1

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể. Điều này khiến các mô hỗ trợ tạng chậu trở nên suy yếu và có thể dẫn đến chứng bàng quang tăng hoạt.
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt? Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là giai đoạn đánh dấu sự kết thúc độ tuổi sinh sản của phụ nữ. Mãn kinh được xác định khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục.

Khoảng thời gian trước khi mãn kinh được gọi là giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi về nồng độ hormone. Những thay đổi này có thể bắt đầu diễn ra từ vài năm trước khi thực sự mãn kinh và gây ra nhiều triệu chứng. Sau giai đoạn tiền mãn kinh là mãn kinh, có nghĩa là chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt.

Giai đoạn mãn kinh thường diễn ra ở độ tuổi trung bình khoảng từ 45 – 55 tuổi, có người mãn kinh sớm hơn hoặc muộn hơn.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, phụ nữ sẽ gặp một số thay đổi sau:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Bốc hỏa (cảm giác nóng đột ngột ở phần trên của cơ thể)
  • Khó ngủ
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Những thay đổi về thể chất như dễ tăng cân, ra nhiều mồ hôi, da khô, khô âm đạo
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt
  • Giảm khả năng kiểm soát bàng quang

Những thay đổi về khả năng kiểm soát bàng quang có thể làm tăng nguy cơ bàng quang tăng hoạt (OAB). Một cuộc khảo sát ở 351 phụ nữ Trung Quốc cho thấy 7,4% bị bàng quang tăng hoạt. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh có nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt và các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt cao hơn. (1)

Triệu chứng của bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là thuật ngữ chỉ tập hợp các triệu chứng do giảm khả năng kiểm soát bàng quang. Những triệu chứng này gồm có:

  • Đi tiểu nhiều lần
  • Cảm giác buồn tiểu đột ngột (tiểu gấp)
  • Rò rỉ nước tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần (từ hai lần trở lên) vào ban đêm

Ở người cao tuổi, những triệu chứng này sẽ làm tăng nguy cơ té ngã do phải vội vàng vào nhà vệ sinh. Người có tuổi thường bị xương yếu do loãng xương và do đó, té ngã sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ lớn tuổi bị bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ có nguy cơ bị chấn thương, rối loạn giấc ngủ cao hơn và sức khỏe tổng thể kém hơn so với những người không bị các vấn đề này. (2)

Nên đi khám khi có các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Nếu thường xuyên bị tiểu gấp và tiểu không tự chủ thì rất có thể bạn đã bị bàng quang tăng hoạt.

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt ở phụ nữ

Sự sụt giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh

Bàng quang tăng hoạt trong thời kỳ mãn kinh có thể là kết quả do sự thay đổi nồng độ estrogen. Estrogen là hormone sinh dục chính của phụ nữ. Phần lớn estrogen được tạo ra ở buồng trứng. Hormone này cần thiết cho chức năng tình dục và sinh sản. Estrogen còn ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan và hệ thống khác trong cơ thể, bao gồm cả các cơ vùng chậu và đường tiết niệu.

Trước khi mãn kinh, lượng estrogen ổn định giúp duy trì sức mạnh và sự linh hoạt của mô hỗ trợ các tạng trong vùng chậu như bàng qunag. Ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm đáng kể. Điều này khiến các mô hỗ trợ tạng chậu trở nên suy yếu. Nồng độ estrogen thấp còn góp phần làm tăng áp lực lên cơ xung quanh niệu đạo.

Những thay đổi về nồng độ hormone còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Nhiễm trùng đường tiết niệu có một số triệu chứng tương tự như bàng quang tăng hoạt. Nên đi khám khi nhận thấy những thay đổi về thói quen tiểu tiện.

Sinh con, chấn thương và các nguyên nhân khác

Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ phổ biến của các vấn đề về tiết niệu, gồm có bàng quang tăng hoạt và tiểu không tự chủ. Nhưng bàng quang tăng hoạt không chỉ xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi. Một số giai đoạn khác trong đời như mang thai và sinh nở cũng có thể gây ra những thay đổi ở âm đạo, cơ sàn chậu và dây chằng hỗ trợ bàng quang, dẫn đến bàng quang tăng hoạt.

Tổn thương thần kinh do bệnh tật và chấn thương cũng có thể làm xáo trộn sự truyền tín hiệu giữa não và bàng quang. Thuốc men, rượu bia và caffeine cũng có thể ảnh hưởng đến sự truyền tín hiệu đến não và khiến cơ bàng quang co thắt không tự chủ.

Cách kiểm soát bàng quang tăng hoạt

Triệu chứng điển hình của bàng quang tăng hoạt là buồn tiểu liên tục. Một triệu chứng khác là tiểu không tự chủ hay rò rỉ nước tiểu khi buồn tiểu. Có nhiều giải pháp để kiểm soát bàng quang tăng hoạt và giảm nguy cơ rò rỉ nước tiểu.

Phương pháp điều trị bước đầu cho hội chứng bàng quang tăng hoạt là các biện pháp tự khắc phục, gồm có:

  • Bài tập Kegel: Bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu, nhờ đó ngăn chặn các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang. Có thể phải sau 6 đến 8 tuần tập đều đặn thì mới bắt đầu có kết quả.
  • Rèn luyện bàng quang: tăng dần thời gian nhịn tiểu để kéo giãn khoảng cách giữa các lần đi vệ sinh trong ngày. Rèn luyện bàng quang giúp giảm tần suất đi tiểu và giảm nguy cơ tiểu không tự chủ.
  • Đi tiểu hai lần (double voiding): đi tiểu như bình thường, sau đó chờ vài phút rồi đi tiểu thêm một lần nữa để đảm bảo làm trống bàng quang hoàn toàn.
  • Miếng lót thấm hút nước tiểu: miếng lót ngăn nước tiểu thấm ra ngoài quần, giúp người bệnh thoải mái thực hiện các hoạt động hàng ngày hơn.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: thừa cân làm tăng áp lực lên bàng quang và giảm cân có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ sẽ kê thuốc nếu người bệnh đã thử các biện pháp kể trên mà không hiệu quả. Những loại thuốc này giúp làm giãn cơ bàng quang và cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.

Liệu pháp thay thế estrogen có giúp điều trị bàng quang tăng hoạt không?

Mặc dù sự sụt giảm lượng estrogen ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo nhưng liệu pháp estrogen không phải là phương pháp hiệu quả để điều trị bàng quang tăng hoạt. Hiện chưa có đủ bằng chứng khoa học chứng minh estrogen tại chỗ có thể điều trị bàng quang tăng hoạt. Liệu pháp hormone thay thế chưa được phê duyệt để điều trị bàng quang tăng hoạt cũng như tiểu không tự chủ. Nếu được dùng để điều trị bàng quang tăng hoạt hay tiểu không tự chủ thì cũng chỉ là hình thức sử dụng “ngoài hướng dẫn” (off-label).

Tuy nhiên, một số phụ nữ cho biết liệu pháp estrogen tại chỗ giúp kiểm soát tình trạng rò rỉ nước tiểu và tiểu gấp. Liệu pháp estrogen có thể giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường vùng mô xung quanh niệu đạo. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi thử liệu pháp thay thế hormone.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám khi có các triệu chứng dưới đây:

  • Đi tiểu nhiều hơn 8 lần mỗi ngày
  • Thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu
  • Bị rò rỉ nước tiểu nhiều lần
  • Các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt hoặc tiểu không tự chủ gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày

Đừng để bàng quang tăng hoạt gây cản trở cuộc sống hàng ngày. Có nhiều cách để điều trị bàng quang tăng hoạt và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Các biến chứng của bàng quang tăng hoạt (OAB)
Các biến chứng của bàng quang tăng hoạt (OAB)

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là một tình trạng mạn tính với các triệu chứng có thể làm gián đoạn các hoạt động bình thường vào ban ngày và gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm. Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu về thể chất, bàng quang tăng hoạt còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Mặc dù tình trạng này thường có thể điều trị được nhưng việc tìm ra phương pháp điều trị phù hợp có thể sẽ mất thời gian.

Phân biệt bàng quang thần kinh và bàng quang tăng hoạt
Phân biệt bàng quang thần kinh và bàng quang tăng hoạt

Bàng quang thần kinh là một thuật ngữ được dùng để chỉ hai vấn đề xảy ra do rối loạn hoạt động của các cơ và dây thần kinh trong bàng quang, đây là các cơ và dây thần kinh kiểm soát khả năng chứa và đào thải nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây