Tin tức Bệnh Tim Mạch
Tuổi tác, giới tính và kích thước cơ thể có thể ảnh hưởng đến kích thước của tâm nhĩ trái, nhưng tâm nhĩ trái phì đại thường là dấu hiệu của vấn đề về sức khỏe.
Đôi khi bạn có thể cảm thấy tim mình đập nhanh, mạnh hơn bình thường hoặc rung lên trong lồng ngực. Đây được gọi là tình trạng đánh trống ngực. Khi bị đánh trống ngực, bạn có thể cảm nhận rõ nhịp đập của tim. Đau đầu cũng rất dễ nhận biết. Đau đầu gây khó chịu và cản trở các hoạt động thường ngày.
Một số nghiên cứu cho thấy tập yoga có tác động tích cực đến mức cholesterol và nhờ đó góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hút thuốc không chỉ gây hại cho phổi mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các hóa chất trong khói thuốc lá gây tổn thương và viêm mạch máu. Khi bỏ thuốc lá, các mạch máu sẽ dần phục hồi và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về tác hại của việc hút thuốc lá đến hệ tim mạch.
U vàng mi mắt (xanthelasma) là tình trạng cholesterol tích tụ tạo thành những nốt màu vàng quanh mắt gần mũi. Tình trạng này là kết quả của mỡ máu cao (tăng lipid máu). Các phương pháp điều trị gồm có thủ thuật cắt bỏ, áp hóa chất, áp lạnh và điều trị bằng laser.
Sarcoma mạch máu là một loại sarcoma mô mềm hiếm gặp, xảy ra ở nội mạc mạch máu và mạch bạch huyết (lớp tế bào mỏng ở bề mặt bên trong của mạch). Mặc dù có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng sarcoma mạch máu thường xảy ra ở da, vú, gan và lá lách. Sarcoma mạch máu phát triển rất nhanh.

Mất nước có thể gây mất cân bằng điện giải và tình trạng này có thể gây đánh trống ngực. Mất nước cò khiến tim phải làm việc nhiều hơn, điều này làm tăng nhịp tim và tăng nguy cơ đánh trống ngực.

Đánh trống ngực vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe như rối loạn lo âu và hạ đường huyết. Tình trạng này cũng có thể là do sử dụng các chất như caffeine hoặc uống rượu.

Đánh trống ngực có thể xảy ra khi bạn di chuyển, ngồi, nằm hoặc đứng yên và có thể chỉ kéo dài trong vài giây. Thay đổi lối sống hoặc một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn ngăn hoặc giảm tình trạng đánh trống ngực.

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Mặc dù bạn có thể chọn bất kỳ bài tập nào mà bạn thích, vận động dù nhẹ nhàng vẫn tốt hơn là không vận động nhưng có một số bài tập đặc biệt có lợi cho tim mạch.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục đều đặn không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch mà còn có thể giải quyết một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Khi nhắc đến lợi ích của việc tập thể dục, nhiều người nghĩ ngay đến giảm cân và có cơ bắp săn chắc. Tuy nhiên, tập thể dục còn mang lại một lợi ích lớn hơn thế, đó là giữ cho trái tim khỏe mạnh.

Đánh trống ngực là khi bạn cảm nhận được sự thay đổi bất thường của nhịp tim, chẳng hạn như tim đập bỏ nhịp, đập quá nhanh hoặc quá mạnh. Tình trạng này thường vô hại và tự hết mà không cần điều trị, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Statin làm giảm mức cholesterol và còn giúp điều trị một số vấn đề sức khỏe khác.
Bệnh tiểu đường và cholesterol cao thường xảy ra cùng nhau. Lượng đường và cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát cả hai vấn đề này.

Niacin là một loại vitamin B có lợi cho toàn bộ cơ thể, từ não cho đến làn da. Bạn có thể bổ sung niacin từ thịt, cá và các loại hạt hoặc dùng viên uống bổ sung.

Nghiên cứu cho thấy statin có thể giúp hạ huyết áp bằng cách làm giảm một số yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, chẳng hạn như xơ vữa động mạch và viêm. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị tăng huyết áp vẫn có hiệu quả cao hơn.

Statin là một nhóm thuốc được dùng cho những người bị cholesterol máu cao. Nhóm thuốc này tác động đến quá trình sản xuất cholesterol trong gan và từ đó giúp làm giảm nồng độ LDL cholesterol (cholesterol xấu) trong máu.

Cholesterol được tạo ra bên trong cơ thể và có nhiều chức năng quan trọng. Ví dụ, cholesterol giúp giữ cho thành của các tế bào luôn linh hoạt và đây cũng là vật liệu cần thiết để tạo ra một số loại hormone. Tuy nhiên, nồng độ cholesterol trong máu quá cao sẽ gây ra nhiều vấn đề.

Cơ thể chúng ta cần cholesterol cho nhiều chức năng quan trọng, gồm có sản xuất hormone, vitamin D và hỗ trợ tiêu hóa. Gan có thể tạo ra đủ lượng cholesterol cần thiết để đáp ứng những chức năng này. Tuy nhiên, cơ thể còn hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, đặc biệt là thịt và các sản phẩm từ sữa. Nếu bạn ăn nhiều những thực phẩm này và có các yếu tố nguy cơ, nồng độ cholesterol trong máu có thể tăng lên theo thời gian.

Một số nghiên cứu cho thấy uống bổ sung vitamin D có thể cải thiện mức cholesterol. Có đúng là như vậy hay không?

Không phải loại chất béo nào cũng gây hại và thậm chí một số còn có lợi nên thay vì cố gắng loại bỏ toàn bộ chất béo ra khỏi chế độ thì nên tìm hiểu và lựa chọn đúng loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày.

Những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp đôi so với dân số nói chung. Và ở những người bị tiểu đường type 2, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Có nhiều cách giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiểu được mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch là bước đầu tiên để phòng ngừa.

Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành động mạch cao hơn mức bình thường. Tình trạng này còn được gọi là tăng huyết áp. Theo thời gian, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, gồm có bệnh tim và đột quỵ.


Sốt thấp khớp là biến chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra do phản ứng miễn dịch bất thường. Bệnh thấp tim là biến chứng của sốt thấp khớp, có đặc trưng là tổn thương van tim.

Khi nhắc đến tác hại của mất ngủ, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến tình trạng buồn ngủ và uể oải vào ban ngày. Đó là những tác hại xảy ra đầu tiên và có thể nhìn thấy rõ nhất nhưng mất ngủ không chỉ gây ra những vấn đề như vậy. Theo thời gian, tình trạng mất ngủ kéo dài còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể, bao gồm cả tim và mạch máu. Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Tăng huyết áp không được coi là một loại bệnh tim mạch nhưng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Cholesterol máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Một trong những điều đầu tiên cần làm gì khi bị cholesterol cao là điều chỉnh chế độ ăn uống. Tăng chất xơ hòa tan và giảm chất béo bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol.