1

Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.
Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp

Thận có vai trò gì trong cơ thể? Điều gì xảy ra khi thận không hoạt động bình thường?

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nội môi. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa khỏi máu. Thận loại bỏ các chất này qua nước tiểu. Nước tiểu được tạo ra thông qua một quá trình gồm nhiều bước gồm có bài tiết và tái hấp thu.

Cụ thể, thận bài tiết chất độc và thuốc trong khi tái hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, thận loại bỏ axit do các tế bào của cơ thể tạo ra. Thận còn giúp duy trì sự cân bằng các chất điện giải, gồm có natri, kali, canxi và phốt pho.

Ngoài ra, thận còn đảm nhiệm các chức năng khác, chẳng hạn như tạo ra các hormone điều hòa huyết áp và thúc đẩy sự sản xuất hồng cầu. Thận còn giúp sản xuất vitamin D – một loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe của xương.

Thận không hoạt động bình thường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng thận bị tổn thương và suy giảm chức năng được gọi là suy thận. Suy thận có thể dẫn đến rối loạn điện giải cũng như tích tụ độc tố và nước dư thừa trong máu.

Ngoài ra, suy thận còn có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất các hormone giúp ổn định huyết áp và sản sinh hồng cầu. Điều này sẽ dẫn đến tăng huyết áp và thiếu máu.

Bệnh tiểu đường và cao huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến chức năng mạn?

Lượng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường sẽ dần làm hỏng các mạch máu trong thận. Điều này sẽ dẫn đến tổn thương thận và chức năng thận suy giảm có thể gây cao huyết áp. Mặt khác, theo thời gian cao huyết áp cũng sẽ phá hỏngg các mạch máu của thận và khiến thận ngày càng bị tổn thương nặng thêm.

Nguy cơ bị suy thận mạn khi mắc bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp có cao không?

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ, cứ 3 người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 lại có khoảng 1 người bị suy thận mạn. Như vậy là người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị suy thận mạn. Nguy cơ cũng khá cao ở những người bị cao huyết áp. Cứ 5 người bị cao huyết áp thì có khoảng 1 người bị suy thận mạn.

Kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp sẽ giúp giảm nguy cơ suy thận mạn. Ngoài ra, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và hạn chế stress cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn. Những người hút thuốc lá nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ.

Suy thận mạn có những triệu chứng nào?

Các giai đoạn đầu của suy thận mạn thường không có triệu chứng hoặc các triệu chứng không đặc hiệu. Khi sang các giai đoạn sau, bệnh thường gây ra các thay đổi về thói quen đi tiểu, ví dụ như tăng hoặc giảm lượng nước tiểu. Ngoài ra, suy thận mạn còn có các triệu chứng về tiêu hóa như:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Chán ăn
  • Các triệu chứng khác của suy thận mạn còn có:
  • Sưng phù, thường là ở mắt cá chân và bàn chân
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Da khô, ngứa
  • Co thắt cơ, chuột rút
  • Đau ngực
  • Hụt hơi

Người mắc bệnh suy thận mạn còn có thể bị cao huyết áp hoặc thiếu máu.

Suy thận mạn có ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết không?

Một số loại thuốc điều trị tiểu đường không dùng được cho người bị suy thận mạn và điều này có thể khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, khi chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, nồng độ urê trong máu sẽ tăng cao. Mức urê cao cũng sẽ gây cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Suy thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp?

Thận tạo ra hormone renin và angiotensin, các hormone này giúp điều hòa huyết áp. Khi thận bị tổn thương, cơ thể sẽ không có đủ những hormone này và dẫn đến tăng huyết áp.

Ngoài ra, thận có chức năng loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể, điều này cũng giúp ổn định huyết áp. Ở những người bị suy thận mạn, thận mất khả năng duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và kết quả là huyết áp tăng cao.

Kiểm soát đường huyết và huyết áp có giúp kiểm soát suy thận mạn không?

Việc kiểm soát đường huyết và huyết áp sẽ giúp kiểm soát suy thận mạn. Phạm vi đường huyết khuyến nghị là 80 đến 130 mg/dL trước bữa ăn và dưới 180 mg/dL sau bữa ăn 2 giờ.

Mức huyết áp khuyến nghị là dưới 140/90 mmHg (huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90 mm Hg). Tuy nhiên, mức huyết áp và đường huyết cần duy trì ở mỗi người là khác nhau. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Các cách khác để kiểm soát suy thận mạn

Ở người mắc bệnh tiểu đường, duy trì lượng đường trong máu trong phạm vi khuyến nghị sẽ giúp kiểm soát suy thận mạn. Tương tự, ở những người bị cao huyết áp, giữ ổn định huyết áp ở mức khỏe mạnh là điều quan trọng nhất để kiểm soát suy thận mạn. Để kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp, điều quan trọng là phải dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe thận, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc không kê đơn phổ biến như ibuprofen và naproxen có thể gây hại cho thận nếu sử dụng quá thường xuyên.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cũng là những điều cần thiết để kiểm soát suy thận mạn. Người bệnh nên:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, hạn chế các loại thực phẩm gây hại cho thận
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không hút thuốc lá

Thuốc trị cao huyết áp hoặc tiểu đường có giúp điều trị suy thận mạn không?

Hai loại thuốc điều trị cao huyết áp phổ biến là thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) có thể giúp làm giảm áp lực máu trong các mạch máu của thận và ngăn rò rỉ protein từ thận. Dùng các loại thuốc này khi bị suy thận mạn sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: liên hệ
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh đa u tủy và suy thận
Mối liên hệ giữa bệnh đa u tủy và suy thận

Suy thận là một biến chứng phổ biến của bệnh đa u tủy. Phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến thận. Có nhiều phương pháp để ngăn ngừa và điều trị tổn thương thận do ung thư gây ra.

Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và suy thận
Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và suy thận

Tình trạng viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận.

Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm gan C và suy thận
Mối liên hệ giữa bệnh viêm gan C và suy thận

Mặc dù viêm gan là một vấn đề về gan nhưng bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về thận, chẳng hạn như suy thận cấp và suy thận mạn.

Mối liên hệ giữa suy thận và suy tim
Mối liên hệ giữa suy thận và suy tim

Những người bị suy thận có nguy cơ cao bị suy tim và ngược lại. Khi mắc một trong hai bệnh lý này, điều trị bằng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh còn lại.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây