1

Chế độ ăn uống cho người bị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co thắt không tự chủ, gây cảm giác buồn tiểu liên tục, ngay cả khi bàng quang không đầy. Điều chỉnh chế độ ăn uống là một cách để kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm gây kích thích điện thần kinh và ăn những thực phẩm có lợi cho bàng quang.
Chế độ ăn uống cho người bị bàng quang tăng hoạt Chế độ ăn uống cho người bị bàng quang tăng hoạt

Ở những người bị bàng quang tăng hoạt, cơ bàng quang co thắt đột ngột ngay cả khi không đầy. Điều này gây ra triệu chứng buồn tiểu liên tục và buồn tiểu gấp. Người bệnh còn có thể bị són tiểu.

Bàng quang tăng hoạt là một vấn đề rất phổ biến, xảy ra ở khoảng 12,8% phụ nữ và 10,8% nam giới. (1) Bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ.

Một số điều chỉnh về chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện bàng quang tăng hoạt. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Cùng tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến bàng quang tăng hoạt, những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh để giảm các triệu chứng.

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến bàng quang tăng hoạt

Ở người bị bàng quang tăng hoạt, một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích điện thần kinh hoặc đường tiết niệu và làm tăng triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu không tự chủ.

Phản ứng của cơ thể mỗi người với các loại thực phẩm là khác nhau. Bạn nên tự theo dõi chế độ ăn uống và các triệu chứng để xác định những loại thực phẩm và đồ uống cần tránh.

Uống đủ nước là điều rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, ở những người bị bàng quang tăng hoạt, uống nhiều nước sẽ làm tăng tần suất đi tiểu. Và nếu uống đồ uống có ga thì sẽ gây kích thích niêm mạc bàng quang và khiến các triệu chứng càng trầm trọng hơn.

Bạn nên hỏi bác sĩ về lượng nước uống phù hợp.

Nên ngừng uống nước, trong vòng vài tiếng trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu.

Người bị bàng quang tăng hoạt nên hạn chế hoặc tránh đồ uống có cồn và caffeine. Cồn và caffeine có đặc tính lợi tiểu nên sẽ làm tăng tần suất đi tiểu.

Tuy nhiên cũng không nên uống quá ít nước. Khi uống quá ít nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc và có tính axit cao, điều này sẽ làm tăng kích thích điện thần kinh.

Những người mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gặp phải một tình trạng gọi là rối loạn điều hòa gluten, trong đó kháng thể được tạo ra trong quá trình tiêu hóa gluten tấn công nhầm một phần não bộ. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát các cơ, bao gồm cả cơ bàng quang. Có khoảng một phần ba số người bị rối loạn điều hòa gluten do bệnh celiac mắc chứng bàng quang tăng hoạt.

Gluten là một loại protein có trong các sản phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch và nhiều loại ngũ cốc khác như bột mì, yến mạch,…

Những thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích điện thần kinh và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, khiến người bệnh phải đi tiểu nhiều hơn.

Người bị bàng quang tăng hoạt nên tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống sau đây:

  • Đồ uống có ga, bao gồm cả nước ngọt và nước khoáng có ga
  • Đồ uống chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê và trà
  • Sô cô la
  • Đồ uống có cồn
  • Nước uống thể thao
  • Trái cây họ cam quýt
  • Cà chua và các sản phẩm từ cà chua, gồm có tương cà chua, sốt cà chua, nước ép cà chua
  • Thức ăn cay
  • Thực phẩm chứa hương liệu nhân tạo và chất bảo quản
  • Thực phẩm chứa đường hoặc chất thay thế đường
  • Mật ong
  • Hành tây sống

Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn tất cả các loại thực phẩm và đồ uống này. Có thể vẫn ăn được một lượng nhỏ hoặc thi thoảng mới ăn. Nên tự theo dõi để xác định loại thực phẩm và đồ uống gây ra triệu chứng và lượng tiêu thụ an toàn.

Nếu nghi ngờ một loại thực phẩm hay đồ uống nào đó gây ra triệu chứng bàng quang tăng hoạt, hãy thử kiêng hoàn toàn món đó một thời gian rồi từ từ ăn lại và theo dõi sự thay đổi triệu chứng

Khắc phục tác dụng phụ của thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt

Một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt là dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang.

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm có:

  • fesoterodine
  • tolterodine
  • oxybutynin
  • darifenacin
  • solifenacin

Mặc dù những loại thuốc này giúp giảm bớt các triệu chứng bàng quang tăng hoạt nhưng có thể gây ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể xảy ra gồm có khô miệng và táo bón.

Khô miệng

Khô miệng sẽ khiến người bệnh uống nhiều nước hơn mức an toàn. Điều này sẽ làm tăng các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Không nên uống nhiều nước một lúc mà hãy uống thường xuyên trong ngày, mỗi lần chỉ uống một ngụm nhỏ. Điều này sẽ giúp làm giảm tình trạng khô miệng. Ngoài ra còn có các cách khác để giảm khô miệng:

  • Ngậm kẹo hoặc nhai kẹo cao su không đường, điều này sẽ kích thích sự tiết nước bọt
  • Sử dụng nước bọt nhân tạo
  • Nước súc miệng có chứa xylitol

Táo bón

Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt có thể gây táo bón. Ruột nằm gần bàng quang. Táo bón có thể làm tăng áp lực lên bàng quang và tăng các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Để giảm táo bón, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, các loại đậu.

Hãy báo cho bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ do thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt. Bác sĩ sẽ kê loại thuốc khác ít gây tác dụng phụ hơn. Người bệnh không được tự ý đừng ngừng dùng đơn thuốc.

Chế độ ăn uống có lợi cho người bị bàng quang tăng hoạt

Người bị bàng quang tăng hoạt nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích điện thần kinh. Mặc dù cách này không chữa khỏi được hội chứng bàng quang tăng hoạt nhưng có thể giúp làm giảm phần nào các triệu chứng.

Trong một nghiên cứu vào năm 2022 được thực hiện trên 500 người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người theo chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải đã giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt. (2)

Một nghiên cứu khác ở những phụ nữ mãn kinh bị chứng tiểu không tự chủ cho thấy các triệu chứng đã thuyên giảm sau một thời gian thực hiện chế độ ăn ít chất béo. (3)

Những người bị bàng quang tăng hoạt nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, chẳng hạn như trái cây và rau quả nhưng cần lưu ý chọn những loại không có hoặc có tính axit thấp.

Một số loại trái cây phù hợp với người bị bàng quang tăng hoạt gồm có chuối, táo, nho, dừa, dưa hấu, dâu tây, xoài, đu đủ,…

Một số loại rau củ có lợi cho sức khỏe bàng quang gồm có:

  • Măng tây
  • Bông cải xanh
  • Dưa leo
  • Rau họ cải
  • Cà rốt
  • Rau cần tây
  • Xà lách
  • Ớt chuông

Thực phẩm giàu chất xơ cũng rất tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên bàng quang.

Một số ví dụ về thực phẩm giàu chất xơ gồm có:

  • Rau củ quả
  • Các loại đậu
  • Hoa atisô
  • Ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch
  • Các loại quả hạch như hạnh nhân

Protein cũng là một chất dinh dưỡng rất cần thiết để có sức khỏe tốt. Một số nguồn cung cấp protein gồm có thịt, cá, đậu hũ và trứng.

Các cách tự nhiên để giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt

Có thể phải mất một thời gian để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Do phải tránh một số loại thực phẩm nên bạn cần biết cách thay thế để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu như chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ chất, bạn có thể cần dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.

Một số loại thực phẩm chức năng cũng giúp cải thiện bàng quang tăng hoạt. Ví dụ, một số bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin D và canxi có thể làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào. Một số thành phần có thể ảnh hưởng đến thuốc đang dùng hoặc tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, các cách khác để kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt gồm có:

  • Rèn luyện bàng quang: Đi vệ sinh vào những thời điểm định sẵn trong ngày hoặc tăng dần thời gian giữa các lần đi tiểu để cải thiện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang.
  • Bài tập cơ sàn chậu (bài tập Kegel): giúp củng cố các cơ sàn chậu và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
  • Thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc có thể giúp làm giãn cơ bàng quang, nhờ đó giảm tình trạng tiểu gấp và tiểu nhiều lần.

>>> Những biện pháp khắc phục tại nhà cho hội chứng bàng quang tăng hoạt

Tóm tắt bài viết

Mặc dù không có cách chữa khỏi bàng quang tăng hoạt nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sống và dùng thuốc.

Xác định và tránh các loại thực phẩm gây kích thích điện thần kinh sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bạn cũng nên chú ý lượng nước uống và hạn chế uống nước gần giờ đi ngủ cũng như trước những sự kiện quan trọng.

Bên cạnh đó cũng có những loại thực phẩm có lợi cho người bị bàng quang tăng hoạt, ví dụ như thực phẩm giàu chất xơ.

Tốt nhất nên tự theo dõi chế độ ăn uống và triệu chứng của bản thân để xác định loại thực phẩm cần tránh.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: chế độ, ăn uống
Tin liên quan
Các tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt vào ban đêm
Các tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt vào ban đêm

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - bàng quang tăng hoạt) là một nhóm các triệu chứng về tiết niệu, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp – tình trạng đột ngột buồn tiểu dữ dội. Đây là một vấn đề phổ biến. Ước tính có khoảng 16% dân số thế giới bị bàng quang tăng hoạt, tỷ lệ mắc ở nam giới và nữ giới là tương đương nhau.

Lợi ích của bài tập Kegel đối với bàng quang tăng hoạt
Lợi ích của bài tập Kegel đối với bàng quang tăng hoạt

Rối loạn chức năng của các dây thần kinh và cơ xung quanh bàng quang có thể dẫn đến kiểm soát bàng quang kém, tiểu không tự chủ và bàng quang tăng hoạt (OAB). Bàng quang tăng hoạt là tình trạng các cơ bàng quang co bóp một cách không tự chủ, điều này gây buồn tiểu liên tục, tiểu gấp và có thể là cả rò rỉ nước tiểu.

Bàng quang tăng hoạt có xảy ra khi còn trẻ không?
Bàng quang tăng hoạt có xảy ra khi còn trẻ không?

Bàng quang tăng hoạt gây buồn tiểu đột ngột và có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Tình trạng này phổ biến nhất ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi nhưng đôi khi xảy ra ở cả những người trẻ tuổi.

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho hội chứng bàng quang tăng hoạt
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho hội chứng bàng quang tăng hoạt

Có thể kiểm soát các triệu chứng bàng quang tăng hoạt bằng các biện pháp khắc phục tại nhà như thảo dược, tập luyện và liệu pháp hành vi.

Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?
Cannabidiol (CBD) có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Có nhiều phương pháp kiểm soát bàng quang tăng hoạt, từ các biện pháp tự nhiên như thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, tập cơ sàn chậu cho đến các phương pháp điều trị y tế như tiêm Botox, dùng thuốc, kích thích điện hay phẫu thuật. Nghiên cứu mới đây đã phát hiện thêm một phương pháp nữa để điều trị chứng bàng quang tăng hoạt, đó là cannabidiol (CBD).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây