1

Xét nghiệm creatinin máu là gì?

Creatinin là một trong những chất mà thận loại bỏ khỏi cơ thể. Đo nồng độ creatinin trong máu sẽ giúp kiểm tra chức năng thận.
Xét nghiệm creatinin máu là gì? Xét nghiệm creatinin máu là gì?

Xét nghiệm creatinin máu là gì?

Xét nghiệm creatinin máu là phương pháp đo nồng độ creatinin trong máu. Creatinin là một sản phẩm thải hình thành khi creatine trong cơ bị thoái hóa. Nồng độ creatinin trong máu là dấu hiệu cho thấy mức độ hoạt động của thận.

Mỗi bên thận có hàng triệu đơn vị lọc máu nhỏ được gọi là nephron. Các nephron liên tục lọc máu qua một cụm mạch máu rất nhỏ được gọi là cầu thận. Những cấu trúc này lọc các chất thải, nước thừa và tạp chất khác ra khỏi máu. Các chất này tích lại trong bàng quang và sau đó được thải ra ngoài khi đi tiểu.

Creatinin là một trong những chất mà thận loại bỏ khỏi cơ thể. Đo nồng độ creatinin trong máu sẽ giúp kiểm tra chức năng thận. Nồng độ creatinin cao là dấu hiệu cho thấy rằng rất có thể thận đang bị tổn thương và không hoạt động bình thường.

Xét nghiệm creatinin máu thường được thực hiện cùng với một số xét nghiệm khác, trong đó có xét nghiệm ure máu (BUN) và xét nghiệm bảng chuyển hóa cơ bản (BMP) hoặc bảng chuyển hóa toàn diện (CMP). Những xét nghiệm này có thể được thực hiện trong những buổi khám sức khỏe định kỳ thông thường để chẩn đoán một số bệnh và kiểm tra các vấn đề xảy ra với chức năng thận.

Tại sao cần xét nghiệm creatinin máu?

Xét nghiệm creatinin máu được thực hiện nhằm đánh giá nồng độ creatinin trong những trường hợp có các dấu hiệu của bệnh thận. Những dấu hiệu này gồm có:

  • Người mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Chán ăn
  • Sưng phù mặt, cổ tay, mắt cá chân hoặc phình bụng
  • Đau ở vùng thắt lưng gần thận
  • Thay đổi về lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu
  • Cao huyết áp
  • Buồn nôn và nôn mửa

Các vấn đề về thận có thể còn liên quan đến các bệnh hoặc vấn đề về sức khỏe khác như:

  • Viêm cầu thận, là tình trạng mà cầu thận bị viêm nhiễm
  • Viêm thận, là bệnh mà thận bị nhiễm vi khuẩn
  • Bệnh tuyến tiền liệt, ví dụ như phì đại tuyến tiền liệt
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu, có thể là do sỏi thận
  • Giảm lưu lượng máu đến thận, có thể do suy tim sung huyết, tiểu đường hoặc mất nước
  • Các tế bào thận bị chết do lạm dụng thuốc
  • Các bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn, chẳng hạn như viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu

Các loại thuốc nhóm aminoglycoside, như gentamicin (Garamycin, Gentasol) cũng có thể gây tổn thương thận. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc này thì bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm creatinin máu thường xuyên để theo dõi tình trạng của thận.

Chuẩn bị trước xét nghiệm

Bạn không cần phải chuẩn bị gì nhiều trước khi xét nghiệm creatinin máu và không cần phải nhịn ăn. Có thể và nên ăn, uống như bình thường để có kết quả chính xác.

Tuy nhiên, cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào, cả kê đơn và không kê đơn mà bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể làm tăng lượng creatinin dù không gây tổn thương thận và can thiệp đến kết quả xét nghiệm. Đặc biệt, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng:

  • cimetidine (Tagamet, Tagamet HB)
  • thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ như aspirin (Bayer) hoặc ibuprofen (Advil), (Midol)
  • thuốc hóa trị
  • thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin, như cephalexin (Keflex) hay cefuroxime (Ceftin)

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tạm thời ngừng dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều trước khi xét nghiệm. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ căn cứ theo loại thuốc bạn dùng để đánh giá kết quả xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm creatinin máu

Xét nghiệm creatinin máu là một quy trình đơn giản chỉ đòi hỏi lấy một mẫu máu nhỏ.

Trước tiên, bác sĩ sẽ buộc dây garo quanh bắp tay và sát trùng vị trí lấu máu. Mục đích của bước này là để làm cho các tĩnh mạch phồng lên và xác định tĩnh mạch được dễ dàng hơn.

Khi tìm thấy tĩnh mạch, bác sĩ sẽ đưa đầu kim tiêm vào để lấy máu. Vị trí lấy máu đa phần đều nằm ở gần nếp gấp khuỷu tay. Bạn sẽ thấy hơi nhói khi kim xuyên qua da nhưng không đau. Sau khi lấy đủ máu, bác sĩ sẽ rút kim và ấn bông lên. Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả sẽ có trong vòng vài ngày sau đó.

Xét nghiệm creatinin máu là quy trình xét nghiệm an toàn, có rất ít rủi ro nhưng đôi khi vẫn xảy ra một số vấn đề không mong muốn như:

  • Ngất khi nhìn thấy máu
  • Chóng mặt
  • Đau nhức hoặc đỏ tại vị trí đâm kim
  • Bầm tím
  • Nhiễm trùng

Tuy nhiên, những vấn đề này rất hiếm khi xảy ra.

Kết quả xét nghiệm creatinin máu

Nồng độ creatinin máu được đo bằng miligam trên mỗi decilít (mg/dL). Những người có nhiều cơ bắp thường có nồng độ creatinin cao hơn. Kết quả cũng sẽ có sự khác biệt tùy theo độ tuổi và giới tính.

Tuy nhiên, nói chung thì chỉ số creatinin bình thường dao động trong khoảng từ 0,9 đến 1,3mg/dL ở nam giới và 0,6 đến 1,1mg/dL ở phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi. Còn trên 60 tuổi thì mức bình thường là gần như giống như ở cả hai giới.

Chỉ số creatinin trong máu cao cho thấy thận không hoạt động bình thường.

Chỉ số này có thể tăng nhẹ hoặc cao hơn bình thường do các nguyên nhân:

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Chế độ ăn nhiều protein
  • Cơ thể mất nước
  • Vấn đề về thận, chẳng hạn như tổn thương thận hoặc nhiễm trùng
  • Giảm lưu lượng máu đến thận do sốc, suy tim sung huyết hoặc biến chứng bệnh tiểu đường

Nếu creatinin trong máu tăng quá cao và nguyên nhân do tổn thương thận cấp hoặc mạn tính thì nồng độ sẽ không tự giảm cho đến khi vấn đề được điều trị. Nếu chỉ tăng tạm thời hoặc tăng do mất nước, chế độ ăn rất nhiều protein hoặc sử dụng thực phẩm chức năng thì chỉ cần ngừng hoặc khắc phục những nguyên nhân này là đủ để làm giảm lượng creatinin. Ngoài ra, ở những người lọc máu ngoài thận, nồng độ creatinin thường giảm xuống sau mỗi lần điều trị.

Nồng độ creatinin thấp là điều rất ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra do một số vấn đề gây giảm khối cơ trong cơ thể. Những vấn đề này đa phần đều không đáng lo ngại.

Nói chung, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số creatinin máu bất thường thì cũng chưa cần lo lắng vội vì kết quả ở các phòng thí nghiệm có thể có sự chênh lệch nhẹ. Bạn nên hỏi bác sĩ để được giải thích chi tiết hơn và tư vấn về cách điều trị. Nếu vẫn còn lo lắng thì có thể xét nghiệm thêm để xác nhận kết quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.

Vai trò của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Vai trò của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt tạo ra một loại protein gọi là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt liệt (prostate-specific antigen – PSA). Ở những nam giới khỏe mạnh, trong máu chỉ có một lượng nhỏ PSA.

Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PSA tự do đôi khi được thực hiện thay cho sinh thiết nếu mức PSA tăng nhẹ. Xét nghiệm PSA tự do cũng có thể được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển của ung thư trong những trường hợp ung thư tái phát sau điều trị.

Xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PCA3 trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PCA3 đo nồng độ kháng nguyên ung thư tuyến tiền liệt 3 (prostate cancer antigen 3) – một gen tồn tại với nồng độ cao trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Khác với PSA, mức PCA3 cao không xảy ra với phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt hay các vấn đề khác về tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm giúp phát hiện hoặc theo dõi các vấn đề sức khỏe biểu hiện qua nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây