và giảm tiết nước bọt.

Thuốc kháng cholinergic còn có thể được sử dụng dưới hình thành ngoài hướng dẫn (off-label) nhằm điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Hai loại thuốc kháng cholinergic thường được sử dụng để điều trị chứng bệnh này là glycopyrrolate dạng bôi và oxybutynin dạng viên nén.

(Sử dụng ngoài hướng dẫn có nghĩa là một loại thuốc được sử dụng cho những mục đích chưa được phê duyệt).

Cảnh báo về thuốc kháng cholinergic

Giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc kháng cholinergic đi kèm một số cảnh báo.

Kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt

Thuốc kháng cholinergic làm giảm tiết mồ hôi mà tiết mồ hôi lại là cơ chế giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt. Giảm tiết mồ hôi sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và điều này làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. Trong thời gian dùng thuốc kháng cholinergic, người bệnh cần hết sức cẩn thận khi vận động mạnh, tắm nước nóng và ở nơi có nhiệt độ cao.

Dùng thuốc quá liều và uống rượu bia khi dùng thuốc

Dùng thuốc kháng cholinergic quá liều có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm như bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong. Nguy cơ xảy ra những vấn đề này sẽ cao hơn nếu uống rượn bia trong thời gian dùng thuốc kháng cholinergic. Các dấu hiệu của dùng thuốc kháng cholinergic quá liều gồm có:

  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Sốt
  • Ảo giác nghiêm trọng
  • Lú lẫn
  • Khó thở
  • Nói năng khó khăn
  • Tim đập nhanh
  • Da đỏ bừng

Báo ngay cho bác sĩ nếu lỡ dùng thuốc quá liều. Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng thì cần gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Chống chỉ định

Thuốc kháng cholinergic được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh nhưng không phải ai cũng có thể dùng thuốc kháng cholinergic. Ví dụ, người lớn tuổi không nên dùng thuốc kháng cholinergic. Điều này một phần là do người cao tuổi có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn cao hơn so với người trẻ tuổi

Thuốc kháng cholinergic có thể gây lú lẫn, suy giảm trí nhớ và giảm chức năng tâm thần ở người trên 65 tuổi. Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng người sử dụng thuốc kháng cholinergic có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn. (1)

Ngoài ra, những người mắc các bệnh dưới đây không nên sử dụng thuốc kháng cholinergic :

  • Bệnh nhược cơ
  • Cường giáp
  • Tăng nhãn áp
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Cao huyết áp
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Nhịp tim nhanh
  • Suy tim
  • Khô miệng nghiêm trọng
  • Thoát vị hoành
  • Táo bón nặng
  • Bệnh gan
  • Hội chứng Down

Người bệnh cần cho bác sĩ biết nếu đang mắc bất kỳ bệnh lý nào trong số này hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc kháng cholinergic.

Tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic

Ngay cả khi sử dụng đúng theo chỉ dẫn, thuốc kháng cholinergic vẫn có thể gây tác dụng phụ. Nguy cơ, loại và mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào loại thuốc đang dùng và liều dùng.

Một số tác dụng phụ thường gặp gồm có:

  • Khô miệng
  • Mờ mắt
  • Táo bón
  • Buồn ngủ, thiếu tỉnh táo
  • Ảo giác
  • Giảm trí nhớ
  • Tiểu khó
  • Lú lẫn
  • Mê sảng
  • Giảm tiết mồ hôi
  • Giảm tiết nước bọt

Cảnh báo về nguy cơ sa sút trí tuệ

Sử dụng thuốc kháng cholinergic trong thời gian dài và sử dụng ở người lớn tuổi có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về rủi ro này trước khi dùng thuốc kháng cholinergic.

Tóm tắt bài viết

Thuốc kháng cholinergic ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Điều này ức chế các xung động thần kinh gây ra chuyển động cơ không tự chủ và kiểm soát nhiều chức năng của cơ thể.

Thuốc kháng cholinergic được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bàng quang tăng hoạt cho đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thuốc kháng cholinergic không an toàn với người cao tuổi và người đang mắc một số bệnh lý nhất định.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tác dụng
Tin liên quan
Solifenacin: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Solifenacin: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Solifenacin được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt (OAB), gồm có buồn tiểu đột ngột, đi tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ.

Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?
Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật. Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).

Các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt

Co nhiều loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thuốc kháng cholinergic và thuốc làm giãn cơ bàng quang.

Thuốc không kê đơn và thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt
Thuốc không kê đơn và thảo dược điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng xảy ra khi cơ bàng quang co thắt bất thường, gây buồn tiểu đột ngột, tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ. Mặc dù không có cách nào có thể chữa khỏi bàng quang tăng hoạt nhưng điều đó không có nghĩa là những người bị hội chứng này phóa chấp nhận sống chung với các triệu chứng khó chịu, phiền toái. Có rất nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, trong đó có những cách đơn giản như dùng thuốc không kê đơn và thảo dược.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây