Mối liên hệ giữa suy thận và suy tim
Nhiều người bị suy tim còn gặp các vấn đề sức khỏe khác, trong đó có suy thận.
Chức năng tim có ảnh hưởng đến chức năng thận và ngược lại. Khi một trong hai cơ quan này bị tổn thương thì cơ quan còn lại cũng sẽ xảy ra vấn đề nếu như không được can thiệp điều trị.
Bài viết dưới đây sẽ giải thích mối liên hệ giữa hai cơ quan này và cách bảo vệ thận khi bị suy tim.
Tại sao suy thận và suy tim xảy ra cùng lúc?
Bị suy thận sẽ làm tăng nguy cơ suy tim và ngược lại, những người bị suy tim cũng có nguy cơ bị suy thận cao hơn.
Tổn thương một trong hai cơ quan này có thể dẫn đến vấn đề ở cơ quan còn lại.
Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ của cả suy tim và suy thận. Cao huyết áp cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều người gặp vấn đề với cả hai cơ quan cùng một lúc.
Có hai lý do chính khiến suy thận dẫn đến tim và ngược lại.
Suy tim làm giảm lưu lượng đến thận và dẫn đến tổn thương thận
Suy tim có nghĩa là tim không còn bơm máu hiệu quả và máu sẽ tích tụ trong tim thay vì được bơm đi khắp cơ thể. Điều này làm tăng áp lực máu trong tĩnh mạch chính nối với thận và có thể dẫn đến tắc nghẽn máu trong thận.
Sự gia tăng huyết áp có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp. Cuối cùng, tình trạng này làm cho các mạch máu yếu đi và dẫn đến tổn thương các cơ quan.
Ngoài ra, khi khả năng bơm máu của tim bị suy giảm, thận sẽ không được cung cấp đủ máu giàu oxy.
Suy thận làm tăng huyết áp và gây tổn thương tim
Khi các mạch máu trong thận bị tổn thương, thận sẽ không thể thực hiện tốt chức năng lọc máu để loại bỏ chất thải và nước dư thừa. Điều này làm tăng lượng nước trong máu, dẫn đến huyết áp tăng cao và khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
Ngoài ra, khi thận bị suy yếu, hệ nội tiết vốn chịu trách nhiệm điều hòa huyết áp sẽ phải tăng cường hoạt động để cố gắng duy trì lượng máu đến thận. Điều này khiến tim phải co bóp mạnh hơn để chống lại áp lực tăng cao trong động mạch. Sau một thời gian phải hoạt động quá mức, cơ tim sẽ bị tồn thương và suy yếu.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh thận và bệnh tim
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận và bệnh tim gồm có:
Yếu tố nguy cơ | Bệnh thận | Bệnh tim |
Bệnh tiểu đường |
✓ | ✓ |
Cao huyết áp |
✓ | ✓ |
Tiền sử gia đình mắc bệnh |
✓ | ✓ |
Bệnh lupus |
✓ | |
Chủng tộc và sắc tộc |
✓ |
✓ |
Cholesterol cao | ✓ | ✓ |
Hút thuốc | ✓ | ✓ |
Béo phì | ✓ | ✓ |
Uống nhiều rượu bia | ✓ | ✓ |
Nam giới 45 tuổi trở lên hoặc nữ giới 55 tuổi trở lên | ✓ |
Người bị suy tim cần làm những xét nghiệm nào để kiểm tra chức năng thận?
Những người bị suy tim nên làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chức năng thận.
Xét nghiệm máu đo nồng độ creatinin (một chất thải được tạo ra từ quá trình phân hủy mô cơ). Chỉ số creatinin sẽ được sử dụng kết hợp với tuổi tác và giới tính để tính độ lọc cầu thận (glomerular filtration rate - GFR). GFR là chỉ số phản ánh chính xác nhất về chức năng thận. Có nhiều công thức tính GFR và một số còn tính đến cả chủng tộc và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Xét nghiệm nước tiểu đo nồng độ albumin. Albumin là một loại protein trong máu. Bình thường, thận sẽ giữ lại albumin khi lọc máu nhưng khi thận bị tổn thương, albumin sẽ rò rỉ vào nước tiểu.
Ngoài ra còn cần thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm thận hoặc chụp cộng hưởng từ (CT) để kiểm tra tắc nghẽn hoặc các bất thường khác.
Điều trị suy thận khi bị suy tim
Các phương pháp dưới đây có thể giúp ngăn thận tổn thương thêm và bảo tồn chức năng thận ở người bị suy tim:
- Điều trị bằng thuốc, ví dụ như thuốc lợi tiểu để tăng bài tiết nước tiểu, nhờ đó giảm tích tụ nước trong cơ thể và giảm huyết áp
- Xét nghiệm máu thường xuyên để đo nồng độ creatinin và theo dõi chức năng thận
- Thực hiện chế độ ăn uống tốt cho tim mạch và thận (chọn chất béo tốt, hạn chế natri)
- Tập thể dục thường xuyên
- Không hút thuốc lá
- Không uống nhiều rượu
Phòng ngừa suy thận khi bị suy tim
Những người bị suy tim có thể thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ thận và giảm nguy cơ suy thận:
- Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng tim và thận
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, ít natri.
- Giữ huyết áp ở mức khỏe mạnh (dưới 140/90mmHg).
- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu nếu bị bệnh tiểu đường.
- Duy trì mức cholesterol khuyến nghị
- Dùng đầy đủ các loại thuốc theo chỉ định.
- Giữ cân nặng khỏe mạnh.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.
Tóm tắt bài viết
Những người bị suy thận có nguy cơ cao bị suy tim và ngược lại. Khi mắc một trong hai bệnh lý, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt tình trạng bằng cách dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn và lối sống để tránh mắc phải bệnh còn lại
Suy thận là một biến chứng phổ biến của bệnh đa u tủy. Phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến thận. Có nhiều phương pháp để ngăn ngừa và điều trị tổn thương thận do ung thư gây ra.
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.
Tình trạng viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận.
Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.
Mặc dù viêm gan là một vấn đề về gan nhưng bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về thận, chẳng hạn như suy thận cấp và suy thận mạn.