Tin tức Bệnh Tim Mạch

Mức triglyceride cao, HDL thấp hoặc LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng thường không gây triệu chứng rõ ràng cho đến khi trở nên nghiêm trọng. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến những tình trạng này là do thừa cân, yếu tố di truyền và tác dụng phụ của thuốc.

Mức triglyceride thấp thường không phải là vấn đề đáng lo ngại và đơn giản chỉ là do tiêu thụ ít chất béo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng tiềm ẩn liên quan đến tuyến giáp hoặc hệ tiêu hóa.

Triglyceride là một dạng chất béo lưu trữ năng lượng. Mức triglyceride trong máu thường cao hơn khi không nhịn ăn so với khi nhịn ăn. Cả hai mức này đều có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.

Khi đường huyết tăng, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin – hormone giúp đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng. Nếu đường huyết cao, mức triglyceride cũng sẽ tăng theo.

Lượng calo dư thừa mà cơ thể không sử dụng sẽ được lưu trữ dưới dạng triglyceride. Mức triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và viêm tụy.

Có một số loại thuốc có thể giúp làm giảm mức triglyceride trong máu nhưng cần kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống, chẳng hạn như duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng để phát huy hiệu quả của những thuốc này.

Mức triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh gan. Bạn có thể làm giảm triglyceride bằng cách sử dụng một số loại thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục.

Uống rượu dù chỉ ở mức vừa phải cũng có thể làm tăng mức triglyceride trong máu. Mức triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh gan.

Mức triglyceride cao có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động và một số bệnh lý có thể làm tăng triglyceride.

Ngoài các thực phẩm giàu chất béo, đồ uống có đường và rượu, có nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng và làm tăng mức triglyceride trong máu.

Mức triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Giảm lượng đường, carbohydrate và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn, kết hợp với tập thể dục thường xuyên và thay đổi thói quen ăn uống, có thể giúp giảm mức triglyceride.

Một số thực phẩm như đậu nành giàu isoflavone và cá béo có thể giúp giảm mức triglyceride trong máu.

Hen tim là tình trạng khó thở do ứ dịch trong phổi xảy ra do suy tim. Vì có triệu chứng giống hen suyễn nên tình trạng này có thể bị chẩn đoán nhầm.

Xơ gan tim là một bệnh lý gan nghiêm trọng có thể xảy ra do các vấn đề về tuần hoàn tim, chẳng hạn như suy tim. Cách tốt nhất để kiểm soát xơ gan tim là điều trị hiệu quả bệnh lý tim mạch nền dẫn đến tình trạng này.

Nước cam, thực phẩm bổ sung kali và đồ uống chứa caffein có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc chẹn beta. Bác sĩ sẽ tư vấn những thực phẩm an toàn tùy theo loại thuốc và tình trạng sức khỏe của bạn.

Nghiên cứu cho thấy kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất không chỉ để phòng ngừa bệnh tim mà còn giúp cải thiện một số yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Bệnh tim là một bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất để bảo vệ tim mạch.

Dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn tất cả các loại bệnh tim nhưng bạn có thể kiểm soát sức khỏe tim mạch bằng cách theo dõi thường xuyên để có thể điều chỉnh lối sống hoặc bắt đầu điều trị trước khi xảy ra biến chứng.

Bệnh viêm cơ tim là tình trạng tim bị tổn thương do virus tấn công cơ tim, gây viêm và làm gián đoạn các đường dẫn truyền điện. Viêm cơ tim hầu như không gây ra triệu chứng và có thể tự hết. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng như suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.

Tình trạng viêm mạn tính do vảy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng và chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ này.

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở một hoặc cả hai phổi. Tim và phổi có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó, khi bị viêm phổi, hoạt động của tim cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Dái tai thường trơn nhẵn, nhưng nếu có một nếp gấp, đường thẳng hoặc nếp nhăn cắt ngang dái tai, đó có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành (CAD)

Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, nguy cơ bạn bị bệnh có thể cũng sẽ cao hơn do yếu tố di truyền. Mặc dù các yếu tố môi trường cũng góp phần đáng kể nhưng việc xét nghiệm các bệnh tim di truyền vẫn là điều cần thiết.

Bệnh tim là một trong những bệnh thường gặp nhất ở nam giới hiện nay. Không phải lúc nào bệnh tim cũng có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Do đó, cần nhận biết sớm các dấu hiệu cũng như yếu tố nguy cơ gây bệnh tim để được điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Căng thẳng tạm thời có thể có lợi, giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn khi đối mặt với nguy hiểm. Tuy nhiên, căng thẳng mãn tính có thể là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim.

Bệnh tim bao gồm các tình trạng ảnh hưởng đến tim như bệnh động mạch vành và rối loạn nhịp tim. Bác sĩ có thể sử dụng nhiều xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh tim.

Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do sự suy giảm nhanh chóng của nồng độ estrogen.

Estrogen là một hormone thường liên quan đến sinh sản và các đặc điểm giới tính, nhưng cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đàn hồi của mạch máu, cân bằng cholesterol và chống viêm, giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Bệnh tim bẩm sinh tím (CCHD) là một tình trạng xuất hiện ngay từ khi sinh ra, làm giảm mức oxy trong máu xuống thấp, thường biểu hiện triệu chứng tím tái, tức là da có màu xanh tím.

Trẻ em và thanh thiếu niên có thể mắc nhiều loại bệnh tim khác nhau. Một số bệnh đã bị ngay từ khi sinh ra, trong khi những bệnh khác có thể mắc phải do nhiễm trùng hoặc các yếu tố khác.