1

Mối liên hệ giữa bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương

Bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương thường xảy ra cùng nhau. Hai vấn đề này có chung một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và nghiên cứu cho thấy cả hai có mối liên hệ với nhau.
Mối liên hệ giữa bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương Mối liên hệ giữa bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương

Đã có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện về mối liên hệ giữa bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương.

Vào năm 2008, một nghiên cứu cho thấy bên cạnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường, bàng quang tăng hoạt cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương. Cũng trong nghiên cứu này, những người có triệu chứng đường tiết niệu dưới (lower urinary tract symptom - LUTS) cho biết họ bị giảm hoạt động tình dục, ham muốn và sự thỏa mãn do các triệu chứng. (1)

Triệu chứng đường tiết niệu dưới là một thuật ngữ chung để chỉ các triệu chứng liên quan đến khả năng chứa và tống xuất nước tiểu của đường tiết niệu dưới (bàng quang và niệu đạo), chẳng hạn như tiểu ngập ngừng, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu nhỏ giọt cuối bãi.

Một nghiên cứu vào năm 2010 cũng cho thấy bàng quang tăng hoạt, nhất là bàng quang tăng hoạt với triệu chứng tiểu không tự chủ có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục. (2)

Gần đây, một nghiên cứu vào năm 2021 chỉ ra rằng những người bị rối loạn cương dương có nguy cơ bị triệu chứng đường tiết niệu dưới cao hơn và ngược lại. Do đó, các nhà nghiên cứu kiến nghị bác sĩ nên kiểm tra rối loạn cương dương nếu bệnh nhân bị triệu chứng đường tiết niệu dưới và ngược lại.

Các nguyên nhân khác gây bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương

Cả bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương đều có thể do phương pháp điều trị một số chứng bệnh gây ra, chẳng hạn như tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt).

Phì đại tuyến tiền liệt rất phổ biến, đặc biệt là ở nam giới từ 40 tuổi trở lên. Phì đại tuyến tiền liệt thường dẫn đến bàng quang tăng hoạt và mặc dù phì đại tuyến tiền liệt không gây rối loạn cương dương nhưng nhiều phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt lại có thể ảnh hưởng đến chức năng cương dương.

Ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang làm tăng nguy cơ bàng quang tăng hoạt và các loại phẫu thuật để điều trị các bệnh ung thư này có thể gây rối loạn cương dương.

Các bệnh lý xảy ra với hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng và bệnh Parkinson cũng có thể gây bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương. Bệnh thần kinh đái tháo đường, tình trạng tổn thương dây thần kinh do lượng đường trong máu cao, cũng có thể gây ra bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương.

Căng thẳng (stress) có thể làm tăng nguy cơ bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương. Mặt khác, bàng quang tăng hoạt hoặc rối loạn cương dương có thể dẫn đến lo âu, căng thẳng. Nhiều người bị bàng quang tăng hoạt hoặc rối loạn cương dương cho biết họ thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng về vấn đề của bản thân. Lo lắng và căng thẳng khiến các triệu chứng càng trầm trọng thêm và điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Tuổi cao và béo phì cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương.

Điều trị bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương

Bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương có thể được điều trị bằng cách kết hợp thuốc với thay đổi lối sống. Một số biện pháp điều trị có lợi cho cả hai vấn đề. Ví dụ, bài tập cơ sàn chậu đã được chứng minh là giúp cải thiện cả bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương.

Những thay đổi lối sống dưới đây cũng giúp ích cho cả hai vấn đề:

  • Kiểm soát cân nặng
  • Cố gắng hạn chế căng thẳng, lo âu
  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Trị táo bón vì táo bón có thể ảnh hưởng đến cả bàng quang và cơ sàn chậu

Các phương pháp khác để điều trị bàng quang tăng hoạt gồm có:

  • Hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích bàng quang, chẳng hạn như đồ uống chứa caffeine, đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo, thực phẩm và đồ uống có tính axit
  • Không uống nước trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ
  • Rèn luyện bàng quang (đi tiểu vào những thời điểm định trước trong ngày), mục đích là để tăng khả năng giữ nước tiểu của bàng quang và tăng khoảng cách giữa các lần đi tiểu
  • Thuốc kháng cholinergic, chẳng hạn như oxybutynin và tolterodine
  • Tiêm Botox nếu thuốc kháng cholinergic không hiệu quả
  • Kích thích thần kinh, gồm có kích thích thần kinh chày qua da và kích thích thần kinh cùng
  • Phẫu thuật (mở rộng bàng quang hoặc chuyển lưu nước tiểu qua da)

Các phương pháp khác để điều trị rối loạn cương dương:

  • Điều trị bệnh lý gây rối loạn cương dương, chẳng hạn như cao huyết áp
  • Trị liệu tâm lý nếu vấn đề về tinh thần gây ảnh hưởng đến chức năng cương dương
  • Thuốc ức chế PDE-5 để tăng lưu lượng máu đến dương vật, chẳng hạn như sildenafil (Viagra) và tadalafil (Cialis)
  • Hút chân không dương vật để đưa máu vào dương vật

Khi nào cần đi khám?

Đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp sau khi uống nhiều nước, đặc biệt là các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine, là điều bình thường.

Thi thoảng gặp khó khăn trong việc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng không phải điều bất thường, đặc biệt là khi cơ thể bị mệt mỏi, stress hoặc uống quá nhiều rượu bia.

Nhưng nếu các triệu chứng bàng quang tăng hoạt hoặc rối loạn cương dương xảy ra thường xuyên hoặc không rõ nguyên nhân thì nên đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.

Câu hỏi thường gặp về bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương

Bàng quang tăng hoạt có gây rối loạn cương dương không?

Bàng quang tăng hoạt không gây rối loạn cương dương nhưng hai vấn đề này thường xảy ra cùng nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng bàng quang tăng hoạt có thể làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương và ngược lại. (3, https://academic.oup.com/jsm/article-abstract/5/12/2904/6862431?redirectedFrom=fulltext&login=false

Nguyên nhân nào gây tiểu nhiều lần và rối loạn cương dương?

Tiểu nhiều lần và rối loạn cương dương có chung một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, gồm có tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường và một số bệnh lý thần kinh, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang và ung thư tuyến tiền liệt.

Viagra có tác dụng điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Viagra có thể giúp cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt. Mặc dù cần nghiên cứu thêm nhưng đã có nghiên cứu cho thấy rằng thuốc ức chế PDE-5 như sildenafil (Viagra) có thể giúp làm giảm các triệu chứng đường tiết niệu dưới.

Khắc phục bàng quang tăng hoạt bằng cách nào?

Việc điều trị bàng quang tăng hoạt phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu bàng quang tăng hoạt là do một bệnh lý khác gây ra thì cần phải điều trị bệnh lý đó để giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Bàng quang tăng hoạt cũng có thể được khắc phục bằng cách thay đổi lối sống và rèn luyện bàng quang để cải thiện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang. Nếu những cách này không hiệu quả thì cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Tóm tắt bài viết

Bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương có mối liên hệ với nhau. Nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa hai vấn đề này. Nghiên cứu hiện tại cho thấy người bị quang tăng hoạt có nguy cơ rối loạn cương dương cao hơn và ngược lại.

Có nhiều cách để điều trị bàng quang tăng hoạt và rối loạn cương dương, gồm có điều trị nguyên nhân gốc rễ, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, dùng thuốc, trị liệu tâm lý, bài tập cơ sàn chậu và phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: rối loạn, liên hệ
Tin liên quan
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Các tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt vào ban đêm
Các tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt vào ban đêm

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - bàng quang tăng hoạt) là một nhóm các triệu chứng về tiết niệu, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp – tình trạng đột ngột buồn tiểu dữ dội. Đây là một vấn đề phổ biến. Ước tính có khoảng 16% dân số thế giới bị bàng quang tăng hoạt, tỷ lệ mắc ở nam giới và nữ giới là tương đương nhau.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng buồn tiểu liên tục hoặc tiểu gấp, khó kiểm soát. Tình trạng này làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và còn khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái. Bàng quang tăng hoạt còn có thể gây tiểu không tự chủ. Có một số liệu pháp và bài tập có thể giúp tăng cường cơ bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Hai trong số những phương pháp phổ biến là bài tập Kegel và rèn luyện bàng quang.

Lợi ích của bài tập Kegel đối với bàng quang tăng hoạt
Lợi ích của bài tập Kegel đối với bàng quang tăng hoạt

Rối loạn chức năng của các dây thần kinh và cơ xung quanh bàng quang có thể dẫn đến kiểm soát bàng quang kém, tiểu không tự chủ và bàng quang tăng hoạt (OAB). Bàng quang tăng hoạt là tình trạng các cơ bàng quang co bóp một cách không tự chủ, điều này gây buồn tiểu liên tục, tiểu gấp và có thể là cả rò rỉ nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây