Mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do sự suy giảm nhanh chóng của nồng độ estrogen.
Hình ảnh 124 Mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Mãn kinh sớm (xảy ra trước 45 tuổi) đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Estrogen đóng vai trò bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến các yếu tố nguy cơ gây các vấn đề tim mạch như tăng cholesterol, tăng huyết áp, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Đối với những người bị mãn kinh sớm (trước 40 tuổi), các thay đổi này diễn ra trong thời gian dài hơn, nguy cơ mắc bệnh tim cũng tăng cao hơn.

Mãn kinh sớm có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim không?

Mãn kinh sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu năm 2021 dựa trên dữ liệu từ 9.374 phụ nữ sau mãn kinh đã xem xét mối liên hệ giữa mãn kinh sớm, bệnh tiểu đường tuýp 2 và nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD).

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những phụ nữ trải qua mãn kinh sớm (trước 45 tuổi) sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt là nếu cũng mắc tiểu đường tuýp 2.

Đối với bệnh động mạch vành, đột quỵ, xơ vữa động mạch và suy tim, nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ tiền mãn kinh cao hơn 1,09 đến 1,1 lần so với phụ nữ sau mãn kinh. Những người bị mãn kinh sớm và mắc tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ còn cao hơn, dao động từ 1,18 đến 1,21 lần.

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

Nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên ở phụ nữ mãn kinh sớm chủ yếu do sự thay đổi của các hormone sinh dục, đặc biệt là estradiol. Các hormone này giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách duy trì độ đàn hồi của mạch máu, điều hòa cholesterol và kiểm soát huyết áp.

Sự suy giảm hormone trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến mạch máu kém linh hoạt hơn, huyết áp tăng và mất cân bằng cholesterol, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

Những người mãn kinh sớm phải đối mặt với những rủi ro này trong thời gian dài hơn, nguy cơ mắc bệnh tim suốt đời cũng cao hơn so với những người mãn kinh ở độ tuổi trung bình (50–52 tuổi).

Mỗi năm mãn kinh đến sớm hơn, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng thêm 3%.

Tích tụ mỡ vùng bụng và tình trạng kháng insulin cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch trong giai đoạn này.

Các triệu chứng mãn kinh có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch không?

Các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm và trầm cảm có thể làm gia tăng các yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề tim mạch.

Nhiều triệu chứng này có thể gây gián đoạn giấc ngủ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu trong chương trình Study of Women’s Health Across the Nation đã phát hiện rằng chứng mất ngủ kéo dài và thiếu ngủ trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở tuổi sau này.

Trong nghiên cứu, những phụ nữ bị mất ngủ kéo dài (23% số người tham gia) có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nguy cơ này cũng tăng ở những người ngủ ít (14%), dù mức độ thấp hơn. Nguy cơ cao nhất—tăng từ 70% đến 75%—được quan sát thấy ở những phụ nữ vừa bị mất ngủ kéo dài vừa ngủ ít.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2013 trên phụ nữ sau mãn kinh cho thấy những người bị mất ngủ nghiêm trọng có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn 38% trong vòng 10 năm.

Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị các rối loạn giấc ngủ trong thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài.

Cách bảo vệ sức khỏe tim mạch khi bị mãn kinh sớm

Nếu bạn bị mãn kinh sớm, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe tim mạch để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (CVD).

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:

  • Theo dõi huyết áp: Sự thay đổi hormone và quá trình lão hóa có thể làm tăng huyết áp sau mãn kinh. Kiểm tra huyết áp thường xuyên và áp dụng lối sống lành mạnh hoặc sử dụng thuốc khi cần thiết để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Duy trì chế độ ăn tốt cho tim mạch: Tập trung vào thực phẩm giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, protein lành mạnh và chất béo omega-3. Chế độ ăn này giúp kiểm soát mức cholesterol, duy trì cân nặng hợp lý và giảm lượng muối để điều hòa huyết áp.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị tập ít nhất 150 phút với cường độ trung bình mỗi tuần. Vận động thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, giảm mỡ cơ thể và tăng độ linh hoạt của động mạch.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến các hành vi không lành mạnh như ăn uống mất kiểm soát hoặc hút thuốc. Bạn có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc hít thở sâu để kiểm soát căng thẳng.
  • Quản lý cân nặng: Khoảng 60%–70% phụ nữ bị tăng cân trong thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là mỡ bụng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn có thể duy trì cân nặng hợp lý bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Kiểm tra chỉ số mỡ máu: Mãn kinh có thể làm tăng mức cholesterol LDL (“cholesterol xấu”). Hãy tiến hành kiểm tra định kỳ để theo dõi những thay đổi này, đồng thời bác sĩ có thể đề xuất điều chỉnh chế độ ăn hoặc sử dụng thuốc nếu cần.
  • Hạn chế rượu bia và bỏ thuốc lá: Hút thuốc và uống rượu quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tránh thuốc lá và hạn chế rượu bia có thể góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Ưu tiên giấc ngủ chất lượng: Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc bốc hỏa ban đêm có thể làm gia tăng căng thẳng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nên ngủ từ 7–9 tiếng mỗi đêm và áp dụng các biện pháp thư giãn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp vấn đề về giấc ngủ.

Khám sức khỏe định kỳ trong giai đoạn mãn kinh giúp theo dõi các thay đổi về mỡ máu và nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim mạch để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Kết luận

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, nguy cơ này tăng cao đáng kể sau mãn kinh.

Mãn kinh sớm có thể đẩy làm nguy cơ này tăng nhanh hơn do sự suy giảm estrogen—hormone giúp bảo vệ tim mạch trong giai đoạn sinh sản. Khi estrogen giảm, cholesterol, huyết áp và mỡ cơ thể thường cũng bị tăng lên, góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Để kiểm soát các nguy cơ và bảo vệ sức khỏe tim mạch, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục, thực hiện chế độ ăn cân bằng và trong một số trường hợp, có thể cần sử dụng thêm thuốc.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có đột quỵ. Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (the American Stroke Association), những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với những người không bị tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường còn có nguy cơ bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn và tiên lượng kém hơn.

Nên ăn gì và tránh gì nếu có nguy cơ bị bệnh cơ tim phì đại
Nên ăn gì và tránh gì nếu có nguy cơ bị bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là một bệnh tim di truyền làm các cơ ở thành tâm thất trái dày lên, làm hạn chế khả năng bơm máu của tim. Người có nguy cơ mắc HCM nên duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao sức khoẻ tim mạch, đặc biệt là thực hiện chế độ ăn cân bằng.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh van tim
Yếu tố nguy cơ gây bệnh van tim

Bệnh van tim là tình trạng một hoặc nhiều van tim bị ảnh hưởng, làm suy giảm chức năng bơm máu của tim.
Mỗi loại bệnh van tim đều có nguyên nhân và yếu tố nguy cơ riêng. Thực hiện các biện pháp để kiểm soát các yếu tố nguy cơ không do di truyền sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh van tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây